English: Is water a female issue?
Khoảng 30% dân số thế giới không có nước uống sạch và 60% không có hệ thống vệ sinh sạch và an toàn. Không có điều kiện vệ sinh tốt ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới, Bruno Tisserand đã giải thích trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Thế giới được tổ chức ở Stockholm.
Bruno Tisserand là chủ tịch của EurEau, đại diện của Châu Âu về nước uống và dịch vụ xử lý nước thải.
Phụ nữ và nước. Liên quan ở điểm nào? Đúng là, tất cả chúng ta cần có nước để tồn tại, nhưng nước sạch đối với phụ nữ có nhiều ý nghĩa hơn là nước chỉ để uống, nấu nướng và tưới tiêu.
Tính đến năm 2015, 68% dân số thế giới có cơ hội tiếp cận với các thiết bị vệ sinh cải tiến, nhà vệ sinh tự hoại hay nhà cầu có nắp che, cao hơn 14% so với năm 1990. Tuy nhiên 2.4 triệu người vẫn chưa có nhà vệ sinh hoặc hố xí.
Thiếu hệ thống vệ sinh sạch sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Phụ nữ thường phải đảm nhận vai trò tích đủ nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Ngay cả khi tình hình đã được cải thiện hơn, phụ nữ vẫn thường phải di chuyển xa để lấy nước cho gia đình. 2.1 triệu người, khoảng 30% dân số thế giới, vẫn chưa có nguồn nước uống sạch và 60% chưa được tiếp cận hệ thống vệ sinh an toàn. Báo cáo mới nhất của tổ chức WHO đã nhấn mạnh rằng việc đảm bảo vệ sinh hàng ngày là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tật lây lan.
Bởi phụ nữ thường phải đảm nhận trách nhiệm nuôi dạy con trẻ, người già và người bệnh, nên họ dễ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, việc vệ sinh cơ bản cũng như được sử dụng nguồn nước sạch hàng ngày là điều kiện tối thiểu quan trọng giúp phụ nữ, những người thường phải chăm sóc bệnh nhân, được khỏe mạnh.
Tiếp cận với nguồn nước sạch, hệ thống vệ sinh và cải thiện thói quen sinh hoạt tốt giúp ngăn ngừa bệnh tật. Chỉ riêng những bệnh về tiêu chảy con số đã chiếm tới 3.6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu, làm cho 1.5 triệu người chết hàng năm (WHO, 2012). 58%, tương đương với 842,000 là con số người chết mỗi năm, nguyên nhân do chất lượng cấp nước, hệ thống vệ sinh còn thấp và nghèo nàn.
Vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiều bệnh bao gồm bệnh tiêu chảy, sán máng (do ký sinh trùng gây hại) và bệnh đau mắt hột (do vi khuẩn). Đảm bảo sự tiếp cận phổ cập hệ thống vệ sinh ở các hộ gia đình, cơ sở y tế và trường học là điều cần thiết để giảm bệnh, cải thiện kết quả dinh dưỡng, tăng cường an toàn, hạnh phúc và triển vọng giáo dục, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái (WHO).
Tại sao cần hệ thống vệ sinh và giáo dục?
Phụ nữ ở những quốc gia đang phát triển có thể thay đổi một cách tích cực cuộc sống của chính mình của gia đình và đồng bào của mình thông qua giáo dục. Do văn hóa định kiến xem việc chu kì kinh nguyệt của phụ nữ mỗi tháng là “không sạch” hay lý do đơn giản là khi các em nữ thiếu nhà vệ sinh sạch hay không có các sản phẩm vệ sinh tối thiểu, các em học sinh nữ có thể bỏ học 8 ngày mỗi kì kinh nguyệt, điều này khiến cho các em bị tụt lại trong lớp thậm chí bỏ học. Mỗi năm, cứ một em nữ được ở lại trường học, việc giảm tỉ lệ kết hôn sớm và mang thai đứa con đầu lòng của các em nữ cũng chậm lại được 10 tháng.
Việc phụ nữ được tiếp cận giáo dục có ảnh hưởng đến nhân khẩu gia đình họ, điều này đặc biệt quan trọng trong một thế giới đang vận động và phát triển. Gia đình càng đông thì nguy cơ sa bẫy thu nhập thấp càng lớn. Trẻ trong những gia đình không đủ điều kiện để chu cấp cho việc học, lần lượt sẽ lại nối gót cha mẹ chúng với những gia đình đông con hơn, và cứ thế vòng luẩn quẩn vẫn tiếp diễn.
Nếu phụ nữ dành nhiều thời gian hơn ở trường, họ có nhiều cơ hội vượt khỏi bẫy nghèo hơn. Giáo dục bậc trung học cơ sở hằng năm cho phép tăng thu nhập của phụ nữ đến 25%. Việc có thu nhập cao hơn, ít con hơn giúp phụ nữ tại các quốc gia đang phát triển có thêm nhiều cơ hội.
Điều quan trọng của giáo dục đi xa hơn việc khiến mọi người được tiếp cận với giáo dục, giúp họ kết nối với môi trường xung quanh nhiều hơn/tốt hơn. Đặc biệt, phụ nữ sẽ cảm thấy có quyền lực cũng như cơ hội tốt hơn để phát triển, nếu họ được tạo điều kiện ở lại trường học.
EurEau tin rằng, mọi người đều có quyền tiếp cận nguồn nước và hệ thống vệ sinh đáp ứng đủ chất lượng và số lượng cho nhu cầu tiêu thụ tối thiểu. Ở Châu Âu, các nước thành viên cung cấp đủ 95% dịch vụ nước uống tới người dân, trong khi đó có 86% số người được kết nối với các dịch vụ xử lý nước thải.
Một tiếp cận có quan tâm đến nhạy cảm về giới phải bao gồm cả việc quản lý nguồn nước, theo đó tăng cường và củng cố vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc thu nhận, bảo tồn và sử dụng nước. Do vai trò quan trọng của họ trong việc quản lý nước sạch và vệ sinh, phụ nữ cần là trọng tâm của các chiến lược giúp cải thiện việc tiếp cận nguồn nước và hệ thống vệ sinh. Tuy nhiên, tiếng nói của họ không phải lúc nào cũng được chú ý và ủng hộ, thêm việc các chương trình vệ sinh phớt lờ việc tin tưởng vào vai trò tiềm năng hiện tại của phụ nữ trong khu vực này.
Điều này cần phải thay đổi. Nước và hệ thống vệ sinh giúp phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng, và đương nhiên bao gồm việc đưa ra quyết định, cung cấp nước và hệ thống vệ sinh.
Các nước thành viên của Liên minh Châu Âu và tổ chức EurEau hợp tác với các quốc gia đang phát triển để chuyển giao kiến thức và hỗ trợ kĩ thuật.
Năm nay, trong hội nghị thường niên của mình, chúng tôi sẽ thảo luận việc ngành nước Châu âu có thể giúp thực hiện tất cả 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Phụ nữ là nhân tố quyết định của những mục tiêu này và họ sẽ là trung tâm cho những cuộc thảo luận của chúng tôi.
Ngành nước sạch và vệ sinh đóng góp vào nỗ lực giải quyết bất bình đẳng và có thể có tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến tình hình xã hội, chính trị và kinh tế của phụ nữ. Những ban, ngành được định hướng tốt có thể được thiết lập để cải thiện sức khỏe, sự an toàn cho phụ nữ và gia đình của họ, cho phép họ tham gia toàn lực/hết mình vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Phụ nữ nên được tham gia vào việc quyết định về cung cấp nước sạch và hệ thống sinh.