Tiếng Việt thời LM de Rhodes: các từ chỉ màu sắc như ‘mùi xanh, sắc xanh, sắc biếc’ (phần 18)

Linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn Phép giảng tám ngày

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanhbiếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân. Tên gọi Thúy nghĩa là màu xanh lục, một tên thường đặt cho phái nữ. Từ ‘xanh’ hiện nay lại mang thêm một nghĩa thời thượng và đặc biệt liên hệ đến môi trường sạch (không ô nhiễm, không bị đen), khác xa với nét nghĩa nguyên thủy và cơ bản của xanh từ thời cổ đại. Đảng Xanh (Green party/A) cũng xuất hiện ở các nước tân tiến với đại học xanh, kỹ nghệ xanh, môn hóa học xanh (Green chemistry) và phong trào “ngày chủ nhật xanh” vào năm nay (2019) ở VN. Bài này giới hạn vào các nét nghĩa của xanh/thanh, đặc biệt là cách dùng mắt xanh trong tiếng Việt. Tiếp tục đọc “Tiếng Việt thời LM de Rhodes: các từ chỉ màu sắc như ‘mùi xanh, sắc xanh, sắc biếc’ (phần 18)”

Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán

VNE – Nguồn thu tiền mặt tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang là nơi xuất phát của nhiều tranh luận, mâu thuẫn và cả sai phạm.

***

Lời mở đầu

Đền Cao, xã An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương, đầu năm 2006.

An Sinh Vương Trần Liễu tọa trên ngai trong ngôi đền cao nhất đỉnh núi An Phụ. Xa xa phía Đông Bắc là dãy Yên Tử, phía Tây Bắc là Kính Chủ – Nam Thiên đệ lục động. Còn phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Ở thung lũng nhỏ bé dưới chân ngài, người dân xã An Sinh đang tất bật vụ mùa. Tiếp tục đọc “Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán”

Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát

VNE – Biểu tượng của cả nền văn minh đang teo nhỏ trước sự lộng hành của tội phạm.

“Sông Hồng” là tên một nền văn minh của người Việt. Họ đã tạo dựng những nhà nước đầu tiên, hoàn thiện kết cấu xã hội, bồi đắp nền văn hóa và hình thành tập quán lao động quanh dòng chảy đỏ phù sa này, trước khi mở rộng xuống phía Nam.

Suốt nhiều thế kỷ, những người Việt vùng châu thổ mang thói quen cầu xin sông Hồng điều họ cần. Khắp một dải đồng bằng, từ Bạch Hạc (Phú Thọ), Lảnh Giang (Hà Nam) cho đến Nhật Tân, Xuân Trạch (Hà Nội), trung tâm của các nghi thức tín ngưỡng là múc và rước nước sông Hồng. Dòng sông, nhân cách hóa qua các vị thủy thần, được đề nghị giúp đỡ phần lớn hoạt động sản xuất, thương mại, an ninh quốc gia. Tiếp tục đọc “Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát”

Các trường đại học có thể chuyển đổi bằng ứng dụng phân tích (dữ liệu) cao cấp

English: How higher-education institutions can transform themselves using advanced analytics

Nhiều nhà lãnh đạo các trường đại học và cao đẳng vẫn không chắc làm sao để kết hợp Kỹ thuật phân tích vào các hoạt động của trường học.

Vậy điều gì khiến cho phân tích cao cấp đạt hiệu quả trong hoạt động của trường đại học?

Các nhà lãnh đạo ở hầu hết các tổ chức giáo dục đại học thường hiểu khái quát rằng rằng sử dụng kỹ thuật phân tích cao cấp có thể thay đổi cách làm việc của họ một cách đáng kể bằng việc cho phép phương thức mới này thu hút các học viên hiện tại và tương lai, tăng số lượng sinh viên tuyển sinh, cải thiện tỷ lệ duy trì và hoàn thành khoá học ở sinh viên, cả việc tăng hiệu suất làm việc, nghiên cứu của giảng viên. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo của các trường đại học và cao đẳng vẫn không chắc chắn làm thế nào để kết hợp phân tích vào hoạt động của trường học và đạt được những kết quả mong đợi và những sự cải tiến.  Vậy điều gì khiến cho kỹ thuật phân tích hiệu quả trong hoạt động của trường đại học?

Có phải là một sự cam kết với các tài năng mới, những công nghệ hay những mô hình hoạt động mới? Hoặc là tất cả những điều trên?

Tiếp tục đọc “Các trường đại học có thể chuyển đổi bằng ứng dụng phân tích (dữ liệu) cao cấp”