Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về Dân tộc thiểu số

Phụ nữ dân tộc thiểu số đang đạp xe ở Lai Châu. Ảnh được chụp bởi Adam Cohn. Đươc cấp phép theo CC BY-NC-ND 2.0

Giới thiệu

Tại Việt Nam, các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bởi một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, được gọi là “xã hội dân sự”. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO), các tổ chức quần chúng Việt Nam, các cơ quan chủ quản Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO), các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBO) và các tổ chức nghề nghiệp, mặc dù các tổ chức nghề nghiệp hiếm khi liên quan đến các vấn đề dân tộc thiểu số.1Họ cùng nhau làm việc để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, bảo vệ tri ​​thức bản địa và phong tục tôn giáo. Tuy nhiên, công việc của họ khá nhạy cảm và gặp không ít khó khăn.2

Tiếp tục đọc “Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về Dân tộc thiểu số”

Trả lại bãi biển cho cộng đồng: còn rất nhiều việc phải làm!

Chuyên đề ‘Đô thị đặc thù – Tiến biển bằng đô thị’:

Người đô thị –  12:25 | Thứ năm, 15/04/2021 

Gần đây, nhiều địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, các chính quyền đã có những động thái thu hồi các dự án hết thời hạn thuê đất, các dự án treo để giành lại các bãi biển cho cộng đồng, tăng cường các không gian công cộng (KGCC) cho cư dân đô thị và du khách. Đây là những nỗ lực đáng được ghi nhận, thể hiện sự lắng nghe phản ứng của dư luận và tiếng nói của người dân, dẫn đến sự điều chỉnh xu hướng trong tiến trình dẫn dắt phát triển của các chính quyền địa phương.

Nhưng, dường như đây mới chỉ là những điểm sáng nhỏ, chưa đủ để trở thành một xu hướng đảo ngược: đòi lại bờ biển cho KGCC…

Người dân bản địa Phú Quốc từng bức xúc vì bị các khu du lịch hạn chế tiếp cận bãi biển. Ảnh: T.M

Tiếp tục đọc “Trả lại bãi biển cho cộng đồng: còn rất nhiều việc phải làm!”

Tranh chấp đất đai: cái gốc không phải là vấn đề sở hữu

Thứ Năm,  4/5/2017, 07:12 (GMT+7)
Với khiếu kiện đất đai, cái gốc của vấn đề không phải là chế độ sở hữu mà do khó có thể xác định được mức đền bù thỏa đáng, sự không minh bạch và tham nhũng, cũng như thiếu vắng sự tham gia thực chất của người dân. Ảnh: MAI LƯƠNG

(TBKTSG) – LTS: Hiện nay, các vụ khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai không chỉ nhiều mà còn diễn biến phức tạp, gây ra những căng thẳng xã hội. Các cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh vấn đề đâu là nguyên nhân chính của tình trạng này. TBKTSG nhận được bài viết của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Tiếp tục đọc “Tranh chấp đất đai: cái gốc không phải là vấn đề sở hữu”

Tuyên án sơ thẩm vụ Trần Minh Lợi: Người tố cán bộ tham nhũng lãnh án nặng nhất

>> Loạt bài “thiếu tá rơi súng”
>> Dân bắt công an trả lại tiền hối lộ

15h ngày 27/3/2017, thẩm phán Ngô Đức Thọ- Chánh án TAND tỉnh Đắk Nông, Chủ tọa phiên tòa hình sự sơ thẩm 8 bị cáo với các tội danh: Đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trục lợi, sau 4 ngày xét xử đã tuyên án.

Chánh án TAND tỉnh Đắk Nông đọc tuyên án

Cán bộ vòi hối lộ nhận án treo, người tố cáo lãnh tù giam

Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), hành vi của các bị cáo gây dư luận xấu trong xã hội, nên phải xử phạt nghiêm khắc, tuy nhiên, Tòa vẫn xét tới các yếu tố có lợi cho bị cáo để giảm nhẹ hình phạt, thể hiện tính khoan hồng. Tiếp tục đọc “Tuyên án sơ thẩm vụ Trần Minh Lợi: Người tố cán bộ tham nhũng lãnh án nặng nhất”

Đắk Nông- Ngày cuối xử sơ thẩm vụ Trần Minh Lợi: Xử sao cho người dân tích cực tham gia chống tham nhũng

>> Loạt bài “thiếu tá rơi súng”
>> Dân bắt công an trả lại tiền hối lộ

Hôm nay, ngày 27/3/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục xét xử  vụ án “Lợi dụng ảnh hưởng người khác để trục lợi. Đưa và nhận hối lộ” gồm 3 nhóm tội, 8 bị cáo sinh sống trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Dù đã kéo dài tới ngày thứ tư, gấp đôi thời gian dự kiến ban đầu, không khí tranh luận vẫn nóng bỏng.

Phiên xử vụ án đưa hối lộ tiếp tục tại tòa án tỉnh Đắk Nông

Tiếp tục đọc “Đắk Nông- Ngày cuối xử sơ thẩm vụ Trần Minh Lợi: Xử sao cho người dân tích cực tham gia chống tham nhũng”

“Xanh hóa” bãi rác Đông Thạnh bằng công nghệ cao

– 63 ĐÔNG ANH 4:27 PM, 21/03/2017

Vườn mai, hoa kiểng được trồng tại bãi rác Đông Thạnh.

Cách đây khoảng 10 năm, nhắc tới bãi rác Đông Thạnh, người ta nghĩ tới ô nhiễm môi trường, là mùi hôi, là sự than phiền của người dân sống xung quanh bãi rác… Thế nhưng giờ đây, một màu xanh ngút ngàn đang phủ xanh bãi rác Đông Thạnh, khiến bất kỳ ai có dịp ghé thăm cũng phải ngỡ ngàng…

Tiếp tục đọc ““Xanh hóa” bãi rác Đông Thạnh bằng công nghệ cao”

Kiến nghị Quốc hội chưa thông qua luật về Hội

PPWG – 19/10/2016

Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung
Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung

Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) đề nghị Quốc hội CHƯA THÔNG QUA  Luật về Hội trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV để tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi vì Dự thảo hiện tại (ngày 10 tháng 10 năm 2016) vẫn có những nội dung vi phạm quyền tự do hiệp hội của công dân được bảo vệ tại Điều 25 của Hiến pháp 2013, đi ngược lại xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, và có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội vì những hoạt động hiệp hội bình thường của người dân có thể bị ngăn cấm. Tiếp tục đọc “Kiến nghị Quốc hội chưa thông qua luật về Hội”

Có nên vận động chính sách?

PPWG – 25/08/2016

Câu hỏi “Có nên vận động chính sách?” đã được đưa ra để khơi mào cho cuộc thảo luận về căn nguyên tại sao các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức phi chính phủ vận động chính sách. Quá trình vận động chính sách là quá trình trao đổi tri thức, huy động sự tham gia của cộng đồng và là sự va đập giữa các giá trị của các nhóm (lợi ích) khác nhau. Mỗi cuộc vận động là một sự chuyển động hướng đến sự tự do, bảo vệ lợi ích, hoặc góp phần xây dựng thể chế hay một cơ chế nào đó để bảo vệ quyền tự do của người dân.

Tọa đàm Có nên vận động chính sách
Tọa đàm Có nên vận động chính sách Tiếp tục đọc “Có nên vận động chính sách?”

Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác và tham vấn thường xuyên hơn giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng

twitter_cover_anti-corruption-day-1

TT – Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) – Cơ quan đầu mối quốc gia của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đánh giá cao vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội tại Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong gần một thập niên qua.

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy khuôn khổ pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam vẫn tồn tại một số trở ngại đáng kể đối với sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực này, ví dụ như Luật PCTN và Nghị định 47 chưa có quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội khác ngoài Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Tiếp tục đọc “Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác và tham vấn thường xuyên hơn giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng”

Hàn Quốc – Gian nan đường dân chủ

  • CHIÊU VĂN
  • 06.11.2016, 14:37

TTCT – Bảng xếp hạng Chỉ số dân chủ mới nhất của Economist Intelligence Unit (EIU), công bố vào năm 2015, đánh giá Hàn Quốc là quốc gia dân chủ nhất ở châu Á, tính cả khu vực Trung Đông, Nam Á, Trung Á…, hạng 22 thế giới về các chỉ số dân chủ, với 7,97 điểm, trên cả Nhật Bản. Nhưng vụ bê bối của Tổng thống Park Geun Hye cho thấy hành trình đến với một nền dân chủ thật sự ở quốc gia này còn dài ra sao.

Hàn Quốc - Gian nan đường dân chủ
Bà Park cúi đầu xin lỗi quốc dân -japantimes.co.jp

Tiếp tục đọc “Hàn Quốc – Gian nan đường dân chủ”

Hố Hô và nghịch lý thủy điện nhỏ ở Việt Nam

NĐT – 01/11/2016 – 14:27 PM

LTS. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho đến nay, những tác động tiêu cực của thủy điện đến sinh thái, đời sống, sinh kế của người dân… đã được chứng minh qua những bài học thực tế. Tuy nhiên, thủy điện nhỏ được xem là một dạng năng lượng sạch, như một giải pháp thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, thủy điện bậc thang… – đang gây rất nhiều hệ lụy xấu về kinh tế, xã hội, môi trường. Người Đô Thị có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề thủy điện nhỏ trong bài toán phát triển năng lượng sạch hiện nay của đất nước.

TS. Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm tư vấn Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC) lý giải tại sao xem thủy điện nhỏ như một nguồn năng lượng sạch.

Tiếp tục đọc “Hố Hô và nghịch lý thủy điện nhỏ ở Việt Nam”

Đời sống hiệp hội từ góc nhìn của người dân

NĐT – 30/10/2016 – 00:34 AM

Việc ban hành Luật về Hội như những kiến nghị ở trên sẽ tạo ra một động lực mới cho người dân thuộc mọi tầng lớp tham gia vào giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ở Việt Nam…

“Cơm Có Thịt” do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng từ năm 2012, là một chương trình từ thiện có sức lan tỏa, mỗi năm quyên góp được hàng chục tỉ đồng chăm lo cho đời sống trẻ nghèo vùng cao. Trong ảnh nhà báo Trần Đăng Tuấn trong một lần đi thực tế ở miền núi phía Bắc. Ảnh T.Đ.T

Tiếp tục đọc “Đời sống hiệp hội từ góc nhìn của người dân”

Một số thông tin xung quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” *

Hình ảnh Cuốn sách cho rằng “người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc” số 1

Bìa cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức do NXB Tri Thức phát hành.

*: Tiêu đề do Phạm Thu Hương – Admin CVD đặt Tiếp tục đọc “Một số thông tin xung quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” *”

Báo chí, quan chức và người nổi tiếng – 5 kỳ

  • Kỳ 1: Từ hai vụ án lịch sử
  • Kỳ 2: Cuộc chiến lịch sử giữa báo chí và chính phủ Mỹ
  • Kỳ 3: Báo chí có ‘sứ mệnh’ gì?
  • Kỳ 4: Chức năng tự nhiên của báo chí
  • Kỳ 5: Ai bảo vệ các nhà báo?

***

Kỳ 1: Từ hai vụ án lịch sử

11:30 AM – 11/12/2014
(TNO) Nước Mỹ không có luật báo chí. Toàn bộ hoạt động báo chí ở nước này được “điều chỉnh” bởi một điều khoản, đúng hơn là ghép vào một điều khoản, đó là Tu chính án thứ nhất (The first Amendment) của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Báo chí, quan chức và người nổi tiếng - Kỳ 1: Từ hai vụ án lịch sử - ảnh 1
Toàn bộ hoạt động báo chí ở Mỹ được điều chỉnh ngay tại Hiến pháp nước này – Ảnh: Shutterstock

Tiếp tục đọc “Báo chí, quan chức và người nổi tiếng – 5 kỳ”