- [Bài I] Nhận thức méo mó về tự chủ đại học
- [Bài II] Những lời tâm huyết của thế hệ đi trước
- [Bài III] Thân phận trường ‘chiếu dưới’
- [Bài IV] Bất cập kiểu học theo tín chỉ
- [Bài cuối] Gánh nặng nơi quê nhà
Sinh viên duy nhất của Khoa nông học (nhân vật bên trái) cũng đã xin chuyển sang khoa Thú y.
***
Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài I] Nhận thức méo mó về tự chủ đại học
02/12/2019, 08:52 (GMT+7) LTS: Trên 50% lao động đang làm nông và trên 80% sinh viên khối nông nghiệp có gốc gác từ nông dân. Nhưng “Con em nông dân đang học hành thế nào?”.
Nông dân – những người phải chắt chiu từng hạt lúa củ khoai hằng mong đổi lấy tri thức một cách xứng đáng nhất cho con em mình. Từ truyền thống đào tạo xưa cùng thực trạng dạy và học nông nghiệp hiện nay với những ý tưởng đổi mới phương pháp đào tạo là chủ đề xuyên suốt loạt bài: “Con em nông dân đang học hành thế nào?”.
GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Đức Viên – Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho hay, hiện đại hóa nông nghiệp ở Tây Âu và Bắc Mỹ bắt đầu song song với sự đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học nông nghiệp, hình thành mạng lưới các trạm nghiên cứu và dịch vụ khuyến nông…
![]() |
GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Đức Viên. |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam khi mới thành lập đã được thiết kế đúng như thế, có trại thực tập thí nghiệm rộng khoảng 500 ha gồm 200 ha ở Trâu Quỳ và 300 ha ở Nông trường Tam Thiên Mẫu thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Học viện cũng thành lập Bệnh viện Thú y và một hệ thống gồm 17 trạm trại phục vụ nghiên cứu và đào tạo ở các địa phương…
Sau này do chiến tranh rồi do những nhận thức không đầy đủ về việc xây dựng một đại học nông nghiệp đẳng cấp quốc tế, những ý tưởng đúng đắn ban đầu, có tầm nhìn xa và rất xa của những người thiết kế học viện như GS Bùi Huy Đáp, GS Lương Định Của, GS Lê Duy Thước, thầy Nguyễn Đăng đã bị mai một dần. Đó là điều rất đáng tiếc dù rằng không có ai bị kỷ luật khi đã làm méo mó và lệch hướng định hướng ban đầu của những người “cha đẻ” của Học viện Nông nghiệp Việt Nam!
Trở ngại, thách thức cùng những nhầm lẫn tai hại
Có một thực tế là việc tuyển sinh khối nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng khó khăn, chất lượng cả đầu vào và đầu ra đang có những dấu hiệu suy giảm so với trước. Vì sao thưa ông?
Có nhiều trở ngại và thách thức lắm! Thứ nhất là sức hút, làm sao để các trường đại học ngành có thể thu hút được nhiều học sinh phổ thông giỏi. Có người bảo Đại học Harvard nổi tiếng là vì có nhiều sinh viên giỏi chứ không phải vì có nhiều thầy giỏi. Học trò mới là người làm nên vóc dáng, hình hài, tầm vóc, vị thế của một trường đại học.
Hiện nay thanh niên nông thôn vào học ngành nông nghiệp không nhiều. Trường Đại học Nông nghiệp I trước đây nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn chưa gặp khó khăn nhiều trong tuyển sinh vì vẫn có lượng sinh viên mới nhập học 5.000-6.000 em/năm học, phần lớn là sinh viên chính quy dù cũng có những ngành thiết yếu lại rất khó tuyển sinh như Khoa học đất, Khuyến nông, Đánh bắt thủy sản…
Các trường khác trong khối nông lâm ngư khá vất vả trong tuyển sinh. Nguyên nhân có thể do nói đến nông nghiệp, nông thôn là người ta nghĩ đến sự lạc hậu, đi sau, vất vả, thu nhập thấp; nói đến quản trị kinh doanh, kinh tế, ngân hàng, ngoại thương, IT, y khoa là nói đến sự sang trọng, đẳng cấp, thu nhập cao, nhàn hạ, oai.
Học các ngành khuyến nông, phát triển nông thôn, đánh bắt hải sản, ai nhận công tác vùng biên giới, hải đảo thì không khác gì bộ đội biên phòng, kiểm ngư hay cảnh sát biển. Vất vả, gian khổ, thiệt thòi hơn nhưng lương Nhà nước trả theo ngạch bậc lại thấp nên tích cóp cả đời cũng chưa có nổi một cái nhà cho tử tế. Đối xử như thế thì ai thích học nông nghiệp?
Tuy nhiên, phải thấy là nông nghiệp thời nay và trong tương lai khác rất nhiều cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau của một thời đã xa. Làm nông nghiệp bây giờ nhàn hơn nhiều vì máy móc. Nhiều nông dân bây giờ dùng smartphone điều khiển tưới tiêu, phun thuốc, nhà kính nhà lưới xuất hiện ngày một nhiều. Trong chăn nuôi cũng vậy, sensor cài đặt trên các thiết bị tự động hóa, hệ thống phun sương làm mát, điều khiển từ xa… Nông nghiệp lại gần gũi thiên nhiên, sống thư thái, thảnh thơi và tự tại hơn, tránh được cái xô bồ, bon chen chốn thị thành.
Học viện đã cử nhiều sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và vừa tốt nghiệp đi thực tập nghề ở Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc sắp tới là đi Úc. Ở đó các em thấy tương lai của cuộc đời mình, thấy ngày mai của nền nông nghiệp Việt Nam, khi trở về, 100% các em đều rất mê nông nghiệp. Nhiều em lập nghiệp thành công, trở thành các ông chủ trang trại, các doanh nhân có tiếng tăm khắp trong Nam ngoài Bắc.
Khó khăn thứ 2 là sự ảo tưởng, tự huyễn hoặc, hoặc cả tin vào những lời tán dương ngoại giao hơn là nhìn nhận thẳng thắn và biện chứng. Chúng ta là nước nông nghiệp, dân ta chủ yếu là nông dân, có làm các ngành nghề khác rút cục cũng là để phục vụ nông nghiệp, phục vụ nông dân. Xuất phát điểm nền nông nghiệp tiểu nông manh mún, nhỏ lẻ, “ao làng” và lạc hậu thế nhưng đã mơ là mơ “giấc mơ lớn” luôn.
![]() |
Giờ thực hành của sinh viên nông học. |
Xin nêu vài ví dụ. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có nền tảng là kinh tế tiểu nông, nhưng lại được đòi hỏi với nhiều tham vọng trong suốt 50 năm qua: Hợp tác hóa quy mô toàn xã, liên hợp nông công thương tín, nông lâm trường quốc doanh “trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài”… Rồi sau đó, khi bị đẩy vào đường cùng, lại quay về Khoán 10, về kinh tế hộ. Sau hơn nửa thế kỷ tiến lên sản xuất lớn, chúng ta lại trở về con đường ban đầu, chấp nhận kinh tế tiểu nông…
Dù nước nông nghiệp nhưng chúng ta lại lấy công nghiệp nặng là then chốt, còn nông nghiệp chỉ được “ưu tiên phát triển một cách hợp lý”. Hàng loạt thất bại gần đây trong công cuộc công nghiệp hóa như nội địa hóa ô tô, khai khoáng, xi măng, tàu thủy… có thể giúp các nhà làm nông nghiệp thấy rõ một chân lý: Làm cái gì mà không có công nghệ trong tay, chỉ đi vay, đi mượn, đi học mót của thiên hạ, không tự mình làm chủ được công nghệ thì “khô áo” là “ráo tiền”, là lại đi làm thuê cho người khác trên chính quê hương mình.
Khó khăn thứ 3 là sự méo mó trong nhận thức về tự chủ đại học. Tự chủ đại học là một xu thế tất yếu, mang tính toàn cầu. Ta coi tự chủ đại học trước hết và cốt lõi là tự chủ tài chính, trong khi linh hồn của tự chủ đại học trên thế giới là tự chủ chuyên môn, tự do học thuật để đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo.
Đó là sự nhầm lẫn tai hại! Từ quan điểm tự chủ tài chính, người ta đưa ra và thực hiện chủ trương cắt toàn bộ chi thường xuyên và cắt chi đầu tư đối với các trường thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77NQ-CP của Chính phủ, biến tự chủ thành tự túc kinh phí, tự lo, tự bơi. Sau thời gian thí điểm có thể từ năm 2020 sẽ áp dụng đồng loạt tự chủ cho tất cả các trường đại học.
Áp lực cơm áo gạo tiền trong khi nguồn thu của các trường vẫn chủ yếu là học phí đã đẩy họ vào thực trạng: Buộc phải mở thêm ngành, đổi tên ngành cũ nghe kém hấp dẫn hơn sang tên mới hấp dẫn hơn để tăng quy mô tuyển sinh. Tuyển sinh chưa đủ thì hạ điểm chuẩn, quanh năm suốt tháng lo tuyển sinh, săn tìm người học, dẫn đến tình trạng gần như “tháo khoán” trong tuyển sinh đại học.
Có thực mới vực được đạo, họ buộc phải làm như thế, cũng chẳng sung sướng gì. Có thể cũng thấy không phải với lương tâm nghề nghiệp bởi thời gian, trí tuệ và các nguồn lực khác dành cho việc thực hiện các mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của giáo dục đại học không nhiều.
Rồi giảm giờ dạy, đang chương trình 6 năm rút xuống còn 5 năm, đang 4 năm 6 tháng rút xuống còn 4 năm, có người còn muốn rút ngắn nữa, vì “thiên hạ cũng đều làm thế cả!”.
Rồi giảm thời gian đi thực tế, thực hành, thực tập vì tiến hành những công việc ấy tốn kém trong khi các trường không dám tăng học phí, lo người học bỏ sang trường khác “rẻ” hơn.
![]() |
Lấy mẫu quả bào chế thuốc của sinh viên khoa thú y. |
Việc đánh tráo khái niệm tự chủ đại học thành tự túc tài chính là một trong các nguyên nhân khiến cho chất lượng dạy đại học sa sút.
Cần đối xử đúng hơn
Theo giáo sư, nên “sửa sai” thế nào?
Đúng ra, tự chủ đại học rồi thì Nhà nước phải đầu tư “có điều kiện” nhiều hơn, ra tấm ra mớ hơn để các trường thực hiện tốt nhất sứ mệnh của họ. Thay rót ngân sách theo dòng kinh phí – hạng mục, hiệu trưởng phải chi tiêu theo đúng dòng ngân sách đã được duyệt bằng việc cấp cho các trường một khoản kinh phí theo hình thức “một cục” để hiệu trưởng toàn quyền sử dụng khoản kinh phí này một cách hiệu quả nhất, thiết thực nhất (tất nhiên là phải công khai, minh bạch, rõ ràng dưới sự giám sát của Hội đồng trường).
Nhà nước chỉ giám sát kết quả các chỉ số đầu ra. Làm càng tốt thì được đầu tư càng nhiều, không phụ thuộc vào tên gọi, cơ quan quản lý, sứ mệnh “trên giấy” của các cơ sở giáo dục.
Ở ta thì ngược lại, tự chủ đại học việc đầu tiên là nhà nước cắt luôn chi thường xuyên của các trường, đẩy việc “nuôi” các thầy, việc “gánh” toàn bộ hoạt động của nhà trường sang vai sinh viên và gia đình họ.
Học viện Nông nghiệp VN là 1 trong 6 trường đại học đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ đại học theo Nghị quyết 77/NQ-CP. Do có một số lợi thế, ví dụ như truyền thống đào tạo và nhất là sự đồng hành, ủng hộ của lãnh đạo Bộ chủ quản nên Học viện vẫn giữ vững qui mô tuyển sinh (khoảng 30 ngàn sinh viên).
“Giấy rách phải giữ lấy lề” dù vô cùng khó khăn nhưng Nhà trường vẫn duy trì sự hoạt động của Hội đồng Công giới, mời các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng họp 6 tháng/lần để góp ý cho nội dung đào tạo; đồng thời tiến hành mời các nhà khoa học từ các viện, trường khác tham gia đào tạo, ngồi hội đồng chấm khóa luận của sinh viên, luận văn của học viên cao học, luận án của nghiên cứu sinh…
Ở một nước nông nghiệp, khi nói đến “dân” là nói đến “nông dân” nhưng cũng ở xứ sở này khi nói đến việc học là người ta nghĩ ngay đến để làm quan, để làm ông cả bà lớn chứ không ai nghĩ đến việc học để làm dân, nhất là học để trồng lúa trồng khoai, nuôi bò nuôi lợn. |
Về sự đồng hành của lãnh đạo Bộ, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã nói: “Không có chuyện tự chủ là tự lo tài chính, tự chủ là không được đầu tư. Tự chủ đáng lẽ phải được đầu tư nhiều hơn”.
Có người hỏi làm sao ông lại hiểu về tự chủ rõ ràng hơn cả những nhà quản lý ngành giáo dục lúc bấy giờ, ông bảo vì mình may mắn được theo học cả hai hệ thống giáo dục của Nga và Mỹ.
Tuy vậy, về sau do không muốn “đương đầu” với trào lưu tự chủ là tự chủ tài chính đang thịnh hành, ông lo lắng bàn với cán bộ chủ chốt và rất vui khi thấy Học viện đủ sức chi trả các khoản chi thường xuyên nên đã ký quyết định cắt khoản này nhưng lại ký một dự án đầu tư trung hạn lớn hàng trăm tỉ đồng.
Cũng có người phản đối quyết định này vì nó dường như đi ngược lại với tinh thần của NQ16 nhưng ông bảo: Đây không phải là đầu tư cho trường nông nghiệp mà là đầu tư cho ngành nông nghiệp để phục vụ trực tiếp cho công cuộc tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới.
Từ đó nhà cửa, các phòng thí nghiệm, bệnh viện thú y được xây dựng, nâng cấp; nhờ thế, Học viện có được bộ mặt như ngày hôm nay.
![]() |
Cô và trò trao đổi trong giờ thực hành nông học. |
Khó khăn nữa là đầu tư kinh phí của Nhà nước cho giáo dục đại học và NCKH chưa tương xứng. Hiện Việt Nam mới chỉ đầu tư 0,13% GDP nông nghiệp cho nghiên cứu và phát triển trong khi mức trung bình ở các nước có nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp là khoảng 4%. Kinh phí thấp lại nhân danh ngọn cờ tự chủ nên còn bị cắt giảm.
Đừng để đánh mất nếp thực hành truyền thống
Người ta nói cách thức giảng dạy đại học đang bị biến dạng khi thực hành ít hơn xưa?
Đúng. Trước đây các đợt thực tập tốt nghiệp kéo dài 6 tháng, sinh viên về ăn ở, lao động cùng nông dân, hướng dẫn kỹ thuật họ, đồng thời học hỏi thực tiễn từ bà con. Việc học gắn rất chặt với câu nói của người Việt là học tập (học và thực tập), học hành (học và thực thành), học hỏi (cái gì không biết thì hỏi, thảo luận).
Các trường đại học mang tính thực nghiệm lại càng cần thực hành cao hơn như trường ĐH Y khoa cũng như Đại học Nông nghiệp đều phải học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, với thực tiễn; bệnh viện, đồng ruộng, trang trại, nhà máy… là giảng đường.
Thời những năm 70-80 của thế kỷ trước, sinh viên Thú y học 6 năm, Cơ khí 5 năm còn các ngành khác học 4,5 năm.
Trong Chương trình đào tạo bao giờ cũng có thời kỳ 3 tháng đi thực tập giáo trình, thực tập môn học, đi phục vụ sản xuất 1-2 tháng… Cả thày và trò đều phải lăn vào thực tiễn.
Sinh viên mang kiến thức từ sách vở, từ bài giảng để soi với thực tế và ngược lại. Học ở trường có khi chỉ nhớ một nhưng đi thực tế lại nhớ gấp nhiều lần, có những kiến thức và kĩ năng đến khi về hưu rồi vẫn còn nhớ!
Không những trình độ của sinh viên nâng lên mà trình độ các thầy cũng được nâng lên. Thời kỳ những năm 80 của thế kỷ trước, tôi nhớ cả nước phát triển đậu tương đông, thầy trò đi các tỉnh “cắm” địa bàn để chỉ đạo sản xuất hay làm ngô trên nền đất ướt cũng vậy. Mỗi nhóm thực tập bao giờ cũng có một thầy rất giỏi cùng với mấy giáo viên mới ra trường “cắm” tại điểm thực tập ít là 1 tháng, thường vài ba tháng, có khi cả năm.
Họ gọi chúng tôi là ông bà kỹ sư đầy tôn trọng, quý như con, nấu cho ăn dù bản thân đang còn đói khát. Tự nhiên những cái đó khơi dậy lòng tự tôn, tự trọng nghề nghiệp, không thể phụ tấm lòng và niềm tin của nông dân, dần dần nhen nhóm thành tình yêu nghề. Học rất say mê dù chỉ có đèn dầu và cơm độn.
Lứa sinh viên đó sau này rất giỏi vì họ được trải nghiệm thực tế, vì được thực tế dạy cho nhiều điều không có trong sách vở, kể cả các kĩ năng mà bây giờ chúng ta gọi là “kĩ năng mềm”.
Rất may là, dù có mai một, nhưng về cơ bản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vẫn giữ được cái nếp đào tạo như thế ngay cả trong những thời kỳ khó khăn nhất. Một số nơi khác, cách thức giảng dạy bị biến dạng, méo mó, bị “ăn bớt” đi khá nhiều.
Tôi đã đến một trường đại học, ở đó người ta dạy về Công nghệ sinh học hầu như chỉ “trên giấy”, không thực hành, không thực tập, kĩ sư ngành công nghệ sinh học mà còn không biết cầm cái pipet như thế nào cho đúng. Có trường dạy về Thú y mà không có bệnh viện thú y, không có trại chăn nuôi, thầy thì thuê mướn cả.
Có phải lòng yêu nghề đã nhạt?
Ngoài giảng dạy, Học viện trước kia rất nổi tiếng về các sản phẩm khoa học, đi tiên phong trong ngành như Việt Lai 20 của thầy Hoan là giống lúa lai đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, như giống lúa lai TH3-3 của cô Trâm bán bản quyền 10 tỉ – tạo nên “quả bom” trên thị trường chuyển nhượng. Giờ phải chăng lòng yêu nghề đã nhạt đi nên sản phẩm khoa học không còn?
Không hẳn là do lòng yêu nghề nhạt phai mà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoàn cảnh và điều kiện giờ đã khác xưa. Hiện nay cán bộ có nhiều mối quan tâm hơn như cơm áo, gạo tiền, nhà ở… không như trước ai cũng như ai có phòng ở, có gạo và thực phẩm, tuy đói khát đấy nhưng vẫn đảm bảo sống tối thiểu.
Ai cũng chỉ lo nghiên cứu thôi và khi có một sản phẩm khoa học công nghệ đưa ra được giấy khen hay bằng khen, cao nữa là huân chương, rất tự hào. Mát mặt tác giả đã đành, cả trường cũng mát mặt theo.
Quan niệm sống đã khác xưa nhiều vì người ta thấy không phải cứ hết lòng hết sức vì tập thể, vì nhân dân là được đánh giá đúng. Lại thêm ra khỏi nhà là thấy tiêu cực. Lại thêm dạy quá nhiều và thu nhập từ dạy dễ dàng hơn là làm nghiên cứu khoa học, chỉ lo giấy tờ nghiệm thu, “chạy” các nơi để có đề tài đã thấy mỏi mệt…
Mới vào học, có thể còn chưa yêu nghề, nhưng khi ra trường rồi vẫn chưa yêu nghề, thấy chán nghề thì cả nhà trường và gia đình đã lãng phí một khoản đầu tư không nhỏ. |
Thời thầy Hoan cô Trâm là thời “hot” nhất về lúa lai nên giống tạo ra được cuộc sống nhiệt thành đón nhận. Ngày nay nhiều giống tốt hơn nhưng vẫn không bán được giá cao vì hết thời “hot” chứ không phải tại chất lượng kém. Chính sách khuyến khích nghiên cứu của Nhà nước cũng còn nhiều bất cập cả về cơ chế tài chính và cơ chế quản lý như trước đây chỉ cần nghiên cứu đưa ra công nghệ là giai đoạn sau đã được tiếp nhận chuyển giao theo kế hoạch.
Thêm nữa, thủ tục công nhận giống cũng nhiêu khê hơn. Trước năm 2007, công nhận giống lúa, ngô gồm 2 bước: 1- Khu vực hóa; 2- Công nhận giống Quốc gia. Để công nhận được giống khu vực hóa cần có kết quả: Khảo nghiệm VCU cộng khảo nghiệm sản xuất và trải qua 2 hội đồng. Kinh phí khá rẻ vì được hỗ trợ của Nhà nước.
Từ năm 2007 đến nay việc công nhận giống thực hiện theo QĐ95/2007/QĐ-BNN, việc công nhận giống vẫn qua 2 bước: 1- Công nhận cho sản xuất thử; 2- Công nhận chính thức. Kinh phí khảo nghiệm VCU, DUS, khảo nghiệm sản xuất cộng 2 hội đồng cho đến khi công nhận chính thức khoảng: 500 triệu đồng/giống thuần; 800-900 triệu đồng/giống lai.
Cũng có những rào cản kĩ thuật làm nản lòng các nhà khoa học như giống Bắc Thơm chống bạc lá của Học viện được sản xuất đón nhận nhưng lại rất khó đăng ký giống mới.
Thứ nữa tất cả các viện nghiên cứu trong trường phải tự lo cuộc sống theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP không những không được cấp kinh phí nghiên cứu mà còn phải nộp “khoán” cho Học viện nên một số viện trưởng, giám đốc rất thực dụng, toàn bán “lúa non” để lấy tiền nuôi quân.
![]() |
Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam được trải nghiệm thực tế. |
Đó là những sản phẩm tiềm năng nhưng không thể đợi công nhận hết thủ tục này kia, tiền hội đồng rải quá nhiều nên khi doanh nghiệp đòi mua là bán luôn.
Chúng ta còn những gì chưa rõ ràng và sòng phẳng trong chính sách đại học?
Về nguyên tắc, thời buổi tự chủ rồi, người học cần cái gì họ đóng tiền để học cái đó nhưng ở ta không thế. Ví dụ như triết học sinh viên có cần không? Rất cần, và họ phải đóng tiền để học triết học, trên thế giới này, ở đâu cũng thế cả nhưng nếu học về hệ tư tưởng, thì nên chăng Nhà nước phải trả tiền. Hoặc các môn quân sự, quốc phòng, an ninh cũng vậy. Đúng ra là, sinh viên chỉ phải đóng học phí cho những môn mà họ cần, những môn giúp họ sau này có một nghề nghiệp vững vàng để kiếm sống. Theo ý của tôi những ngành gì mà nhu cầu của xã hội không lớn mà Nhà nước lại cần thì Nhà nước cần phải trả tiền thông qua chính sách học bổng, bao gồm cả sinh hoạt phí, như ngành khuyến nông, đánh bắt hải sản, khoa học đất, xây dựng công trình nông thôn. Sinh viên những ngành này sau khi tốt nghiệp tình nguyện nhận công tác ở vùng biên giới, hải đảo thì phải đối xử với họ như chiến sĩ biên phòng. Tương tự như vậy, ngành nào xã hội có nhu cầu thì xã hội phải trả tiền, ngành nào người học muốn học thì người học phải trả tiền. Gánh nặng cơm áo gạo tiền trong khi sức chi trả của người học nhất là con em nông dân nên đã buộc không ít trường phải rút ngắn thời gian đào tạo, thực tập. Trước đây các trường khối nông lâm ngư đều có thực tập tốt nghiệp 6 tháng cùng với thời gian đi thực tập giáo trình, thực tập môn học, đi phục vụ sản xuất ít nhất cũng khoảng 30 tín chỉ nhưng hiện nay có trường không được như thế. Cách thực tập giờ cũng khác xưa. Thầy dẫn học trò xuống để đấy, vù xe máy, vù ô tô về nhà với vợ. Ít thầy ở lại lắm, trừ đi xa hẳn thì phải chịu ở lại vài ba ngày, cắt cử một sinh viên làm tổ trưởng, thỉnh thoảng báo cáo qua điện thoại tình hình ở đó thế nào, vướng đâu thì gỡ… Xưa trò xuống thực tập rất lo làm đề tài, thực hiện nhiệm vụ thầy giao nhưng những năm vừa qua từ khi học theo tín chỉ tôi có cảm giác không còn gắn bó lắm. Có thể thay thực tập tốt nghiệp bằng vài ba môn học tự chọn nào đó, miễn là đủ số tín chỉ theo qui định là xong… |
Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài II] Những lời tâm huyết của thế hệ đi trước03/12/2019, 10:13 (GMT+7)Những lời tâm huyết và lo lắng của lớp tiền bối cho tương lai nền nông nghiệp Việt Nam.
Sự khác biệt giữa các thế hệ
GS.TS Ngô Thế Dân, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kể về những năm 50 của thế kỷ trước khi học Đại học Nông nghiệp, cả xã hội còn đói nên mọi người rất quý trọng nông nghiệp: Vào trường nông nghiệp phần lớn là con em nông dân. Tôi nghĩ bố mẹ mình làm lụng quanh năm mà chưa hết mùa đã hết gạo ăn nên học nông nghiệp để góp phần thay đổi cuộc sống của bố mẹ, quê hương, đất nước mình.
![]() |
GS Ngô Thế Dân, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. |
Hồi đó Nhà nước có chủ trương đào tạo rất hợp lý. Những nhà khoa học lớn như Bác học Lương Định Của, Giáo sư Bùi Huy Đáp chẳng hạn đều quan niệm đào tạo nông nghiệp không phải chỉ ở trường mà phải kết hợp với thực tiễn. Trên ghế nhà trường chỉ có thể trang bị những kiến thức rất cơ bản, sinh viên phải xuống với nông dân để hiểu nông dân và học từ nông dân.
Tôi còn nhớ khi học môn Chọn giống cây trồng thầy Của giảng hay và kiểm tra cho tất cả sinh viên điểm 5/5. Thầy nói: “Điểm 5 ở cuộc đời mới quan trọng, các anh chị phải nhớ lấy”. Và đến nông dân bám sát thực tiễn chính thầy cũng làm như vậy, sáng sớm đã thấy thầy lặn lội ở ngoài đồng. GS Bùi Huy Đáp cũng vậy, là Viện trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật nhưng chẳng mấy khi ngồi ở văn phòng mà toàn đi đến các tỉnh, xuống với đồng ruộng để quan sát, để nghe nên mới có những đề xuất rất sát với thực tiễn.
Khóa học của chúng tôi ngay từ năm thứ nhất chỉ học có 8 tháng, 1 tháng nghỉ hè còn 2 tháng xuống nông thôn lao động giúp dân. Suốt 4 năm đều như thế. Khi hết khóa được đi thực tập ở hợp tác xã (HTX) 6 tháng. Tôi làm đề tài về phân bón mà phải trực tiếp đắp bờ, chia ô, cấy cày, tính toán lượng bón…
Làm nông nghiệp mà sợ khổ, sợ đen, sợ xấu thì không được đâu. Những người ở thành phố mà đi học nông nghiệp, số trưởng thành ít hơn người xuất thân nông thôn.
Sau khi tốt nghiệp, Bộ Nông nghiệp trưng dụng 2 năm đi biệt phái vào các đoàn chỉ đạo sản xuất. Tôi được trưng dụng về Vụ Quản lý ruộng đất để xây dựng bản đồ đất tỉnh Hà Bắc cũ sau đó xin ở lại làm việc ở Ty Nông nghiệp. Công tác ở tỉnh nhưng lại bị biệt phái làm trưởng đoàn chỉ đạo cải tạo đất bạc màu ở HTX Trung Hòa – huyện Hiệp Hòa, tôi về ở ngay nhà của chủ nhiệm “3 cùng với nông dân” cùng ăn sắn, ăn khoai với gia đình.
Khi về quê mẹ tôi thấy con đi làm lãnh đạo đoàn chỉ đạo sản xuất nên bảo: “Con ơi, muốn lúa chiêm không bị đổ thì phải làm sao? Con đi hướng dẫn nông dân mà không bằng người ta thì họ cười cho đấy”. Rồi bà giảng giải cho tôi nghe kỹ thuật làm lúa.
Cả đời bà cấy lúa chiêm, lúa mùa nên thuộc kỹ thuật như lòng bàn tay. Chính trong giai đoạn đó tôi đã học được cách xây dựng lịch gieo trồng, cách làm mạ, biết phải cấy ngày nào, trỗ ngày nào, gặt ngày nào. Điều này giúp tôi chỉ đạo sản xuất thành công. Một HTX đất bạc màu, năng suất thấp, chỉ 3,3 tấn/ha sau 2 năm lên 5,6 tấn/ha.
Tôi nghĩ kỹ sư nông nghiệp ai ra trường chịu khó đi thực tế, chịu khó đúc kết thì sẽ tiến bộ. Sau khi thời gian khoảng 6 năm công tác ở tỉnh Hà Bắc tôi được cử đi học nghiên cứu sinh ở Bungari rồi về công tác ở Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, sau chuyển về Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp VN và được đề bạt từ từ rồi làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đến 2002 thì nghỉ hưu.
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa thế hệ tôi và thế hệ trẻ bây giờ có lẽ động cơ học và niềm đam mê nghề nông nghiệp. Nói đâu xa như giữa tôi và con tôi, trong những việc của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nó bảo: “Bố cho con vào làm chỗ này chỗ nọ”. Tôi bảo con về đó là con không giỏi được đâu, muốn trưởng thành phải gian khổ, phải tôi luyện thực tế. Không muốn xuống cơ sở, không chịu đọc hàng trăm cuốn sách, đi hàng vạn bước thực tế thì làm sao mà con giỏi được?
![]() |
Thực hành chọn giống lúa. |
Bởi thế tôi mới đề nghị ông Cao Đức Phát – hồi ấy đang là Bộ trưởng Bộ NN-PTNT rằng: “Chú phải cho cháu đi cơ sở một thời gian để đào tạo chứ cứ để sáng cắp ô đi, tối cắp về thì không giỏi được đâu”.
Đó là thế hệ con, còn mấy đứa cháu của ông anh cả, anh hai tôi cũng học nông nghiệp nhưng toàn làm những thứ không đúng nghề mỗi tháng được 5-6 triệu, vẫn cao hơn lương của kỹ sư nông nghiệp mới ra trường. Chúng nó bảo: “Ôi giời ơi, nông nghiệp lương thấp lắm, bao giờ chúng cháu có tiền để mua nhà”. Hiện nay theo cơ chế tự chủ trường luôn lo nguồn thu chắc là không thể lo cho sinh viên đi thực tập, đi thực tế như ngày xưa.
Trước đây khi còn làm Thứ trưởng mỗi khi xảy ra dịch bệnh hoặc những lúc căng thẳng trong nông nghiệp tôi đều phải huy động các viện, các trường kéo sinh viên đi giúp các tỉnh cũng là dịp để thêm hiểu nông nghiệp và thương dân. Giai đoạn hiện nay tỷ lệ nông nghiệp hiện đóng góp xuống thấp, còn khoảng 14% nhưng tầm quan trọng của nông nghiệp vẫn rất lớn và không thể xem nhẹ.
Nhà nước vẫn phải chú ý đào tạo ra nhiều nhà khoa học nông nghiệp tâm huyết như Lương Định Của, Bùi Huy Đáp… Hiện nay chưa thấy ngôi sao nào nổi lên cả. Lịch sử cần người như thế nào thì người đó sẽ xuất hiện. Trước sau cũng sẽ có. Nhiều người tâm huyết với nông nghiệp xuất hiện có thể là lớp đào tạo ở nước ngoài về. Số sinh viên đi học nông nghiệp ở nước ngoài hiện nay khá nhiều. Bên ngoại nhà tôi có ít nhất 10 cháu học bên Philippines, 1 học bên Trung Quốc. Chất lượng học tốt hơn, thực hành cũng nhiều, tiếng Anh giỏi nên ra trường xin được việc luôn ở nước họ, lương mỗi đứa cả ngàn đô la Mỹ, gửi về mua đất, xây nhà ở quê.
Chỉ đứng ngoài mà ngó
GS.TS Trần Duy Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Châu Á – Thái Bình Dương kể: Tôi học Khoa Sinh học của Đại học Tổng hợp. Học đến năm thứ ba đã đi thực tập nhỏ 3 tháng, năm thứ tư thực tập lớn 6 – 9 tháng thậm chí như tôi làm luận văn về chọn tạo giống lúa mất đúng 3 vụ 1,5 năm.
![]() |
GS Trần Duy Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Châu Á – Thái Bình Dương. |
Từng tốp nhỏ sinh viên được thầy dạy kỹ các đặc điểm sinh học của cây lúa như kiểu cây, kiểu đẻ nhánh, bông hạt xếp sít, bông hạt xếp thưa, đột biến, biến dị… Tuy nghèo nhưng chúng tôi học hành rất say mê, thầy ra thầy, trò ra trò”.
Về chuyện học hành của con em nông dân ngày nay, ông bình luận: “Những năm 2000 trở về trước, các trường khối nông nghiệp là cái nôi tiêu biểu về đào tạo cho con em nông dân, công nhân, thậm chí cả trí thức. Thầy, cô rất nhiệt tình, nhiều sinh viên ra trường trở thành cán bộ ưu tú của các tỉnh hay lãnh đạo chủ chốt của ngành.
5 – 10 năm gần đây dù chúng ta nói nhiều đến cải cách giáo dục, công nghệ giảng dạy mới nhưng do áp lực phải tự chủ, dùng sinh viên nuôi thầy cô nên chất lượng đầu vào, đầu ra đều kém đi. Khi chúng về viện tôi đều phải dạy lại từ những kiến thức cơ bản nhất, ai nhanh cũng phải mất 3-6 tháng còn không 1-2 năm. Bảo bố trí công thức thí nghiệm khối ngẫu nhiên, cách chọn dòng thuần, cách lai hữu tính, chọn thế nào là bố mẹ có những dấu hiệu quý… bạn nào cũng nói theo thao thao bất tuyệt nhưng khi bảo thao tác là không biết. Hễ mó tay vào là đa phần thu được các dòng tự thụ.
Tôi hỏi, các em đều nói rằng thời gian thực tập bây giờ bị giảm đi rất nhiều, không được trực tiếp mó tay vào mà chỉ có 1 – 2 người thao tác còn lại thì đứng ngó. Các em không biết gieo mạ tốt nhất vào giai đoạn nào, xử lý thuốc kích thích nảy mầm ra sao, thế nào là mạ ngạnh trê, mạ đanh dảnh hay xử lý khi gặp các sự cố. “Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ”. Trực tiếp đụng tay vào bao giờ cũng nhớ lâu.
Còn những việc ứng dụng công nghệ cao như nuôi cấy mô, nuôi cấy bao phấn thường phải rèn dũa mất 1,5 – 2 năm. Bảo pha môi trường nuôi cấy thì không biết thứ tự pha chất nào trước chất nào sau nên hay bị kết tủa hay bảo chỉnh pH thế nào cho đạt 5,8 để nuôi cấy mô tế bào thường pha nhầm, phải đổ đi. Thậm chí có cháu bảo pha axit nitric để xử lý thuốc mầm lại đổ nước vào axit nên phát nổ, phải dùng xút với nước vôi trung hòa để sơ cứu. Trước đây, những việc như thế ai chậm mất 1 tháng còn không chỉ 1 tuần là có thể nắm bắt, giao việc được.
Cách đào tạo thạc sĩ bây giờ cũng thế, toàn chỉ là lý thuyết. Học qua loa mấy chứng chỉ và chuyên đề xong rồi làm luận văn. Khác hẳn với ngày trước, làm thạc sĩ mất 2 – 3 năm, khi học xong tất cả các chuyên đề rồi còn phải làm thí nghiệm ít nhất 1 năm, công bố một bài báo và viết luận văn…
Đào tạo ào ạt chạy theo số lượng nên nhiều người mang tiếng là thạc sĩ cũng không thể tự bố trí thí nghiệm độc lập. Lý do thứ nhất là bởi chương trình không có kinh phí để làm thí nghiệm. Lý do thứ hai bởi 1 thầy phải hướng dẫn đến 8-9 người thậm chí hơn 10 người trong khi ngày xưa chỉ 1-2 người.
![]() |
Cấy lúa thí nghiệm. |
Ngay cả đào tạo tiến sĩ cũng đang trống ở phần kinh phí bố trí cho thí nghiệm. Ai có đề tài mới làm được còn không là học “chay” hết. Hiện tượng copy và paste xuất hiện. Các luận văn tương tự được tìm thấy trên mạng nên cóp vào, thay đổi mấy con số là xong. Rất nhiều trường hợp bị tôi “bắt bài” bởi ngày xưa hướng dẫn ai đi theo chuyên ngành nào là nắm được, ai học của thầy Hoan, cô Trâm, thầy Uy, thầy Vinh, cô Minh… là biết. Nhặt một chút là phát hiện ra ngay chứ đừng nói là cóp nguyên cả trang.
Tài liệu tuy lắm, máy móc tuy hiện đại nhưng vẫn chỉ là lý thuyết suông bởi thực hành rất ngắn, có sinh viên tốt nghiệp rồi mà vẫn không phân biệt được đâu là cây cỏ lồng vực, đâu là cây lúa.
(GS.TS Trần Duy Quý) |
Tôi có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Cháu gái đầu học nghề nuôi cấy mô tế bào sau này giữ bí quyết về nhân bạch đàn cũng tạm coi thành công. Còn con trai đi theo nghề bố. Tôi biết là nó không thể lội ruộng bằng mình nên hướng cho lĩnh vực di truyền chọn giống hoa lan bởi nhàn hơn lúa nhưng cũng khó hơn lúa.
Khi nó làm xong luận án tiến sĩ, tôi hướng tiếp tục mở rộng sang việc chọn tạo giống lúa bởi cùng họ đơn tử diệp, kỹ thuật áp dụng sang nhau rất dễ. Một số người ở Phòng Kỹ thuật Di truyền (Viện Di truyền Nông nghiệp) của nó vẫn thích ngồi trong phòng điều hòa, lướt mạng và làm các thí nghiệm hiện đại chứ không thích lăn lộn trên đồng ruộng mấy, phải rèn cặp nhiều.
Về quê để làm thí nghiệm, tôi có nói với bọn trẻ rằng lội ruộng nên dậy sớm, chỉ đánh răng rửa mặt thôi, 5h30 đã phải ra đồng. Lúc đó, thời tiết mát mẻ, thứ nữa chưa có ánh sáng mặt trời nên sẽ nhìn thấy được tất cả tiềm năng của cây lúa.
Ra đồng trước, như thường lệ tôi mang theo khăn mặt, nón và quyển sổ để thấy việc gì lạ là ghi chép. Làm được khối việc rồi mà vẫn không thấy chúng đâu, do không mang theo điện thoại nên không thể gọi. Đúng 8 giờ mới thấy chúng lò dò ra, sau khi không chịu được tiếng cằn nhằn của mẹ đánh thức. Lội ruộng với tôi một tuần thì ngay ngày đầu nắng quá, đến 10h30 đã không chịu được, mấy người ngất.
Tôi cầm tay chỉ việc, dạy từng tí. Cho đến giờ là 5 năm chúng mới bắt đầu thành thạo nhưng vẫn chưa độc lập chọn tạo ra được một giống. Trước đó, chúng bảo: “Ông cho chúng con tập đoàn đẹp nhất mà mình đang có nhé!”.
Tôi trả lời: “Sẵn sàng tặng cho các anh 48 dòng của tôi đấy, thích cây nào chọn cây ấy”. Đứa nào cũng tham nên dòng nào cũng lấy 10 cây. Thế mà từ năm 2014 đến nay cả nhóm mới ra được 2 dòng để khảo nghiệm còn tôi đã ra 3 giống quốc gia bán bản quyền từ 700 triệu – 1 tỉ đồng như Sơn Lâm 1, QP5, và BQ.
Sự say mê và quyết tâm vượt khó kém hơn chúng tôi ngày xưa. Thứ nữa là làm nghiên cứu nhưng vẫn cầm chừng để đợi xin đề tài của Nhà nước chứ không dám tự mình bỏ tiền túi ra… Đôi lúc thằng con tôi nó phàn nàn bố mình đã đưa nhiều dòng quá mà vẫn chưa đạt kết quả, chưa bán được giống nào, tôi phải an ủi: “Bây giờ bố nuôi con, cho các dòng, cho xăng xe đi lại… chi ra rất nhiều thì khi nào bán con mới được chia chứ!”. Khi bán được một hai dòng, có tiền chia cho nó mới tích cực nghiên cứu. Cũng may, so với trước, nó và các đồng nghiệp đã tiến bộ hơn nhiều.
Nhảy tót từ tầng một lên tầng haiAnh Vũ Đăng Viên – Phó giám đốc Cty Gà giống Dabaco mở đầu cuộc nói chuyện với tôi bằng những nhận xét: “Tôi học khóa 39 Khoa Thú y của trường Đại học Nông nghiệp I nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam… Cty Gà giống Dabaco của chúng tôi mỗi năm nhận nhiều sinh viên đến thực tập và cũng tiếp nhận một số vào làm việc nên hiểu khá rõ chất lượng đào tạo của các trường khối nông nghiệp hiện nay. Khoảng 5 năm gần đây, vẫn có sinh viên khá giỏi nhưng ít còn phải cỡ 70% tốt nghiệp rồi mà vẫn giống như người ở trên mây vậy. Yếu cả lý thuyết lẫn thực hành. Nhiều thứ rất cơ bản các em cũng không hề biết như cấu tạo khung xương của con gà rồi hệ hô hấp, hệ thống mạch máu… Hỏi tại sao, các em chỉ cười. Bởi vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng 30% phải tự bỏ cuộc. Ngay cả cách học theo tín chỉ tôi thấy cũng có vấn đề. Giống như người đi cầu thang phải bước từng bước, học cũng phải từ thấp đến cao, từ dễ lên khó. Kiến thức của cái này liên quan đến cái kia, đằng này các em lại muốn nhảy tót một phát từ tầng một lên luôn tầng hai thậm chí tầng ba. Sinh viên năm thứ hai, thứ ba đăng ký học những môn chung với sinh viên năm cuối, cứ loạn hết cả lên. Học nhồi nhét thế làm sao vào đầu được? Thực hành ít thế làm sao thành thạo được? Lòng yêu nghề của đa số các em là kém, thường chê nông nghiệp lương thấp, vất vả nên cứ vào vào, ra ra suốt”. |
Ưu tư của một cựu sinh viên khoa chăn nuôi... Tháng giêng Kỷ Hợi, chúng tôi, những sinh viên lớp Chăn nuôi 21B Đại học Nông nghiệp I hẹn nhau tụ hội về cao nguyên Mộc Châu họp mặt trùng vào dịp kỷ niệm 38 năm tốt nghiệp. Gần 40 năm trước, cuối xuân năm 1980, lớp chúng tôi đã lên đây thực tập giáo trình và mấy môn học thực địa những ba tháng…
Sau nửa tháng học, chúng tôi được chia thành các nhóm, mỗi nhóm mươi người về các đội sản xuất. Nhóm của tôi về đội 8.4 ở sâu trong núi, được bố trí ở trong một ngôi nhà tập thể của công nhân. Để nhường nhà cho chúng tôi các công nhân phải dồn sang khu khác ở chật chội với nhau. Công nhân được phân chia theo các đầu mục công việc như chăm sóc đồng cỏ rồi thu lượm, phơi khô, bảo quản, ủ chua… còn chăn nuôi thì thuần giống bò sữa lang trắng đen Hà Lan. Sinh viên chúng tôi được thực tế cùng họ làm một số công việc. Thú nhất là theo bò ra đồng chăn thả kiểu quay vòng rồi tha thẩn ngắm mây núi hoặc đi nhặt nấm đất, nấm cỏ nảy rất nhiều sau mưa… Thú nhì là trực đêm khi có bò chửa dự đẻ, vừa biết kỹ thuật đỡ vừa nướng ngô, sắn ăn và sớm hôm sau có sữa đầu uống… Nay, trở về vùng đất xưa, chẳng ai thấy mình già cả. Lại bông đùa, chòng ghẹo như thuở sinh viên… Ngần ấy con người trong ngần ấy năm tháng, sự nghiệp, cuộc đời thành bại khác nhau, nỗi vui buồn cũng khác nhau nhưng chẳng hề hấn gì. Trong số các bạn cùng lớp có vài người ở lại trường làm giáo viên, thành thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư… Hàn huyên chuyện nghề xưa và nay thấy có nhiều đổi khác, vui có, buồn có. Ngày ấy, trường tôi cả khóa lấy có 500 sinh viên nên mỗi khoa lớn đều dưới một trăm, có chuyên ngành hẹp chỉ mấy chục. Đào tạo tinh hoa, thực tập kỹ càng theo mô hình: Phòng Thí nghiệm – Trang trại của nhà trường – Cơ sở sản xuất ngoài xã hội. Vậy nên chất lượng khá tốt, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp tiếp cận nhanh với thực tế sản xuất. Giờ đây, đành rằng, trường mở thêm một số ngành mới, song số lượng chiêu sinh hàng năm quá lớn nên việc đào tạo cũng gặp những khó khăn nhất định. Đối với các chuyên ngành kỹ thuật, mặc dù hiện nay thiết bị giảng dạy hiện đại hơn nhưng thực hành kém cũng khó đảm bảo chất lượng… Vẫn biết, nhu cầu đào tạo của xã hội hiện nay quá lớn nên các trường nông nghiệp phải mở rộng quy mô song mở đến đâu là vừa lại là một vấn đề mà hầu như trường nào cũng không muốn trả lời. Nguyễn Chu Nhạc (Cựu sinh viên lớp Chăn nuôi 21B, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) |
Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài III] Thân phận trường ‘chiếu dưới’04/12/2019, 10:33 (GMT+7)Tổng nhu cầu học đại học của xã hội 2-3 năm nay đang giảm. Trong cái giảm chung đó khối nông lâm nghiệp giảm nhanh hơn. Dự báo sẽ có trường đại học có khoa giáo viên đông hơn sinh viên.
![]() |
Lễ khai giảng của trường phổ thông trong Đại học Nông lâm Bắc Giang. |
Sau buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quang Hà – Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm Bắc Giang cởi mở với tôi về tình hình đào tạo. Theo ông 2-3 năm gần đây số sinh viên chính quy vào trường mỗi năm chỉ trên dưới 100 nếu kể cả liên thông nữa cũng chưa đầy 300 trong khi trước chỉ riêng chính quy đã khoảng 300.
Trường có 14 ngành đào tạo thì 2 năm nay cỡ ½ không có sinh viên như Lâm nghiệp gồm 3 ngành Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng và Lâm nghiệp đô thị. Lâm nghiệp đô thị “chết yểu” từ lúc trường thành lập ngành 4 năm trước còn Quản lý tài nguyên rừng “chết” từ năm ngoái. Ngành lớn tiếp theo không có sinh viên là Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm nay toàn bộ các ngành của Tài nguyên Môi trường gồm Quản lý đất đai và Quản lý tài nguyên môi trường đều không có sinh viên. Những ngành èo uột có Công nghệ thực phẩm, Khoa học cây trồng…
Chỉ 3 ngành có sinh viên là Thú y, Công nghệ thực phẩm và Kế toán.
“Cứ tình hình này 1-2 năm nữa tôi dự đoán sẽ có những khoa không sinh viên. Hiện tổng số cán bộ viên chức của trường có 230 người trong đó khoảng 160 là giảng viên nhưng tổng số sinh viên các khóa đang học chỉ khoảng 1.000, quá ít”, thầy Hà bày tỏ.
Hiện tại ngân sách cấp cho trường mỗi năm 13-14 tỉ, đủ cho khoảng ½ khoản chi tiêu, số còn lại phải tự lo trong đó học phí đang chiếm 70-80% trong khi lộ trình tự chủ là cột mốc vào năm 2021.
“Chúng tôi đang cố gắng không để cho tỷ lệ học phí giảm xuống. Ngoài đào tạo trong trường còn có đào tạo bên ngoài. Ngoài sinh viên đại học còn có sinh viên cao học và học sinh phổ thông.
Quá trình vận động xin thành lập trường phổ thông mất 1 năm và tuy quyết định do UBND tỉnh vẫn phải có sự đồng ý của bộ chủ quản. Trường PTTH của chúng tôi là dạng tự chủ tài chính nên có quyền thu học phí theo nhu cầu, tất nhiên phải theo trần của Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định. (Chuyện mở hệ phổ thông tự chủ tài chính trong đại học này khác hoàn toàn với một số trường phổ thông năng khiếu của Đại học Sư phạm, Khoa học Tự nhiên bởi vì đây chỉ là phổ thông bình thường – PV).
Chúng tôi đã giải quyết được việc làm cho hơn 10 giáo viên cơ hữu khi chuyển hẳn 1 khoa cơ bản của hệ đại học sang phổ thông. Đó là mới 1 khóa tuyển sinh lớp 10 còn tương lai khi kín các lớp 11, 12 sẽ được khoảng 20 giáo viên, sẽ cơ bản tự chủ kinh phí. Trường Đại học Lâm nghiệp mấy năm trước đã có trường phổ thông bên trong nhưng đó là trường công lập chứ không phải tự chủ tài chính như thế này”.
Tuy nhiên theo thầy Hà, mở trường phổ thông thực ra là một bước lùi của đơn vị khi đại học phải phát triển lên cao học, nghiên cứu sinh nhưng trong tình thế khó khăn như hiện nay cực chẳng đã phải làm với hai mục đích chính: “Thứ nhất, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên không bị lãng phí. Chúng tôi không xây thêm bất cứ cái gì cả bởi các giảng đường được thiết kế cho 3.000 sinh viên giờ mới chỉ có 1.000 nên ước tính sẽ phải bổ sung 1.000 học sinh phổ thông.
![]() |
Ảnh: Dương Đình Tường. |
Thứ hai, hi vọng dài hơi hơn là tạo nguồn cho đại học, ít nhất trong khoảng 300 học sinh phổ thông ra trường hàng năm thì ở đây chúng tôi cố gắng dạy dỗ các em tử tế, tạo nên tình yêu trường nên một số trong đó sẽ chọn hệ đại học của Nông lâm Bắc Giang. Tất nhiên đó vẫn chỉ là tính cua trong lỗ chứ chưa có cơ sở khoa học nào cả bởi với hướng dạy cho hệ phổ thông thật giỏi các cháu sẽ có cơ hội để đi các trường đại học khác trong và ngoài nước”.
Thân phận những trường “chiếu dưới”
Thầy Hà phân tích, tổng nhu cầu học đại học của xã hội 2-3 năm nay đang giảm. Trong cái giảm chung đó khối nông lâm nghiệp giảm nhanh hơn và các trường thuộc tốp dưới nhất là mới từ cao đẳng lên đại học giảm khủng khiếp.
Năm 1983 khi trường Đại học Nông nghiệp II di vào Huế thì trường Trung cấp Sông Lô lại được chuyển từ Tuyên Quang về tiếp quản trên chính cái nền móng cũ, năm 1999 lên cao đẳng, năm 2011 lên đại học. Khi mặc xong chiếc “áo” đại học từ 2011-2016 tình hình tương đối ổn nhưng 3 năm gần đây lại rất kém.
“Từ một trường cao đẳng mạnh chúng tôi đã trở thành một trường đại học yếu. Nếu giữ nguyên mô hình cao đẳng với ngành nghề đào tạo không quá nhiều tôi tin sẽ bền vững hơn nhưng cũng không hơn được bao nhiêu bởi tình hình chung của các trường cao đẳng bây giờ đang xuống.
Các trường đại học tốp trên trong khối không suy giảm quá nhiều bởi chủ quan là do thương hiệu, khách quan là do địa điểm, thêm vào đó họ không bị ràng buộc bởi những chỉ tiêu như điểm chuẩn đầu vào giống trước đây. Sinh viên của chúng tôi 3-4 năm trước chủ yếu là trượt Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Học viện như một cái sàng còn chúng tôi là cái nia nhưng giờ đây thì không lọt tí nào nữa.
Tất cả những học sinh có nhu cầu học nông nghiệp đều được tiếp nhận hết vì sức ép rất lớn từ số lượng cần phải tuyển. Không chỉ xét điểm chuẩn mà trường còn xét học bạ, thậm chí còn thấp hơn chuẩn của chúng tôi.
Năm 2018 chúng tôi có ít nhất 60 học sinh đã chọn vào theo nguyện vọng 1 rồi nhưng khi Học viện Nông nghiệp Việt Nam nới rộng đầu vào thì lại chuyển đi hết”.
Năm 2019 điểm sàn của tất cả các ngành học tại Đại học Nông lâm Bắc Giang là 13 điểm: “Đầu vào gần đây rất thấp nên không thể nói đầu ra sẽ cao được.
Chúng tôi không thiết kế cho một chương trình dạy kiểu tinh hoa, không đặt ra những vấn đề lớn như sản xuất vắc xin, giải mã bản đồ gene… mà là ứng dụng với tỷ lệ thực hành chiếm cỡ 50% nhờ bỏ khá nhiều dung lượng của những môn như thể dục, chính trị, quân sự…
Quy mô sinh viên nhỏ hơn, cách thức tổ chức thí nghiệm nhờ đó mà bài bản hơn, sắp xếp hẳn được nửa năm cho sinh viên đi làm trong các công ty.
Thực tế 2-3 năm gần đây các công ty đến xin người, phỏng vấn, số lượng chỉ tiêu tuyển cao gấp 1,5 lần số sinh viên của trường nên gần như 100% đều có thể xin được việc làm. Tuy nhiên chỉ khoảng ½ số đó chấp nhận tham gia phỏng vấn của doanh nghiệp.
Có một bộ phận khá lớn, khoảng ¼ ra trường không thích làm kỹ thuật nông nghiệp bởi phải lăn lộn ngoài đồng ruộng, trong trại chăn nuôi. Họ muốn thành công chức hoặc viên chức thậm chí chỉ là hợp đồng rồi chờ đợi thi tuyển…”.
Mất 15 ngày liên lạc với hết Hiệu trưởng lẫn Trưởng phòng Đào tạo, Phó phòng Đào tạo của Đại học Lâm nghiệp nhưng phần có lẽ vì bận túi bụi khi phải tiếp đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục Đào tạo vì quá nhiều mã ngành lấy điểm sàn cực thấp có 13, phần vì ngại nên tôi vẫn chưa làm việc được với đơn vị này. |
So sánh việc học xưa và nay, thầy Hà nhận định: “Tỷ lệ người giỏi trên tổng số sinh viên nay kém hơn bởi giả sử xưa có 10 người đi học/10.000 dân thì nay đã đông hơn rất nhiều lần. Xưa là đào tạo kiểu tinh hoa, không chỉ giỏi về trí tuệ mà còn rất yêu nghề.
Chúng tôi học 5 năm, mỗi học kỳ học 3 môn, tổng cộng suốt quá trình học khoảng 30 môn còn nay học 60 môn là bình thường mà thời gian học lại rút ngắn xuống còn 4 năm.
Kiến thức trải rộng kiểu mành mành nhưng lại không sâu, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Tôi thích kiểu đào tạo theo mô hình cũ nhưng có một loạt những vấn đề mà trước hết cần số lượng sinh viên phải đông.
Theo tiêu chí sắp ban hành để đánh giá các trường đại học, có 5.000 sinh viên trở xuống là nhỏ, 5.000-10.000 là trung bình nhỏ, 10.000-15.000 là trung bình, trên 15.000 là lớn thì trường của chúng tôi chỉ là dạng mini.
Còn về chương trình dạy, lúc tuyển dụng các công ty có các yêu cầu rất đa dạng về các kỹ năng cần thiết, nếu không học những môn có liên quan thì cơ hội xin việc giảm đi. Bởi thế, có thời các trường thiết kế chương trình học kiểu xã hội cần gì thì đáp ứng nấy.
Thay vì học 1 môn thì phải học 3 môn, thay vì mỗi môn 6 tín chỉ thì 2 tín chỉ. Mô hình học nào hơn thì còn phải bàn nhưng chuyên gia về từng lĩnh vực thì bây giờ kém.
Bởi chất lượng như vậy nên tỷ lệ các em ra trường mà vươn lên làm ở các vị trí then chốt hay lãnh đạo của ngành sau này sẽ giảm đáng kể. Học viện Nông nghiệp Việt Nam có tỷ lệ nào đấy là tinh hoa chứ còn các trường tốp dưới như trường tôi, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Lâm nghiệp sẽ rất khó”.
Tân sinh viên duy nhất của khoa
Hai tháng trước tôi gặp Dương Việt Cường ở huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang khi em vừa mới xuống núi làm tân sinh viên duy nhất của khoa Nông học. Bản thân em không hề biết mình là trường hợp vô cùng đặc biệt cho đến khi tôi nói ra điều ấy.
Với điểm số không đến nỗi tệ, 16,65 của khối D, tại sao em không nghĩ đến trường khác mà chọn Đại học Nông lâm Bắc Giang, tôi hỏi. Cường đáp: “Do mấy anh hàng xóm học khóa trên giới thiệu chứ em không biết trường nào với trường nào cả. Vừa rồi bố dẫn xuống trường nhập học, em mới xin chuyển sang khoa Thú y bởi trên đó đang thiếu cán bộ thú y…”.
![]() |
Sinh viên duy nhất của Khoa nông học (nhân vật bên trái) cũng đã xin chuyển sang khoa Thú y. |
TS Hoàng Thị Thao – Phó khoa Nông học trước đây là người của khoa Công nghệ sinh học, khi cô đi học nghiên cứu sinh về thì khoa mình đã sáp nhập vào khoa Nông học.
Giờ thì khoa Lâm nghiệp bởi không có sinh viên nên TS Nguyễn Văn Hoàn kiêm luôn trưởng cả hai khoa là Lâm nghiệp và Nông học. TS Thao trải lòng: Khoa Nông học có 3 ngành năm 2018, Khoa học cây trồng có 8 sinh viên, Bảo vệ thực vật không có ai còn Công nghệ sinh học 3 năm rồi chẳng người nào đăng ký. Nay đợt 1 đã nhập học mà cả khoa chỉ tuyển được 1 sinh viên duy nhất trong khi giảng viên có gần 20 người.
Khoa Lâm nghiệp với 8 giảng viên 3 năm rồi cũng không có sinh viên nên chỉ còn 1 lớp của khóa 6 đang học dở. Muốn mở 1 lớp trước đây theo quy định tối thiểu phải 15 người nhưng giờ có thể chỉ 10 người tuy nhiên vẫn không đủ nên phải học ghép 2-3 lớp vào 1 lớp với những môn cơ bản.
Thú y là khoa còn khá nhất nhì của trường. Theo TS Đoàn Phương Thúy – phụ trách khoa, năm 2017 mở được 1 lớp chăn nuôi, 1 lớp thú y, 1 lớp cao đẳng tổng cộng khoảng 100 em; 2018 mở được 2 lớp thú y, 1 lớp cao đẳng nhưng chăn nuôi không còn ai xin học; 2019 đợt 1 tổng cộng chỉ được hơn 20 sinh viên đăng ký: “Nếu sắp tới tự chủ tài chính như những trường đã thí điểm thì còn khó cho trường tôi nữa bởi họ thương hiệu hơn mà còn phải hạ điểm chuẩn bằng của mình.
Khoa có 29 cán bộ, giảng viên hiện đầu việc vẫn còn vì còn sinh viên của mấy khóa trước nhưng 1-2 năm tới sẽ nguy cơ nhất là khi bỏ hệ thống thú y xã, sáp nhập các trạm huyện thành Trung tâm, nhu cầu người học ít đi. Ít sinh viên cũng có lợi thế về thực hành khi 152 tín chỉ của khoa thì lý thuyết chỉ chiếm phân nửa.
Tuy nhiên bởi số lượng ít nên nếu mua các động vật nhỏ để thực hành giải phẫu thì dễ còn các đại gia súc như trâu bò phải thay thế bằng dê cho rẻ. Đàn bò sữa, bò thịt hơn 10 con của trường hai năm trước đã phải bán đi vì không đủ kinh phí để duy trì nên giờ đây đều phải nhờ tất vào cơ sở bên ngoài, sinh viên không được chạm tay vào con dao, cái kéo mà chủ yếu là đứng ngó, đứng nhòm.
![]() Hai khoa này tương lai gần sẽ phải chuyển thành viện nghiên cứu, có con dấu riêng để có thể lo ½ kinh phí nhờ nghiên cứu, chuyển giao thay vì đào tạo. Đã bắt đầu có hiện tượng “chảy máu” giáo viên nhưng giáo viên của chúng tôi phần lớn chưa đủ giỏi để “chảy” nên mới chỉ có vài ba tiến sĩ trong đó có người thuộc hàng top trong trường chuyển đi. Để sinh sống, phần lớn phải làm thêm nhiều nghề, chủ yếu là bán cây giống hoặc mở trung tâm tin học, ngoại ngữ hay làm thuê cho bên ngoài”. (PGS.TS Nguyễn Quang Hà – Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm Bắc Giang) |
Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài IV] Bất cập kiểu học theo tín chỉ05/12/2019, 07:30 (GMT+7)Lý vừa rồi đăng ký học môn giải phẫu vật nuôi 2 gồm 8 buổi do trưởng khoa dạy, buổi đầu tiên ông không đến, sau đó thì buổi đực buổi cái thành ra thiếu.
Gian nan đăng ký
5h sáng, ngoài trời vẫn tối đen như mực, trong căn phòng 1 cửa sổ rộng chỉ khoảng 5m2 ẩm thấp như một cái hang còn tối hơn, Văn Công Lý (em không muốn đưa tên thật lên báo nên chúng tôi xin đổi tên để dễ hình dung – PV) sinh viên năm thứ 4 Khoa Thú y đã trở dậy.
![]() |
Văn Công Lý (đã đổi tên), sinh viên năm thứ 4 Khoa Thú y. |
Mắt nhắm mắt mở cậu lùa vội chiếc bàn chải vào miệng đánh vội răng, rửa vội mặt rồi ngồi canh bên cái máy tính. Kim đồng hồ vừa chỉ 7h cái là Lý tay ấn liên tục để làm sao vào được mạng của nhà trường nhanh nhất có thể. Sóng wifi rất căng, tuy nhiên từ 7h sáng đến 12h trưa cậu vẫn ở bên ngoài mạng, đến khi vào được thì những môn định đăng ký học đã hết.
Kỳ đầu tiên chân ướt chân ráo từ vùng quê miền Trung ra Hà Nội nhập học với đầy ước mơ hoài bão cậu thấy chưa có gì bất cập cả bởi thời khóa biểu các môn đã được nhà trường đăng ký sẵn.
Đến kỳ thứ hai, cậu mới thực sự “nếm mùi” khi phải tự đăng ký tín chỉ: “Mình có quyền được chọn môn này hoặc môn kia để học. Môn nào thích hoặc không thích học trước hay sau đều được với điều kiện môn đó không phải là môn tiên quyết (môn tiên quyết là môn bắt buộc học xong thì mới được học môn tiếp theo).
Tối thiểu mỗi kỳ mỗi sinh viên phải đăng ký 15 và tối đa 25 tín chỉ nhưng rất khó vì phải nhập vào mạng nội bộ của trường trong một thời điểm từ 7h sáng đến 12h đêm của duy nhất 1 ngày. Mỗi môn học thường có 2 – 3 lớp, mỗi lớp tầm 100 sinh viên, khi đã kín hết em phải đăng ký những môn khác không có trong dự định”.
Mạng từ phòng máy tính của các khoa được ưu tiên hơn trong việc đăng ký nhưng do nhu cầu của sinh viên quá nhiều nên cũng thường quá tải. Phòng có 20 – 30 máy, riêng khóa 61 của Khoa Thú y sinh viên đã gần 1.000 bởi thế kỳ sau cậu không đăng ký ở nhà cũng không đăng ký ở khoa mà tìm đến Khoa Chăn nuôi – nơi chị gái mình đang học.
Người xếp chật hành lang, người ken cứng mấy tầng nhà nên chờ từ 7h sáng đến 9h sáng mới tới lượt. Nếu may mắn vào được mạng luôn thì bấm 20 phút cũng chưa chắc đã xong việc đăng ký.
“Kỳ nào em cũng không đăng ký được đúng những môn mình đã chọn phần bởi quá tải, phần bởi lớp có môn học đó lại không được mở bởi thiếu giảng viên như môn tiếng La Tinh (để đọc các thuật ngữ chuyên ngành) chẳng hạn. Giờ hành chính không có đủ lớp để học nên sinh viên thường phải học ban đêm từ 6h – 9h.
Thầy dạy môn này cũng tâm huyết nhưng gần 1.000 sinh viên một khóa mà chỉ có một mình nên không thể xẻ đôi, xẻ ba người ra mà dạy được. Học ban đêm học phí mỗi tín chỉ lại nhân hệ số 1,5 lần chứ không phải là 466.000 đồng nữa”.
Không chỉ tiếng La Tinh bị quá tải. Hè vừa rồi cậu phải học ngoài giờ mất 3 môn trong đó 2 môn do không thể đăng ký nổi trước đó là Ký sinh trùng và Sinh sản 1 còn 1 môn thì học trước. Phải học như thế để cho kịp tiến độ 5 năm có thể ra trường chứ nếu vào năm với 25 tín chỉ dồn lại vừa mệt vừa sợ học phí gộp vào một lúc 13 – 14 triệu khó bề xoay xở.
![]() |
Thực hành trên kính hiển vi của sinh viên khoa thú y. |
Bố làm thợ xây, mẹ đi bán dừa, ngoài học phí, mỗi tháng chắt bóp gửi lên cho con thêm được 2 triệu sinh hoạt phí. Không đủ tiền tiêu, cậu phải đi bưng bê cho các nhà hàng tiệc cưới hay chạy xe ôm để kiếm thêm. Gần đây, nhờ liên miên đi tiêm gà cho các trang trại, được người ta bao ăn uống, nhu cầu tiêu không nhiều nên 2 triệu của bố mẹ gửi cho cậu vẫn tạm đủ còn nhiều bạn khác thường xuyên túng thiếu.
Thèm học và thực hành
“Em góp ý những mong mọi thứ sẽ tốt lên, có thể thế hệ chúng em chưa được hưởng thì các em khác sẽ được hưởng chứ kiểu học theo tín chỉ hiện nay còn quá nhiều bất cập.
Nói trường tự chủ nghĩa là sinh viên nuôi thầy cô nhưng chúng em thích học ai rất hiếm khi đăng ký được bởi thời gian nhập vào mạng đã rất khó, vào rồi ở trong cũng chỉ được khoảng 20 phút, nếu lâu sẽ tự động bị bật ra.
Quãng thời gian ngắn ngủi đó phải nhìn qua một loạt những môn phù hợp, phải đăng ký thật nhanh chứ không có thời gian để tìm hiểu thầy cô có mã giảng viên thế này, vào mạng xem thời khóa biểu tuần này dạy lớp nọ, lớp kia…”, Lý tâm sự.
Kỳ vừa rồi Lý đăng ký học môn Giải phẫu vật nuôi 2 gồm 8 buổi mà không biết là ai sẽ dạy. Buổi đầu tiên đến không thấy thầy đâu mà có một bạn ở lớp thông báo: “Hôm nay thầy có việc bận không dạy được”. Buổi thứ hai đến mới biết là trưởng khoa.
Đây là môn rất khó, được người có kinh nghiệm giảng thì rất thích nhưng buổi thứ ba đến lại không thấy thầy đâu cả. Cuối cùng học tổng cộng cả theo lịch lẫn bù được 4 buổi. Bởi nén lại nên thầy phải giảng rất nhanh khiến cho nhiều sinh viên rất khó để tiếp thu.
![]() |
Vật nuôi trong trại để làm thí nghiệm. |
“Khoa Thú y cần nhiều tiền để đầu tư vào cơ sở vật chất, dụng cụ thực hành nên học phí cao hơn các khoa khác gấp rưỡi hoặc gấp đôi cũng là điều dễ chấp nhận nhưng chúng em cũng yêu cầu phải nhận lại tương xứng.
Nhiều môn học trên động vật sống, mỗi buổi thực hành thường có 25 sinh viên, mỗi người phải tiêm thử một đôi lần rồi mới tiêm thật vài lần để chuyển sang cho bạn khác. Con lợn, con bò sau buổi thực hành vẫn được giữ lại buổi sau cho 25 sinh viên khác đến tiêm và những buổi sau nữa. Bị mấy trăm, mấy ngàn mũi kim chọc choe choét khắp cơ thể, con vật không bị stress mới là lạ”. (Tâm sự sinh viên khoa Thú y) |
Học kỳ hè này, Lý thực hành môn Sinh sản thú y 1 gồm 3 buổi nhưng thầy dạy thay cho cô được phân công lại hỏi ý kiến cả lớp rằng gộp lại thành 1 buổi duy nhất có được không, tất cả đều ngại nên đành phải gật đầu.
Cũng tương tự như thế là sinh viên Trần Văn B khóa 61 phải học môn giải phẫu vật nuôi 1 gồm 3 tín chỉ vào buổi tối với giá gấp rưỡi học trong giờ chỉ bởi vì không đăng ký nổi.
B cho hay, một số môn thực hành gồm 3 buổi nhưng chỉ làm 2 buổi để tiết kiệm thời gian như dược lý, độc chất đặc biệt môn Bệnh rối loạn dinh dưỡng không tổ chức được một buổi nào.
Thầy giải thích: “Đặc thù của môn này phải có động vật thiếu dinh dưỡng để thực hành nhưng hiện tại chưa có, khi nào có thầy sẽ thông báo sau. Cả lớp thay bằng viết bài tiểu luận”. Mấy tháng rồi cũng chẳng thấy có thông báo nào nên cả lớp cứ tiếc rẻ mãi vì thầy có cách dạy khá hấp dẫn.
Cùng nhóm nghiên cứu với B có Nguyễn Thị H – một sinh viên dám vượt qua định kiến của bố mẹ về chuyện học đại học sau này khó xin việc.
Cô rời vùng quê xa lắc, xa lơ của mình và tự trang trải toàn bộ chi phí ngay từ kỳ đầu bằng cách làm thêm đủ thứ nghề để lo cái ăn, cái ở còn học phí thì dùng sổ hộ nghèo của gia đình để vay ngân hàng, mỗi kỳ được 7 triệu.
Số còn thiếu, cô phải đi vay mượn thêm, hiện tổng nợ đã lên đến hơn 40 triệu.
Nữ sinh này phàn nàn: “Môn Sinh sản 1 do thầy đi nước ngoài nên 2 tuần nay vắng mặt cũng chẳng có ai dạy thay trong khi đó chỉ cần sinh viên nộp tiền học phí chậm là không được thi.
Do động vật thí nghiệm không đủ nên môn Ngoại khoa dù chúng em đang học lý thuyết nhưng thầy có nói trước rằng phần thực hành gồm 5 buổi khoa chỉ chi cho mỗi sinh viên mấy nghìn thành ra phải chuyển sang học… lý thuyết 4 buổi còn buổi cuối mới được thực hành trên dê. Với cách dạy và học như này em không thể tự tin khi ra trường có thể thích ứng với công việc”.
2 năm tiên tiến là vào thẳng đại học
Lý mới đón đứa em họ ra nhập học Khoa công nghệ thực phẩm. Trước khi thi tốt nghiệp phổ thông nó đã biết chắc là đậu rồi bởi chỉ 2 năm học sinh tiên tiến là được vào thẳng.
“Cơ chế tuyển sinh ngày càng dễ. Năm em vào, Khoa Thú y lấy 18 điểm giờ chỉ cần 15 điểm đã vào được rồi thậm chí chỉ xét học bạ 2 năm tiên tiến là xong.
Thầy cô đa số là yêu nghề nhưng vẫn có một bộ phận không nhiệt huyết lắm còn sinh viên thì cũng tùy. Xã hội giờ nhiều người không thích học nông nghiệp nên chất lượng đầu vào của sinh viên khá thấp nhưng em lại rất thích học thú y”.
Khoa của cậu học 5 năm trong đó 4,5 năm học trên lớp và 1/2 năm thực tập nhưng chẳng biết sau này thời gian thực tập có đầy đặn không chứ như người chị học khoa Chăn nuôi khóa 59 thực tập chỉ được khoảng 1 – 2 tháng. May mắn được nhận vào làm trong phòng công thức của một công ty cám của Hàn Quốc, cô phải cật lực bổ sung các kỹ năng còn đang bị khuyết…
Theo Lý, thời gian thực hành ngắn nhưng ngược lại các môn học không cần thiết lắm đối với chuyên ngành em như xác suất thống kê, toán cao cấp, hóa phân tích… lại dài. Các môn điều kiện cũng tốn nhiều tín chỉ như thể dục 3 tín chỉ, quốc phòng 8 tín chỉ, kỹ năng mềm (dạy làm việc nhóm, giao tiếp) 6 tín chỉ.
Các môn học này tất cả các sinh viên trong trường cùng học một thầy, cùng trên một sân vận động, cùng mọi điều kiện như nhau, học lẫn cùng nhau nhưng số tiền đóng chênh lệch có khi gấp đôi chỉ bởi vì Lý là sinh viên Khoa Thú y. Cũng tương tự thế, các môn khác như Triết học, chủ nghĩa Mác, Tư tưởng cùng học một cô, cùng ngồi chung một lớp, cùng chung một cái điều hòa nhưng sinh viên Khoa Thú y phải đóng 466.000 đồng/tín chỉ.
“Nhiều lần bọn em đã ý kiến lên khoa, lên trường nhưng các thầy cô trả lời rằng ước tổng chi phí đào tạo của một sinh viên rồi chia cho 159 tín chỉ nên bất kể tín chỉ chuyên ngành hay không chuyên ngành thì vẫn phải đóng như thế”, Lý nói.
“Tổng cộng học Thú y có 159 tín chỉ, lúc đầu mỗi tín chỉ 381.000 đồng giờ đã là 466.000 đồng. Một học kỳ trung bình 22 tín chỉ mất 10 – 12 triệu trong khi đó thực học trên lớp chỉ khoảng 3 tháng, tính ra học phí phải hơn 3 triệu/tháng. Hết khóa 5 năm riêng học phí mất chừng 100 triệu nên chi phí ít nhất của 1 sinh viên phải 200 triệu còn trung bình 250 – 300 triệu”. |
Về vấn đề thiếu một số buổi học và thực hành, NNVN đã liên hệ với Ban Công tác Chính trị và Công tác Sinh viên của trường, người phụ trách sau đó đã tìm gặp riêng được 3 sinh viên năm thứ 4 để hỏi.
Kết quả sơ bộ, về 8 buổi dạy của thầy phụ trách môn Giải phẫu vật nuôi 2 có nghỉ mấy buổi nhưng có tổ chức dạy bù tổng cộng thành 5 hoặc 6 buổi gì đó. “Tôi đoán một số sinh viên nghỉ không đi học bù hoặc thi trượt nên thắc mắc”. Về 3 buổi thực hành rối loạn dinh dưỡng do thầy không tìm được mẫu động vật thiếu dinh dưỡng nên thay bằng giao cho sinh viên viết bài tiểu luận. Về 3 buổi thực hành Sinh sản thú y 1 do thầy dạy thay đã hỏi và thống nhất với lớp thực hành gộp 3 buổi thành 1. Trong thời gian tới Ban có thể hỏi mở rộng thêm các sinh viên khác, sớm nhất sẽ có kết quả thông báo lại cho báo. Qua đây nhà trường sẽ lưu ý các khoa nhắc nhở, rút kinh nghiệm ngay hiện tượng này để nâng cao chất lượng giảng dạy. |
Con em nông dân đang học hành như thế nào? [Bài cuối] Gánh nặng nơi quê nhà06/12/2019, 09:40 (GMT+7)Để lo cho con gái học đại học, chị Túc phải thắt lưng buộc bụng đủ đường thậm chí còn phải đi vay nặng lãi. Hiện tổng nợ của chị đã lên đến trên 50 triệu, lãi mỗi tháng hơn 1 triệu.
- Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài IV] Bất cập kiểu học theo tín chỉ
- Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài III] Thân phận trường ‘chiếu dưới’
- Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài II] Những lời tâm huyết của thế hệ đi trước
- Con em nông dân đang học hành như thế nào? – [Bài I] Nhận thức méo mó về tự chủ đại học
![]() |
Cô trò Khoa Nông học giờ thực hành |
40 km và những cuộc gặp gỡ hiếm hoi
Trong cái quán internet cạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn ầm ĩ tiếng mấy cậu chơi game tôi chú ý đến một cô gái có vóc dáng nhỏ bé đang lúi húi tính tiền cho khách. Cô là Nguyễn Thị Hà – sinh viên năm thứ ba khoa Công nghệ sinh học.
“Các khoa khác dạy thế nào em không biết nhưng ở khoa em thầy cô giảng dạy nhiệt tình và trách nhiệm”. Hà cười thật tươi nhưng tôi biết đằng sau nụ cười ấy chất chứa cả gánh nặng cơm áo gạo tiền của một đứa con ra đi từ làng…
Để nhận được mức lương làm thêm khoảng 3 triệu/tháng thời gian biểu của cô phải bố trí dày đặc như sau: 5h30 thức dậy trông quán internet đến trưa, chiều đi học trên giảng đường, tối về ký túc xá ăn quấy quá suất cơm 15.000đ rồi bò ra tranh thủ học đến 1-2h sáng mới chịu đi ngủ.
Nếu hôm nào học sáng thì thời gian biểu lộn ngược lại. Triền miên mấy năm ròng mỗi tối chỉ được chợp mắt trung bình 4-5 tiếng như thế thành ra hôm nào được nghỉ làm lẫn nghỉ học là một “bữa tiệc” ngủ bù thịnh soạn với Hà.
Cách đó chừng 40km là ngôi nhà cấp bốn cũ kĩ và khiêm nhường của chị Nguyễn Thị Túc ở thôn Văn La, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, nơi chị vừa ngồi khâu nón vừa mong ngóng đứa con gái học xa quê.
Hai mùa hè vừa rồi Hà không về thăm mẹ, thăm chị, thăm em vì bận sấp ngửa đi làm thêm khuya sớm. Họa hoằn lắm, cỡ 2 tháng một lần cô mới đáo qua nhà trong chốc lát, thường là vào buổi chiểu, ăn với gia đình một bữa cơm rồi 7-8h tối lại quầy quả đi.
![]() |
Chị Túc ngồi thắt nón |
Đợt rằm tháng bảy vừa rồi, do đứa em thứ ba năn nỉ quá, bảo ngủ lại nhà một đêm để hàn huyên, Hà đành phải đồng ý nhưng 4h sáng đã phải lén thức dậy bắt xe lên trường kịp cho buổi làm thêm lúc trời vừa tang tảng. Tính ra cả năm mẹ con, chị em gặp gỡ không được quá 10 ngày những dịp lễ Tết…
Chị Túc có 4 người con, đứa đầu học xong cấp hai hiện đã lấy chồng. Hà là đứa thứ hai, thi được 23 điểm, đỗ mấy trường đại học nhưng chỉ chọn vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đứa em kế vừa đỗ vào khoa luật của một trường với tổng điểm 22, đã nộp hồ sơ nhưng biết mẹ túng nên vẫn còn phải đang năn nỉ: “Mẹ cho con đi học nhé! Nếu không có tiền đóng năm nay thì con sẽ đi làm để tích góp 1-2 năm sau đi cũng được”.
Nó nói và quyết tâm thực hiện bằng được ý định đó. Trong khi những tân sinh viên khác hồi hộp chờ đợi mẹ sắm cho đồ đạc, chăn màn, quần áo mới để nhập học thì nó xin vào làm trong một xưởng đóng gói dược ở địa phương với mức lương gần 3 triệu/tháng. Còn người em trai út học xong cấp hai cũng phải bỏ để đi làm phụ sơn cùng anh rể lấy tiền cho chị hai ăn học…
“Con muốn học đại học mà mình không cho đi thì tội nghiệp chứ chẳng biết về sau nó có việc làm hay không. Hoàn cảnh nhà tôi làm gì có tiền mà chạy cho con được? Tất cả đều phải tự lực cánh sinh hết”. Lời của chị Nguyễn Thị Túc. |
Chồng mất được đã 8 năm, sau những tháng ngày ốm yếu triền miên không đỡ đần được mấy công việc. Bù lại cho chị là sự ngoan ngoãn của đàn con. Chẳng mấy khi người làng thấy chúng vui chơi như bạn bè cùng trang lứa mà 5-6 tuổi đã biết theo mẹ ra đồng làm, hễ cất cặp về lại ngồi thắt nón đến 11-12h đêm rồi tranh thủ học tới 1-2h sáng.
Mỗi buổi tối cật lực như thế mỗi đứa có thể làm xong 1 cái nón, đem ra chợ bán được 30.000đ có thêm đồng ra, đồng vào. Lao động vất vả, ăn uống kham khổ như thế nên thể hình của ba chị em gái Hà đều vô cùng nhỏ bé, ngay cả thằng út năm nay đã ngấp nghé ở độ tuổi bẻ gãy sừng trâu nhưng cũng chỉ nặng khoảng 39-40kg.
Nợ nần và hi vọng
Vỏn vẹn có 12 thước ruộng nên tiếng là nông dân nhưng chị Túc một năm phải đong thóc mất mấy tháng. Hồi trước khi anh ốm nằm bệt trên giường, tiền kiếm được bao nhiêu cũng chẳng khác gì gió vào nhà trống.
Người ta đến thăm chồng mà chị chỉ muốn lánh mặt đi bởi chẳng có nổi một bộ bàn ghế để ngồi, bởi căn nhà nền đất lồi lõm, mái dột và tường thấm tứ tung. Thôn xóm ưu tiên xếp gia đình chị vào diện hộ nghèo, cấp sổ bảo hiểm y tế, phát cho mỗi tháng được 30.000đ tiền điện còn ngày Tết được 300.000đ tiền quà.
Một năm sau khi chồng mất, mấy mẹ con chị xúm lại bảo nhau sửa chữa, vá víu căn nhà để có chỗ trú tránh lúc gió mưa, để hàng xóm không phải đáo sang hỏi han có bị gì không nữa. Đúng năm Hà vào đại học thì trưởng thôn bảo: “Bây giờ các con chị đã sõi rồi nên phải cắt hộ nghèo”.
Không có sổ hộ nghèo sẽ không được vay chương trình hỗ trợ cho sinh viên. Họ hàng hướng Hà vào học trung cấp, cao đẳng cho đỡ tốn học phí nhưng chị chẳng lỡ để dang dở giấc mơ đại học của con nên đành phải cố: “Cứ nhìn vào hoàn cảnh của mẹ bây giờ mà học để thoát ly cho đỡ khổ con ạ!”. Hà gật đầu.
Ngoài khoản học phí mẹ lo thì mọi chi tiêu cô đều phải tự mình cáng đáng.
![]() |
Thực hành trên mẫu lúa của sinh viên Khoa Nông học |
“Tính nó gan góc lắm nên không bao giờ kể chuyện vất vả của việc học hành hay làm thêm với tôi vì sợ mẹ xót. Về nhà cũng chẳng mấy khi dám xin tiền tôi mà lần nào mẹ cũng phải chủ động hỏi: “Con cần lấy bao nhiêu?”. Lần thì nó rón rén xin 500.000, lần chỉ dám xin 200.000đ. Tiết kiệm cho mẹ từ phút điện thoại một trở đi chú ạ”. Chị tâm sự.
![]() |
Có lần nghe đứa thứ ba lên trường chơi về bảo Hà làm thêm vất vả lắm chị mới sốt ruột gác mọi thứ ở nhà để đi thăm.
Đến buổi trưa mẹ con rủ nhau ra căng tin, nó chỉ gọi mỗi người một suất cơm giá 15.000đ.
Nhìn bữa ăn có ít rau với lèo tèo vài miếng đậu, chị thương quá mới bảo con gọi thêm nhưng Hà kiên quyết trả lời: “Con ăn thế quen rồi. Học đại học lâu mất 4 năm chứ có phải vài ba tháng đâu mà mẹ?”.
“Nó chẳng bao giờ ăn sáng, có khi cả ngày đến tối mới được một bữa cơm vì học xong cái, trưa đến giờ là đi làm luôn, không kịp về phòng nữa. Tôi thương con mà chỉ biết ngậm ngùi.
Mười mấy năm học phổ thông ở nhà nó đều là học sinh giỏi. Kỳ đầu tiên của đại học nó cũng được học bổng nhưng từ kỳ sau, do đăng ký được ít tín chỉ quá nên mới không được…
Lớn thế rồi mà tôi mua cho cái gì dùng cái nấy, chẳng bao giờ biết đòi hỏi thêm. Hôm có bạn học cấp ba rủ về quê đi ăn đám cưới, hỏi có thỏi son nào không nó cũng lắc đầu…”.
Chị Túc không có xe máy cũng chẳng có một quyển sổ tiết kiệm lận lưng lúc yếu đau. 44 tuổi đời rồi mà chị còn không biết đến một ngày đi chơi, đi du lịch.
“Ngày nào con gọi điện báo chuẩn bị về nhà là vừa mừng lại vừa lo đến không ngủ được vì phải đi vay, đi mượn. Tôi tham gia tới 5-6 dây phường (một hình thức góp vốn, huy động vốn ở nông thôn – PV), mỗi dây hơn 20 triệu, nếu mình lấy trước thì mất 150.000đ so với người lấy sau.
Ngoài ra thiếu phải đi vay. Hỏi anh em, họ hàng thì sợ bị coi thường nên toàn vay nặng lãi. Hiện tổng nợ đã lên đến trên 50 triệu, lãi mỗi tháng hơn 1 triệu.
Bởi thế, làm ra được bao nhiêu nếu không chắt bóp để dành đóng học cho con thì lại để đóng tiền trả lãi đi vay hết”.
Từ những khoa “trụ cột”Nông học là khoa trụ cột của Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhưng từ đỉnh cao 1.400 sinh viên của khóa 58 giờ trung bình khoa chỉ tuyển được khoảng 360-370 sinh viên mỗi khóa. Lúc tôi đến, PGS.TS Trần Văn Quang – Trưởng khoa đang lo 470 chỉ tiêu nhà trường giao năm nay mà mới tuyển sinh đạt khoảng 370. Khoa có 80 giáo viên, trên 80% trong số đó được đào tạo ở nước ngoài, tất cả đều từ thạc sĩ trở lên chứ không còn kỹ sư dạng “cơm chấm cơm” như trước nữa, cụ thể gồm 3 giáo sư, 16 phó giáo sư, 33 tiến sĩ, 22 thạc sĩ. Anh Quang bảo, qua phản ánh của một số doanh nghiệp tuyển người, 2 năm nay khoa đã nhận ra tầm quan trọng của chuyện thực tập nghề nghiệp nên đã sửa đổi tăng từ 4 tín chỉ lên 23 tín chỉ còn thực tập tốt nghiệp vẫn giữ nguyên 10 tín chỉ. Tuy nhiên do khóa 62 – khóa đầu tiên bắt đầu có sự chuyển hướng ấy vẫn chưa ra trường nên không biết kết quả như thế nào. Theo công thức, mỗi hệ số của một giáo viên cơ hữu được phép giảng dạy cho 20 sinh viên. Một giáo sư có hệ số 5 được giảng dạy 100 sinh viên đồng nghĩa nếu hệ 5 năm thì mỗi năm giảng cho 20 sinh viên, nếu hệ 4 năm thì mỗi năm giảng cho 25 sinh viên. Tỷ lệ tương ứng tiếp theo là phó giáo sư có hệ số 3, tiến sĩ có hệ số 2, thạc sĩ có hệ số 1. Với 80 giáo viên của Khoa Nông học và những môn khác cần huy động thêm giáo viên của các khoa, đơn vị này có thể đảm bảo năng lực đào tạo cho cỡ 1.000 sinh viên/khóa thế mà hiện nay chỉ đang đào tạo ở công suất 1/3. Tình trạng của Khoa Nông học còn đỡ ảm đạm hơn một số khoa khác khi có những ngành tuy rất thiết yếu cho nông nghiệp nhưng lại rất khó tuyển sinh như Khoa học đất, Khuyến nông, Đánh bắt thủy sản… Có những năm hầu như chẳng tuyển sinh được thêm mấy người đã đành mà còn những em đang học 1-2 năm lại nằng nặc xin chuyển. |