ĐTH: Bố đứa trẻ đâu? Người làm cho chị này mang bầu đâu? Tại sao chỉ khởi tố người mẹ? Tại sao đang ở bước khởi tố mà cơ quan chức năng và phóng viên có quyền công khai thông tin cá nhân, hình ảnh của người bị khởi tố. Điều này có vi phạm cơ bản quyền riêng tư và bảo vệ nhân phẩm của người bị khởi tố? Đây không phải là tội phạm. Kể cả tội phạm, đều có quyền được bảo vệ danh tính và quyền riêng tư.
dantri.com.vn
Bỏ rơi con vừa sinh giữa trời nắng nóng khiến cháu bé tử vong, đối tượng Phạm Thị Thành bị khởi tố về hành vi vứt bỏ con mới đẻ.
>>Vứt con mới đẻ giữa trời nắng nóng, người mẹ bị xử lý ra sao?
>>Hà Nội: Xác định người phụ nữ bỏ rơi con mới đẻ giữa trời nắng nóng
>>Bé sơ sinh bị bỏ rơi không qua khỏi vì sốc nhiễm khuẩn sau 21 ngày điều trị
Thẻ: Vấn đề giới
Lời kêu gọi tới phái nam – A call to men
Tôi lớn lên tại thành phố New York, giữa khu Harlem và Bronx. Là con trai, chúng tôi đã được dạy rằngcon trai thì phải mạnh mẽ, phải khỏe mạnh, phải bạo dạn, phải có tầm ảnh hưởng — không biết đau, không cảm xúc, ngoại trừ việc giận dữ — và dứt khoát là không được sợ hãi — rằng đàn ông con trai là những người mang trọng trách, điều đó có nghĩa rằng đàn bà phụ nữ thì không; rằng đàn ông con trai là những người dẫn đường và các bạn phải theo gót chúng tôi và làm những gì chúng tôi nói; rằng đàn ông con trai là bề trên, đàn bà phụ nữ là bề dưới; rằng đàn ông con trai thì mãnh mẽ, còn phụ nữ thì không; rằng phụ nữ ít giá trị hơn — là tài sản của đàn ông — và là những vật thể, đích xác là những vật thể tình dục, về sau tôi đã được biết rằng tập thể những người đàn ông, mà được biết rõ hơndưới cái tên “hộp đàn ông.” (man box) Cái hộp đàn ông này có trong nó tất cả các thành phần của định nghĩa một người đàn ông thật sự là như thế nào. Tôi cũng muốn khẳng định một cách dứt khoátrằng vẫn có những điều tuyệt vời, thật sự tuyệt vời về việc là một người đàn ông. Nhưng cùng lúc đó,có những thứ bị bóp méo. Và chúng ta thật sự phải khởi đầu đấu tranh chống lại những điều đó, bắt đầu quá trình tái xây dựng, tái định nghĩa lại những gì mà chúng ta biết về việc là một người đàn ông.
Thư tới tháng – Dự án cộng đồng
Đây là một dự án vì cộng đồng được thực hiện bởi Cốm (một nhóm sinh viên khoa Truyền thông trường ĐH RMIT) và Sạp hàng Chàng Sen.
Mong muốn của chúng mình là trở thành góc tâm sự đáng tin cậy của các bạn .
❓Các bạn sẽ nhận được những gì khi đến với chúng mình ư?
✅Những thông tin “có thể bạn chưa biết nhưng rất cần biết” về chu kỳ kinh nguyệt sẽ được chia sẻ tất tần tật này.
✅Thông tin trên mạng quá hỗn tạp còn bạn thì có hàng tá những thắc mắc cần giải đáp phải không? Những chuyên gia về sức khoẻ sinh sản của chúng mình luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp không cần hậu tạ đâu à nha.
👉Từ đó, chúng mình hi vọng các bạn trẻ ở cả hai giới sẽ có những góc nhìn mới mẻ và cởi mở hơn về chu kỳ kinh nguyệt.
👉Đặc biệt là các bạn nam sẽ đồng cảm cũng như có những hành động quan tâm đúng cách hơn đối với các bạn nữ.
👫Và chỉ cần có thế thôi, rào cản vô hình bấy lâu giữa cả hai sẽ dần được xoá bỏ các bạn yêu dấu ạ.
Hãy cùng Thư Tới Tháng thay đổi từ những điều nhỏ bé nhất nhé! Tiếp tục đọc “Thư tới tháng – Dự án cộng đồng”
Tại sao có quá ít phụ nữ làm lãnh đạo
Sheryl Sandberg Giám đốc điều hành Facebook
Đối với mọi người trong khán phòng hôm nay, chúng ta hãy tự nhận là mình may mắn. Chúng ta không sống trong một thế giới mà các bà mẹ và các bà của chúng ta đã phải sống, thời kỳ mà các lựa chọn ngành nghề cho phụ nữ còn rất hạn hẹp. Và nếu các bạn ở trong phòng này ngày hôm nay, đa số chúng ta được lớn lên trong một thế giới nơi mà chúng ta được hưởng những quyền công dân sơ đẳng. Và ngạc nhiên thay, chúng ta vẫn sống trong một thế giới nơi mà một số phụ nữ vẫn không có những quyền đó. Nhưng đặt những điều đó sang một bên, thì chúng ta vấn có một vấn đề, và đó là một vấn đề thật sự. Vấn đề đó là: phụ nữ đang không vươn lên những vị trí hàng đầu của bất kỳ ngành nghề nào trên thế giới. Các con số cho thấy rõ điều này. 190 người đứng đầu bang — 9 người là phụ nữ. Trên tổng số người ở trong quốc hội trên thế giới, 13 phần trăm là phụ nữ. Trong lĩnh vực kinh doanh, số phụ nữ ở các cương vị cấp cao, như các chức chủ tịch (C-level jobs), ghế ban giám đốc — chỉ khoảng 15, 16 phần trăm. Những con số này không hề tăng kể từ năm 2002 và chúng đang đi theo chiều hướng sai lầm. Và thậm chí trong thế giới lĩnh vực không lợi nhuận, thế giới mà chúng ta thường nghĩ rằng sẽ được dẫn đầu bởi nhiều phụ nữ hơn, phụ nữ ở các cương vị lãnh đạo: 20 phần trăm.
Nước sạch có phải là một vấn đề của phụ nữ?
English: Is water a female issue?
Khoảng 30% dân số thế giới không có nước uống sạch và 60% không có hệ thống vệ sinh sạch và an toàn. Không có điều kiện vệ sinh tốt ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới, Bruno Tisserand đã giải thích trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Thế giới được tổ chức ở Stockholm.
Bruno Tisserand là chủ tịch của EurEau, đại diện của Châu Âu về nước uống và dịch vụ xử lý nước thải.
Phụ nữ và nước. Liên quan ở điểm nào? Đúng là, tất cả chúng ta cần có nước để tồn tại, nhưng nước sạch đối với phụ nữ có nhiều ý nghĩa hơn là nước chỉ để uống, nấu nướng và tưới tiêu.
Tính đến năm 2015, 68% dân số thế giới có cơ hội tiếp cận với các thiết bị vệ sinh cải tiến, nhà vệ sinh tự hoại hay nhà cầu có nắp che, cao hơn 14% so với năm 1990. Tuy nhiên 2.4 triệu người vẫn chưa có nhà vệ sinh hoặc hố xí.
Thiếu hệ thống vệ sinh sạch sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Phụ nữ thường phải đảm nhận vai trò tích đủ nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Ngay cả khi tình hình đã được cải thiện hơn, phụ nữ vẫn thường phải di chuyển xa để lấy nước cho gia đình. 2.1 triệu người, khoảng 30% dân số thế giới, vẫn chưa có nguồn nước uống sạch và 60% chưa được tiếp cận hệ thống vệ sinh an toàn. Báo cáo mới nhất của tổ chức WHO đã nhấn mạnh rằng việc đảm bảo vệ sinh hàng ngày là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tật lây lan. Tiếp tục đọc “Nước sạch có phải là một vấn đề của phụ nữ?”
Phát động cuộc thi ảnh Đối thoại với dòng sông lần thứ III – năm 2017
MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI VIỆT NAM PHÁT ĐỘNG CUỘC THI ẢNH
ĐỐI THOẠI VỚI DÒNG SÔNG 2017:
“Đồng bằng sông Cửu Long – Giới trong quản trị tài nguyên nước”
Trong cộng đồng dân cư, phụ nữ luôn là một trong các đối tượng chịu tác động lớn nhất trước các thách thức từ gia tăng dân số hay các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, vai trò của họ trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự tham gia của người phụ nữ nói chung vào các vấn đề môi trường vẫn chưa được ghi nhận rõ nét, đặc biệt là tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục đọc “Phát động cuộc thi ảnh Đối thoại với dòng sông lần thứ III – năm 2017”
Là con gái thì phải thế này, là đàn ông thì phải thế kia!???
Vấn đề đảm bảo vệ sinh ở Châu Á cần nhiều việc hơn là chỉ cần có nhà vệ sinh.
English: Why sanitation in Asia requires more than just toiletsTại Châu Á và Thái Bình Dương, hơn 1,7 tỷ người không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh được cải thiện và hàng triệu người đang đi vệ sinh ngoài trời. Nhưng chỉ xây dựng nhà vệ sinh mới là không đủ để cải thiện sức khỏe cộng đồng, nhà phân tích Jingmin Huang của Ngân hàng phát triển Châu Á ( Asian Development Bank-ADB) cho biết. Việc thiếu các cơ sở vệ sinh phù hợp ở Châu Á Thái Bình Dương có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với sức khoẻ mà còn đối với nhân phẩm. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), khoảng 4% tổng số ca tử vong của phụ nữ mang thai liên quan đến việc vệ sinh và điều kiện vệ sinh yếu, kém. Vấn đề này thậm chí có thể dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ như trường hợp tại bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, nơi hai phụ nữ bị cưỡng hiếp và cuối cùng bị sát hại trong khi tìm kiếm một nơi kín đáo để đi vệ sinh. Tiếp tục đọc “Vấn đề đảm bảo vệ sinh ở Châu Á cần nhiều việc hơn là chỉ cần có nhà vệ sinh.” |