Đăng bởi Trần Đình Hoành
I am an attorney in the Washington DC area, with a Doctor of Law in the US, attended the master program at the National School of Administration of Việt Nam, and graduated from Sài Gòn University Law School. I aso studied philosophy at the School of Letters in Sài Gòn.
I have worked as an anti-trust attorney for Federal Trade Commission and a litigator for a fortune-100 telecom company in Washington DC. I have taught law courses for legal professionals in Việt Nam and still counsel VN government agencies on legal matters. I have founded and managed businesses for me and my family, both law and non-law.
I have published many articles on national newspapers and radio stations in Việt Nam.
In 1989 I was one of the founding members of US-VN Trade Council, working to re-establish US-VN relationship.
Since the early 90's, I have established and managed VNFORUM and VNBIZ forum on VN-related matters; these forums are the subject of a PhD thesis by Dr. Caroline Valverde at UC-Berkeley and her book Transnationalizing Viet Nam.
I translate poetry and my translation of "A Request at Đồng Lộc Cemetery" is now engraved on a stone memorial at Đồng Lộc National Shrine in VN.
I study and teach the Bible and Buddhism. In 2009 I founded and still manage dotchuoinon.com on positive thinking and two other blogs on Buddhism. In 2015 a group of friends and I founded website CVD - Conversations on Vietnam Development (cvdvn.net).
I study the art of leadership with many friends who are religious, business and government leaders from many countries.
In October 2011 Phu Nu Publishing House in Hanoi published my book "Positive Thinking to Change Your Life", in Vietnamese (TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống).
In December 2013 Phu Nu Publishing House published my book "10 Core Values for Success".
I practice Jiu Jitsu and Tai Chi for health, and play guitar as a hobby, usually accompanying my wife Trần Lê Túy Phượng, aka singer Linh Phượng.
Xem tất cả bài viết bởi Trần Đình Hoành
Trung Quốc có vẻ sẵn sàng trả giá để xoa dịu căng thẳng thương mại và “câu giờ” nhằm cải tổ, phát triển kinh tế. Theo thông cáo của Nhà Trắng, Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng “rất lớn” hàng hóa Mỹ để giảm bớt tình trạng mất cân bằng thương mại song phương, và mặt hàng nông sản đứng đầu danh sách. Đây là một bước đột phá rõ rệt trong đàm phán thương mại, khơi lên niềm hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại toàn diện sẽ đạt được sau 90 ngày.
Thặng dư thương mại thường niên của Trung Quốc với Mỹ ở vào khoảng 300 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, Bắc Kinh có vẻ sẵn sàng trả cái giá này để xoa dịu căng thẳng thương mại và “câu giờ” để cải tổ, phát triển kinh tế. Thực ra, phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được lùi hơn 1 tháng vì bối cảnh bên ngoài bất ổn.
Nếu chiến tranh thương mại được xoa dịu, chính phủ Trung Quốc sẽ dễ thở hơn và có thể hướng sự chú ý của mình sang các vấn đề đối nội. Bắc Kinh đang sắp xếp một gói giảm thuế trên diện rộng để thúc đẩy nhu cầu trong nước, một việc đòi hỏi nhiều nỗ lực cụ thể. Động thái đình chiến đã xảy đến đúng lúc. Triển vọng mờ nhạt
Tại các thị trường tài chính, phản ứng vô thức đối với đình chiến thương mại là những động thái liều lĩnh.
Ông Trump còn tiếp lửa cho giới đầu tư khi úp mở về khả năng đạt thỏa thuận thương mại trên Twitter. Tổng thống Mỹ cho biết, Trung Quốc đã đồng ý “giảm và loại bỏ” thuế đối với hàng nhập khẩu ô tô, hiện đang ở mức 40%. Nếu vậy, General Motors có thể sẽ không cần tiến hành các bước cải tổ táo bạo nữa.
Tuy nhiên, vẫn quá lạc quan nếu dự đoán rằng tranh chấp Mỹ – Trung sẽ sớm được giải quyết, dù Bắc Kinh sẵn sàng trả giá. Vẫn có nhiều vấn đề chưa được xử lý giữa 2 quốc gia. Ví dụ, Mỹ không tán thành những khoản trợ cấp ngấm ngầm của Trung Quốc với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước – một điều mà Washington coi là lợi thế bất công.
Dù vậy, nếu xét tới tầm quan trọng của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đối với tính ổn định xã hội thì việc chính phủ Trung Quốc sớm sửa đổi chính sách của mình là điều khó có thể tưởng tượng nổi.
Trong khi đó, Trung Quốc muốn Mỹ dỡ bỏ hạn chế đối với hàng công nghệ cao xuất khẩu – một yêu cầu động chạm tới những nhân vật diều hâu như Peter Navarro, cố vấn thương mại của ông Trump. Theo quan điểm của họ, Trung Quốc sẽ đánh cắp công nghệ từ các sản phẩm, dần dần hủy hoại vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực này.
Thực ra, danh sách yêu cầu của Mỹ rất khắt khe. Theo Nhà Trắng, các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu ngay lập tức “đối với những thay đổi mang tính cấu trúc liên quan tới việc chuyển giao công nghệ ép buộc, bảo vệ tài sản trí tuệ, các rào cản phi thuế quan, xâm nhập mạng và tin tặc, dịch vụ, cũng như nông nghiệp”.
Người Mỹ cũng áp một hạn chót: Nếu các bên không thể đạt được một thỏa thuận sau 90 ngày thì Mỹ sẽ tăng thêm 10% thuế đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, lên thành 25%. Vì thế các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn và thị trường thì nhiều khả năng sẽ vẫn biến động.
Do nhiều vấn đề chưa được giải quyết, hai bên đã không ra thông cáo chung sau cuộc gặp cấp cao. Tất nhiên, điều này sẽ cho cả 2 lãnh đạo không gian để họ tìm cách truyền đạt quyết định đình chiến cho những nhân vật chủ chốt có liên quan, tuy nhiên nó cũng làm lộ rõ sự bất đồng giữa hai nước.
Và kể cả khi một thỏa thuận được đưa ra trong vòng 90 ngày thì cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể trở nên khốc liệt hơn trong một tương lai có thể đoán trước.
Hiện tại, Trung Quốc cần cân nhắc lại chiến lược phát triển của mình, còn Mỹ thì cần tiếp cận thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Tất nhiên, cả hai bên đều có thể rút khỏi cam kết thương mại của mình, như ông Trump đã làm trong mấy năm qua.
Thật ra, một thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung cũng giống như nửa chai nước. Chai nước ấy gọi là đầy một nửa hoặc vơi một nửa đều được. Hãy nhìn vào thỏa thuận Brexit và bạn sẽ hiểu ý tôi. Cho nên, thị trường có thể “thở phào nhẹ nhõm” trong dịp Giáng sinh sắp tới, nhưng tác dụng phụ của cuộc chiến thương mại có thể vẫn rất lớn.
ThíchThích