Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng 2019 – Vietnam’s New Defense White Paper in the Spotlight

25/11/2019 23:04 GMT+7

TTO – Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã được Bộ Quốc phòng công bố chiều 25-11, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng 2019 - Ảnh 1.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được công bố chiều 25-11 – Ảnh: C.G

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam công khai đường lối chính sách quân sự, là tài liệu chính thức sử dụng để phục vụ công tác đối ngoại quốc phòng, giáo dục về quốc phòng, đường lối quân sự của Đảng, chính sách quốc phòng của Nhà nước.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, cho biết Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.

Theo Sách trắng, quốc phòng Việt Nam được đầu tư phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước nhưng không chạy đua vũ trang. Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2010 chiếm 2,23% GDP, 2011 là 2,82%, 2012 là 2,88%… 2017 là 2,51% và 2018 là 2,36% (khoảng 5,8 tỉ USD).

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định, chính sách quốc phòng của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng 2019 - Ảnh 2.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam – Ảnh: C.G

Nói về những điểm mới trong Sách trắng lần này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, từ chính sách “ba không” có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành “bốn không” là:

– Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự

– Không liên kết với nước này để chống nước kia

– Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác

– Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết thêm Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.

Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, mục đích, ý nghĩa của Sách trắng Quốc phòng nhằm minh bạch hóa chính sách quốc phòng, xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mới, tuy nhiên những nột dung cốt lõi không thay đổi so với Sách trắng năm 2009.

“Sách trắng lần này không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện sự minh bạch của Quốc phòng Việt Nam. Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Việt Nam nhìn nhận sự hợp tác, cạnh tranh của các nước lớn là tất yếu, không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có từ lâu.

Việt Nam mong muốn sự cạnh tranh giữa các nước lớn phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo hòa bình, an ninh khu vực, không tạo ra bất bình đẳng giữa nước lớn với nước nhỏ, không phương hại đến lợi ích của Việt Nam.

“Việt Nam tôn trọng sự hợp tác, cạnh tranh của các nước, nhưng sẽ đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình”, ông Vịnh nói và nhấn mạnh, Việt Nam không có ý định lãnh đạo ASEAN mà chỉ tham gia tích cực, chủ động, mục tiêu vì hòa bình, an ninh, hợp tác.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 được in thành 2 bản tiếng Việt và tiếng Anh, cung cấp cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước, đại sứ quán, tùy viên quân sự các nước…

Cuốn sách nêu rõ những thách thức và những điều chỉnh trong chính sách quốc phòng của Việt Nam, cơ cấu của Bộ Quốc phòng; tổ chức, phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ; quá trình tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ đất nước…

Cuốn sách được chia thành 3 phần:

– Phần thứ nhất là bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng; chiến lược bảo vệ Tổ quốc; chiến lược quốc phòng; chiến lược quân sự Việt Nam; chính sách quốc phòng Việt Nam…

– Phần thứ hai là xây dựng nền quốc phòng toàn dân gồm 4 nội dung là xây dựng tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng quốc phòng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; và lãnh đạo, quản lý quốc phòng.

– Phần thứ ba nói về truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam.

Trước đó, Việt Nam đã ba lần xuất bản Sách trắng Quốc phòng vào các năm 1998, 2004 và 2009.

ĐỨC BÌNH

Vietnam’s New Defense White Paper in the Spotlight

The new document offers some insights into Vietnam’s defense thinking at a significant time in its foreign and security policy.

Prashanth Parameswaran
By Prashanth Parameswaran November 26, 2019 The Diplomat
Vietnam’s New Defense White Paper in the Spotlight
Credit: Wikimedia Commons

On November 25, Vietnam finally released its 2019 defense white paper – the first document of its kind in a decade. While the white paper is just one among several publicly disclosed reference points related to Vietnam’s military and defense policy, it nonetheless spotlights aspects of Hanoi’s thinking at an important time in the evolution of its foreign and security policy.

As I have noted before in these pages and elsewhere, over the past decade or so, despite lingering challenges and limitations, the Vietnam People’s Army (VPA) has emerged as one of the more capable militaries in Southeast Asia. Vietnam spends about 2 percent of its GDP on military expenditures and remains one of the world’s largest arms importers. In particular, the past few years has seen Hanoi investing more in building up its maritime and aerial capabilities and diversifying its defense relationships in the face of various challenges, including China’s rise in Southeast Asia and its assertiveness with respect to territorial disputes in the South China Sea.

One of the key developments that has helped occasionally shed light on the evolution of Vietnam’s defense policy is the publication of its defense white paper. Vietnam published its first defense white paper in 1998, and this was followed by subsequent iterations in 2004 and then in 2009. While they are only one reference point and only include publicizable information, these defense white papers have nonetheless provided important insights into the extent of continuity and change in aspects of Hanoi’s defense approach, be it aggregate aspects such as defense spending or organizational structure or components such as new legal amendments or policy shifts.

On November 25, as anticipated and after previous delays, Vietnam released the latest iteration of the country’s defense white paper – its first in a decade. The 2019 Vietnam National Defense White Paper was launched in a ceremony led by Deputy Defense Minister Nguyen Chi Vinh which was also attended by top party and government officials, representatives from departments and ministries, and local and international media outlets.

The development was not without significance. At a broad level, apart from being a demonstration of Vietnam’s desire to display its continued commitment to transparency on the defense front, as the first document of its kind to be released in a decade, it provides an update into Vietnam’s defense thinking amid changes in the regional security environment and of its own role within it, whether it be its development of international defense alignments as well as broader trends such as the development of the regional security architecture. It also comes amid a big year for Vietnamese foreign policy in 2020, with Hanoi holding both the annually-rotating ASEAN chairmanship and a non-permanent seat in the UN Security Council as well as navigating domestic transitions out to its National Party Congress in 2021.

Enjoying this article? Click here to subscribe for full access. Just $5 a month.

More specifically, the white paper also gives a sense as to some of the defense trends and developments that are of note to Hanoi. The document itself is structured familiarly into three parts – the strategic context; the broad framework for defense policy; and the development of the Vietnam People’s Army (VPA) – with a combination of references to history, policy, strategy, doctrine, and concepts to the extent that these are publicizable. And it includes references to aspects of continuity in Vietnam’s defense policy – such as its focus on self-defense and the relationship between the party, the state, the military, and the people – as well as aspects of change including the shape of Vietnam’s international engagements and certain policies.

During his remarks at the ceremony, Vinh touched on several notable aspects of this. According to the official account of the event by Vietnam’s defense ministry, he noted that the white paper confirms the basic tenets of Vietnam’s defense policy, including mutual and reciprocal respect for independence, sovereignty, unity, and territorial integrity and upholding the traditional three nos – though his addition about not using force or threatening the use of force was interpreted as the addition of a fourth no. And while he did not refer to China by name in response to a question on the South China Sea, the white paper and Vinh’s remarks clearly reinforced the importance that Vietnam is placing on the issue.

Apart from the defense white paper itself, the launch of the white paper also saw other related developments that spotlighted aspects of Vietnam’s defense policy and broader regional dynamics. For instance, other Vietnamese representatives present at the ceremony also mentioned some of the engagements that would be at play for Vietnam’s defense policy in 2020 with its holding of the ASEAN chairmanship and the UN non-permanent seat, including the holding of the next iteration of an ASEAN multilateral naval exercise (the first of which was held in Thailand back in 2017); a Vietnam defense industry exhibition on the sidelines of the ADMM-Plus conference; and international events on peacekeeping, post-war legacy issues, and the environment.

For close observers of Vietnam’s defense policy and its military, the unveiling of Vietnam’s defense white paper was no doubt a significant development in and of itself in terms of what it reveals about what Hanoi wants the world to think about its military and defense policy. The key, as ever, is how the rhetoric interacts with the realities that Vietnamese policymakers will continue to face in a big foreign policy year in 2020 and beyond that as well.

AUTHORS
Prashanth Parameswaran
STAFF AUTHOR

Prashanth Parameswaran

Prashanth Parameswaran is Senior Editor at The Diplomat based in Washington, D.C., where he produces analysis on Southeast Asian political and security issues, Asian defense affairs, and U.S. foreign policy in the Asia-Pacific.

Bình luận về bài viết này