Nghiên cứu “Tiếp cận thông tin tại Cộng đồng Nông thôn” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thuộc dự án Xã hội Dân sự Trao quyền cho Cộng đồng Nông thôn (Số: NSA 306828) được ActionAid Việt Nam (AAV) tiến hành trong thời gian từ 2013 đến 2017. Tóm tắt kết quả nghiên cứu thể hiện trong tài liệu này cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa việc thực hiện Quyền tiếp cận thông tin (đặc biệt là trong cộng đồng người dân tộc thiểu số) và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Vấn đề tiếp cận thông tin của người dân tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng đã nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật tiếp cận Thông tin và củng cố cơ chế để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin tại các cấp.
Cho đến trước khi có Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, quyền tiếp cận thông tin mặc dù được nhà nước quan tâm nhưng chưa được luật hóa. Với sự lan tỏa và tầm ảnh hưởng đến chóng mặt của mạng Internet và các phương thức truyền thông mới, thông tin đang ngày càng dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Tuy nhiên người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin từ nhiều phía, trong đó có các cơ quan Nhà nước ở tất cả các cấp. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng giám sát của xã hội đối với các hoạt động của thị trường và Nhà nước, trong đó có Chính phủ và các cơ quan địa phương, qua đó gián tiếp hạn chế một số quyền chính trị và xã hội cơ bản của công dân.
Cho đến khi nghiên cứu được hoàn thành, Việt Nam vẫn chưa có luật (hiện hành) và cơ chế đảm bảo quyền tự do tiếp cận thông tin. Quyền tiếp cận thông tin chỉ được đề cập trong một số luật liên quan. Chỉ đến Hiến pháp 2013 lần đầu tiên quyền tiếp cận thông tin được chính thức hóa. Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”1. Tuy nhiên do chưa có Luật tiếp cận thông tin2 nên việc thực hiện và giám sát thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân Việt Nam còn là một điều xa vời. Nghiên cứu này đã cho thấy mặc dù người dân có quyền tiếp cận thông tin nhưng còn nhiều rào cản vô hình và hữu hình ngăn cản hoặc làm hạn chế công dân có nhu cầu thực hiện quyền của mình.
Đăng bởi Phạm Thu Hương
I am chief admin, author and translator of DCN System, which includes dotchuoinon.com (the only Vietnamese-language website devoted exclusively to positive thinking), cvdvn.net (Conversations on Vietnam Development), and a number of related forums and Facebook pages. I am studying and teaching the Bible and Buddhism. I am a Biotechnology Engineering graduate from Hue University of Sciences. I love living with nature. I practice the Energy Training exercise system for health, and enjoy gardening and life beauty as a hobby. Xem tất cả bài viết bởi Phạm Thu Hương
-
Theo dõi
Đang theo dõi
Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.