Tọa lạc tại ấp Ngũ Tây (làng An Cựu), nay là phường An Tây (TP.Huế), khu biệt thự của Ngô Đình Cẩn (1912-1964) trước đây là của một người Sài Gòn tên là Bát Tấn sở hữu.
Tọa lạc tại ấp Ngũ Tây (làng An Cựu), nay là phường An Tây (TP.Huế), khu biệt thự của Ngô Đình Cẩn (1912-1964) trước đây là của một người Sài Gòn tên là Bát Tấn sở hữu.
Sau đó, ông Tấn bán lại cho một vị quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín và con cháu vị quan này bán tiếp cho một người Hoa để lập vườn.
Vào năm 1956, Ngô Đình Cẩn gây áp lực buộc ông chủ người Hoa phải nhường lại khu vườn mình.
Ngô Đình Cẩn đã cho xây các công trình như: Khu biệt thự 2 tầng, nhà Thủy tạ, cổng Vò, hồ Khánh nguyệt…biến nơi này thành chỗ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Theo các tài liệu, Ngô Đình Cẩn sử dụng khu biệt thự để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các hoạt động tra tấn, đánh đập của tay sai đối với các tù nhân bị giam cầm, đày ải tại nhà lao Chín Hầm cách đó không xa.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Ngô Đình Cẩn cũng bị bắt và bị đưa ra xử bắn. Từ đó, khu “biệt thự” trở nên hoang vắng, vô chủ.
Đến năm 1993, cùng với di tích nhà lao Chín Hầm, Nhà Ngô Đình Cẩn được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Ông Cao Huy Hùng – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế – cho biết, trước đây, khu “biệt thự” Ngô Đình Cẩn được giao cho Cty Du lịch Hương Giang quản lý, bảo vệ và đang trong quá trình bàn giao lại cho Bảo tàng sau khi Cty này tiến hành việc cổ phần hóa.
Trong quá trình quản lý, Cty sử dụng nơi này làm kho chứa vật liệu xây dựng, cùng với việc ít quan tâm bảo vệ, tu sửa khiến công trình xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện đơn vị đang tiến hành lập đề án trùng tu, tuy nhiên vấn đề khó nhất làn không có nguồn kinh phí.
ĐĂNG KHOA