One of the UK’s largest architecture firms has unveiled plans for a verdant new “city within a city” in Vietnam.
The new 290-acre (about half a square mile) district will be built around a long “spine” of trees and greenery in the country’s biggest metropolis, Ho Chi Minh City, according to architects Foster + Partners.
Called “The Global City,” the project includes high- and low-rise residential buildings, public housing and villas, in addition to schools, a shopping mall and medical facilities. Flanked by two waterways, the community will comprise five different neighborhoods connected by a central park and boulevard, as well as a series of pedestrian bridges.
Có lẽ, hầu hết người Việt Nam đều thuộc nằm lòng truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, vốn là bài học được nhắc đến nhiều lần trong sách Ngữ Văn và sách Lịch sử phổ thông. Nhưng Thành Cổ Loa, nằm cách Hà Nội chưa đầy 20 km, là nơi khởi nguồn của truyền thuyết từ 2300 năm trước, vẫn còn dấu tích kiến trúc độc đáo của Kinh thành năm xưa lại không nằm trong tâm trí của nhiều người Việt và du khách quốc tế đến Hà Nội.
Ảnh “Một thoáng Loa Thành” do Ban quản lý khu di tích Cổ Loa cung cấp.
Mỗi năm, khu di tích Cổ Loa đón khoảng 130 nghìn lượt khách (để tiện so sánh, cố đô Huế đón một triệu lượt khách trong ba tháng) nhưng chỉ tập trung vào những ngày xung quanh thời điểm Lễ hội Cổ Loa diễn ra vào tháng Giêng. Hơn nữa, mang trong mình những huyền sử đầy bi tráng và lãng mạn, đậm chất Phương Đông, nhưng kì lạ là, nếu tìm kiếm trên mạng Internet, Cổ Loa chỉ có một bài review Tiếng Anh duy nhất trên trang blog du lịch Rusty Compass, được lập ra bởi một người Úc yêu Đông Nam Á đang ở Việt Nam, Mark Bowyer. Mark viết rằng, Cổ Loa được ít người biết đến một cách đáng kinh ngạc, và anh là khách du lịch duy nhất trong hai lần đến thăm.
TS. Richard A. Engelhardt, nguyên là chuyên gia tư vấn khu vực về Văn hóa vùng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO cho biết, lần đầu tiên đến Cổ Loa cách đây 20 năm, ông đã bị ấn tượng bởi kiến trúc thành nhiều lớp được tạo nên bằng đất, hệ thống hào và kênh mương, dựa trên hiểu biết về địa thế và sông nước, thể hiện tài năng quy hoạch địa hình đầy tiên tiến và đổi mới sáng tạo thời kì bấy giờ. Theo nhận định của ông, một nhà Nhân học, Khảo cổ và Lịch sử học tốt nghiệp tại Đại học Yale và Harvard, Mỹ, đó là một công trình độc nhất vô nhị, dung hòa được cả mục đích quân sự và dân sinh, mang tính tiên phong và có ảnh hưởng trên khắp các công trình kiến trúc quân sự và quy hoạch của khu vực Đồng Bằng Sông Hồng và phía Nam Trung Quốc sau đó. Lúc bấy giờ, ông ngạc nhiên về sự nguyên vẹn của ba vòng thành của Cổ Loa và đường nét của nó vẫn có thể thấy rõ trên thực địa, sau hơn 2000 năm. Nhưng vào thời điểm cách đây hai năm khi quay trở lại thăm một lần nữa, ông vô cùng thất vọng bởi những gì mình chứng kiến trước đó đã xuống cấp thê thảm, đến mức không còn nhận ra hình dáng của ba vòng thành nữa trước quá trình hiện đại hóa ở vùng quê này.
Cổ Loa có số phận khá long đong, lận đận cả về mặt được công nhận giá trị, công tác quản lý cho đến quy hoạch. Được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là Di tích Quốc gia từ năm 1962 nhưng đến mãi gần đây, năm 2012, Cổ Loa mới được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị về Lịch sử, Kiến trúc nghệ thuật và Khảo cổ. Trước năm 1995, Cổ Loa được quản lý bởi chính quyền địa phương. Sau đó, được chuyển qua nhiều đơn vị quản lý, từ Ban Quản lý Di tích – Danh thắng thuộc Sở Văn hóa đến Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội (hiện là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội) nhưng phụ trách trực tiếp chỉ là một tổ trong một phòng với quyền hạn vô cùng khiêm tốn. Đến năm 2014, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa mới được thành lập, là đơn vị hành chính cấp hai trực thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Sau hai năm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích Cổ Loa thành Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn với tỉ lệ 1/2000. Để thực hiện qui hoạch này thì công việc tiếp theo là phải triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 để có cơ sở cắm mốc bảo vệ di tích. Ban đầu, Trung tâm được giao lập qui hoạch “Vùng lõi” (tức vùng trung tâm di tích) nhưng đến năm 2017, nhiệm vụ lập qui hoạch chi tiết cho toàn bộ Khu di tích đã được Thành phố giao cho tập đoàn Bất động sản Sun Group thực hiện.
Khi ban quản lý không thể bảo vệ di tích Một đoạn thành Nội đang bị san phẳng chỉ vài ngày trước khi chúng tôi đi Cổ Loa thực địa. Trước thực trạng này, TS Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị: “Cần tiến hành bảo vệ và khai quật khẩn cấp với những đoạn thành đang bị phá”. Ảnh: Hảo Linh.
Điều gì là giá trị lớn nhất của Cổ Loa mà từ trước đến nay đều bị đánh giá một cách sai lầm trong các quy hoạch?
Đến thăm Cổ Loa, đa số du khách thường chỉ tập trung tham quan ở “vùng lõi”, thuộc khu vực Thành Nội, với các địa điểm nổi bật như Đền Thượng thờ An Dương Vương, Hồ Giếng Ngọc, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu, … Và, không ngạc nhiên, quy hoạch chi tiết cũng ưu tiên khu vực này và Ban quản lý khu di tích chỉ được phép phụ trách các địa điểm trên, cùng vài khu đất gần trụ sở làm việc với tổng diện tích khoảng 04 ha. Trong khi đó, toàn bộ khu di tích Cổ Loa rộng gần 900 ha và ba vòng thành đất mà ông Lê Viết Dũng, Phó ban Quản lý (phụ trách) khu di tích Cổ Loa khẳng định rằng “đó mới là giá trị cốt lõi, là cái quý nhất ở đây” thì lại do chính quyền địa phương và người dân quản lý, (khai thác) không phải như với đối tượng là đất di tích mà như là đất đai thông thường. Vì thế, vì nhu cầu dân sinh, người dân canh tác trên thành, nuôi cá dưới hào, những hộ dân ở sát chân thành đã được cấp sổ đỏ, một số đoạn trên mặt thành được xẻ, làm thành đường nhựa cho xe cơ giới qua lại… Giờ đây, vòng thành nội đã gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất rải rác. Hào trong Thành Nội thì đã được lấp để xây nhà và đường hoặc không thì cây và cỏ dại mọc um tùm. Còn hai vòng Thành Trung và Thành Ngoại, mặc dù vẫn còn nguyên đường nét nhưng không còn giữ được độ cao như trước (chiều cao gốc của thành là từ 7-8m, có nơi có thể lên tới 10m, nhưng giờ đây chỉ còn là 3m trở xuống, có nơi chưa đầy 1m) còn hào thì được trưng dụng để làm diện tích trồng lúa. Đó còn chưa kể, các di tích khảo cổ học (chẳng hạn như di chỉ Đồng Vông ở trên doi đất bên sông Hoàng hết sức quan trọng, thể hiện các giai đoạn khảo cổ học phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn) đều đang trên bờ vực xóa sổ vì các công trình dân sinh.
Hơn nữa, nhìn thấy những “vi phạm” trên, Ban quản lý di tích chỉ có chức năng “kiểm tra, phát hiện và báo cáo” chứ không được xử phạt. Gửi báo cáo và góp ý nhiều lần nhưng ý kiến của Ban quản lý thường không được lắng nghe. Một ví dụ nhỏ, đó là Cửa Trấn Nam – một điểm rất quan trọng của di tích, bị che khuất hoàn toàn bởi hàng quán. “Tôi đã làm việc với lãnh đạo xã nhiều lần, kể cả đã phát biểu trong một số cuộc họp trên huyện, đề nghị ủy ban nhân dân xã lưu ý dẹp hàng quán, giao cho ai đó quản lý, có thể giao cho thôn, mà nếu khó khăn thì giao cho chúng tôi. Thì hiện nay nó vẫn cứ như thế thôi. Lời nói vẫn cứ như là viên gạch ném xuống hồ” – ông Dũng nói.
Có một cách trao thêm quyền cho Ban quản lý di tích mà không chồng chéo lên nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khác đó là tham gia giám sát độc lập việc xây dựng, thi công trong khu vực Cổ Loa, theo đó bất cứ công trình nào cũng chỉ được triển khai sau khi xin ý kiến và được Ban quản lý chấp thuận. Đó là gợi ý từ quy chế Quản lý, Bảo tồn Phố cổ Hà Nội, mà ông Lê Viết Dũng là người viết Đề án thành lập Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội vào năm 1997. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi công bố Qui hoạch Tổng thể 1/2000 thì Qui chế Quản lý qui hoạch, trong đó có xác định trách nhiệm của từng cơ quan vẫn chưa được ban hành.
“Vừa làm vừa dò dẫm”
Một đoạn thành nội đã bị một nhà dân san lấp và xây nhà ở. Ảnh: Bảo Như.
Khi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, mọi hoạt động bảo tồn di tích cổ Loa đều bị ngưng trệ. Là một người nhiệt tình với việc bảo vệ di sản và “đau xót” với Cổ Loa từ cách đây hơn 20 năm lúc còn làm trong Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, khi đến với Ban quản lý di tích Cổ Loa cách đây hai năm, ông Dũng “ngay trong tuần đầu tiên” đã đề ra một số việc cần làm ngay, trong số đó là làm biển chỉ dẫn cho khách tham quan đi từ các tuyến đường chính vào Khu di tích Cổ Loa và đi khắp các vòng thành. Ngay cả khi huy động được nguồn vốn xã hội hóa, ý tưởng đơn giản này cũng không dễ thực hiện, vì các doanh nghiệp đầu tư, tài trợ sẽ e ngại một khi biết rằng sẽ có một tập đoàn khác tiếp quản khu vực. Ông Dũng kể lại: “Từ khi tôi mới về đây tôi đã phát tín hiệu với rất nhiều người, anh em bạn bè chiến hữu, những người có quan tâm đến di tích, thậm chí là những nhà đầu tư. Nhưng khi đến đây tìm hiểu xong thì họ đều lặng lẽ không thấy quay trở lại bởi vì họ đã biết là khu này rồi sẽ được giao cho ai, rồi làm gì, xu thế như thế nào.”.
“Hiện tại các công việc mà chúng tôi làm vẫn trong tình trạng là vừa làm vừa dò dẫm, vừa nghe ngóng chứ chả dám làm gì lớn” – ông Dũng nói và cho rằng Ban quản lý di tích đang huy động bằng tất cả những gì có thể khai thác được để quảng bá di tích đến với mọi người. Họ cũng đề xuất kế hoạch quản lý di tích đến năm 2020, bản kế hoạch đã hoàn chỉnh qua nhiều lần lấy ý kiến của người dân, của các sở, ngành, chính quyền xã, huyện và cấp lãnh đạo cao nhất của Thành phố nhưng đến nay còn đang chờ Thành phố phê duyệt thì mới có kinh phí. Tuy nhiên, đó chỉ là hoạt động quản lý thường xuyên còn chiến lược phát triển Cổ Loa vẫn là câu chuyện quy hoạch, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên (bao gồm nhà khoa học, doanh nghiệp, các cấp chính quyền) với một sự cam kết lớn. Hiện nay, Ban quản lý di tích cũng chưa được biết Sun Group có “động tĩnh” gì về qui hoạch 1/500 hay chưa.
Lợi thế chưa thể đánh thức
Một đoạn Thành Nội đã bị xẻ đôi để làm nhà ở từ nhiều năm nay. Ảnh: Hảo Linh.
Cổ Loa bây giờ vẫn giữ được không khí thanh bình của làng quê Việt Nam với hàng chục ngôi nhà cổ, mỗi xóm đều có điếm, trong số đó nhiều nơi có kiến trúc và không gian đẹp và nếp sinh hoạt truyền thống gắn với nghề trồng lúa. Tuy nhiên, người dân nơi đây chưa có ý định biến những đặc trưng này thành lợi thế du lịch. Ban đầu, họ còn không dành nhiều thiện cảm cho Ban quản lý di tích. Khi Ban quản lý di tích tạo lập Không gian Việt – một chỗ vui chơi cho người tham quan, giới thiệu về văn hóa Việt và tổ chức các trò chơi dân gian trên nền của khu trường cấp II cũ (do Ban đang quản lý) đã chịu sự phản đối kịch liệt của người dân mà đại diện là Hội người cao tuổi xã Cổ Loa, họ cho là “xẻ thịt di tích”. Đối với chính quyền địa phương cũng vậy, lúc đầu cũng tưởng Ban quản lý khu di tích sử dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi. Phải mất nhiều thời gian mới có thể thuyết phục được họ.
Đánh thức tiềm năng của Cổ Loa đòi hỏi việc xây dựng ý thức của cộng đồng, để người dân tham gia vào làm du lịch là điều không hề đơn giản đối với ban quản lý. Ông Dũng mong ước có thể tổ chức những buổi nói chuyện hằng tuần về phát huy giá trị di sản, về du lịch cộng đồng cho những người dân trong xã Cổ Loa nhưng ý định này chưa nhận được được sự quan tâm của các cấp quản lý.
Từng có kinh nghiệm bảo tồn phố cổ Hà Nội, ông Dũng cho biết, một tác động lớn mà khu phố cổ này trở nên nổi tiếng và sôi động trong một thời gian ngắn là nhờ một loạt các dự án nghiên cứu và truyền thông của các tổ chức nước ngoài (từ Thụy Điển, Úc, Pháp, Bỉ và Nhật Bản) trong nhiều năm liền đã làm thay đổi nhận thức người dân qua việc treo paneau, áp phích khắp các đường phố cho đến trao đổi trong các cuộc họp tổ dân phố. Làm về quản lý di sản hơn 20 năm, ông Dũng quá rõ quá trình từ ý tưởng đến thực tế trong lĩnh vực này đòi hỏi sự kiên nhẫn như thế nào (ông đã chứng kiến việc nhỏ như chỉnh trang mặt phố và lát gạch trên đoạn ngắn phố cổ Tạ Hiện ở Hà Nội theo nghiên cứu bảo tồn của chuyên gia người Pháp phải mất gần mười năm mới có thể hoàn thành) nhưng hiện nay số phận của khu di tích Cổ Loa đang hết sức mong manh: “tốc độ di tích bị hủy hoại càng ngày càng lớn và điển hình trong mấy tháng trước, chỉ cần một ca máy xúc là đã đi một đoạn thành rồi” – ông Lê Viết Dũng nói.
Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa không chỉ là việc của Ban quản lý khu di tích, của người dân, của chính quyền mà còn là của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như các doanh nghiệp, các nhà Khoa học, … và của tất cả những người yêu nước Việt, yêu văn hoá Việt và có trách nhiệm với truyền thống lịch sử của Tổ tiên người Việt. – ông Lê Viết Dũng.
PLO – Người dân Bao Vinh muốn ‘trả lại’ tấm bản đồ quy hoạch cho nhà nước để lấy lại quyền tự quyết trong việc đập bỏ hay sửa chữa những ngôi nhà gần 150 tuổi nếu chính quyền vẫn không có một chiến lược cụ thể và quyết tâm cao.
Bước vào tháng 2 âm lịch, Huế kết thúc mùa mưa, cũng là lúc bà Phan Thị Diệu Liên (78 tuổi) cùng chồng Phạm Văn Tâm (80 tuổi) ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế tháo dỡ những tấm bạt che mưa cũ kỹ trong căn nhà gỗ xuống cấp qua bốn đời người sử dụng.
Không nhớ rõ việc này xuất phát từ lúc nào, nhưng cứ đến mùa mưa ông bà lại lấy tấm bạt che dưới mái nhà. Ở giữa tấm bạt có khoét một lỗ nhỏ để nước mưa đổ về một điểm đã đặt sẵn cái thau hứng dưới sàn, tránh tràn ra xung quanh.
Trong căn nhà vốn là lầu son gác tía một thời, giờ chỗ ngủ của cả gia đình đều phụ thuộc vào ông trời. Vào mùa mưa, bà Liên chọn những chỗ khô ráo để đặt chiếc giường xếp ngả lưng. Nhưng có hôm, người tính không bằng trời tính, bà chợt tỉnh giấc vì bị nước mưa bắn vào mặt, rồi không tài nào chợp mắt được nữa, cứ trằn trọc nhìn lên cái ‘di sản’ mình đang sống.
nguoidothi – 20:39 | Thứ hai, 12/04/2021 Sự cố sửa chữa làm tan nát nhà nguyện của tu viện cổ Franciscaines ở Đà Lạt mới đây (9.3), một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động “sạt lở di sản trong lòng đô thị” (*). Tuy nhiên, trong khi các di sản kiến trúc hay, đẹp bị xóa bỏ hoặc hư hao không ngừng thì cùng lúc không ít các công trình xây dựng mới gây tổn hại mỹ quan chung, vẫn liên tục ra đời.
Hiện trường tu viện Franciscaines khi tháo dỡ. Ảnh: Lâm Viên/Báo Thanh niên
Nhiều cao ốc “lạ lùng” đã và đang xuất hiện dày đặc, làm biến đổi khung cảnh các khu phố từng làm nên hồn cốt các đô thị. Những năm gần đây, nhiều tòa nhà công cộng, tượng đài, công viên và ngay cả cầu đường có kiểu dáng kệch cỡm hay màu sắc dị dạng đã gây “bão dư luận” trong cư dân tại chỗ và với cả du khách.
Thursday, October 29, 2020, 11:04 GMT+7 TUOITRENEWS
An old wall is seen in Ho Chi Minh City, Vietnam. Photo: Tran Hong Ngoc / Tuoi Tre
Ho Chi Minh City, also known as Saigon, is Vietnam’s largest city and known as the country’s economic and financial hub. Though many visit the city to check out modern life in the metropolis, they often forget about its role as a hub of culture and scientific development.
On a long-distance bicycle trip from London to St. Petersburg in 2002, photographer Chris Herwig encountered something unexpected in the barren post-Soviet landscapes—artsy, unusual, and almost spaceship-like bus stops. The more he rode, the more he came across such unique transit structures.
Please be respectful of copyright. Unauthorized use is prohibited.
Pitsunda, Abkhazia, Georgia
As Herwig traveled through and later began living in post-Soviet states, he would keep an eye out for unusual bus stops. Having grown up in Canada, he says that the U.S.S.R. was always a mystery to him. Something dark and inexplicable. It fascinated him to find colorful, almost celebratory structures in a land that was once so rigidly governed.
(Thethaovanhoa.vn) – Chúng tôi vừa về thăm một số nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định và có những cảm nhận rất sinh động về không khí chuẩn bị đón Giáng sinh những ngày này ở đây.
Nam Định là nơi đầu tiên đạo Thiên Chúa được truyền ở miền Bắc. Từ đầu thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo phương Tây đã đến đây. Vì vậy, Nam Định ngày nay có hàng chục vạn giáo dân, với gần 600 nhà thờ, hàng trăm xứ đạo. Những nhà thờ ở Nam Định đẹp, đa dạng về kiểu dáng, thực sự là những công trình kiến trúc đặc sắc, gắn bó hàng trăm năm với đồng bào công giáo. Tiếp tục đọc “Ngắm những nhà thờ Nam Định trong mùa Giáng sinh”→
Hội thảo “ Ứng dụng Mô phỏng Công trình 4.0” nêhằm lan tỏa những nỗ lực và thúc đẩy các nghiên cứu, kết quả thí điểm cụ thể được tổ chức bởi hơn 100 thành viên của Hội Mô phỏng Hiệu năng Công trình Xây dựng Việt Nam (IBPSA – Vietnam ) và Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN – Vietnam).
Sự kiện mong muốn giới thiệu các nghiên cứu và ứng dụng của cộng đồng mô phỏng ở Việt Nam cũng như trao đổi cùng các chuyên gia về vai trò của Ứng dụng Mô phỏng Công trình 4.0 trong việc mang lại hiệu quả tài chính, đóng góp chất lượng cho ngành xây dựng đồng thời giảm thiểu phát thải cacbon, chống biến đổi khí hậu.
Chương trình được Tài trợ Vàng từ Tổng công ty Viglacera và Tập đoàn Quadran International, được Tài trợ Bạc từ Tập đoàn Shire Oak International và Tổng công ty tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC) cùng với Đối tác truyền thông Ashui.com, Tạp chí Kiến trúc và Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC).
Link đăng ký : http://bit.ly/UngDungMoPhong40
——————————————————————
✔️Thời gian tổ chức: 08:15 -11:30 Thứ Năm ngày 28/11/2019
✔️ Địa điểm tổ chức: Phòng Hội thảo Tầng 8, Tòa nhà Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam, tại khu vực Ngã 4 Kim Mã – La Thành (sau tòa nhà ICON4), 243A Đê La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, TP. Hà Nội.
Maps: https://goo.gl/maps/MbXVRb4sRNK2
Vài ngày trước, những người quan tâm đến di sản Việt Nam thở phào nhẹ nhõm trước thông tin tạm hoãn kế hoạch phá hủy ngôi thánh đường tráng lệ Bùi Chu. Việc thay đổi kế hoạch có được chính là nhờ những lời kêu gọi khẩn thiết của nhiều người, thuộc nhiều tôn giáo. Và điều này cũng nhờ thiện chí của Đức Giám mục Vũ Đình Hiệu. Nhưng thực tế, đây có thể chỉ là tạm thời hoãn kế hoạch, trong khi đó thì rất nhiều di sản của Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy.
Discovering 100-year old Phu Lien meteorological station in Vietnam
Phu Lien meteorological station was originally built on Dau Son mountain in 1902. It has been used as an active observation station for over 100 years by the World Meteorological Organisation.
Phu Lien meteorological station was first built in 1902 on Dau Son mountain, located in KIen An district of Hai Phong city.
The site is located at an altitude of 116 metres above sea level. It was built with a French architectural design
LTS: Ngày 15.3.2019, Đà Lạt đã chính thức công bố bản “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”. Bản đồ án “khu thương mại phức hợp” cao tầng thay cho một khu Hòa Bình đầy dấu ấn lịch sử, ký ức đô thị, không những tạo ra sự bất an nơi những cư dân trong khu vực bị chi phối, cư dân quan tâm đến lịch sử văn hóa Đà Lạt mà còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Di tích Quốc gia Nhà Ngô Đình Cẩn, em trai của Ngô Đình Diệm (phường An Tây, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lâm vào cảnh đổ nát, hoang vắng đến rợn người từ nhiều năm nay.
Tọa lạc tại ấp Ngũ Tây (làng An Cựu), nay là phường An Tây (TP.Huế), khu biệt thự của Ngô Đình Cẩn (1912-1964) trước đây là của một người Sài Gòn tên là Bát Tấn sở hữu.
Tọa lạc tại ấp Ngũ Tây (làng An Cựu), nay là phường An Tây (TP.Huế), khu biệt thự của Ngô Đình Cẩn (1912-1964) trước đây là của một người Sài Gòn tên là Bát Tấn sở hữu.
Sau đó, ông Tấn bán lại cho một vị quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín và con cháu vị quan này bán tiếp cho một người Hoa để lập vườn.
Vào năm 1956, Ngô Đình Cẩn gây áp lực buộc ông chủ người Hoa phải nhường lại khu vườn mình.
Ngô Đình Cẩn đã cho xây các công trình như: Khu biệt thự 2 tầng, nhà Thủy tạ, cổng Vò, hồ Khánh nguyệt…biến nơi này thành chỗ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Theo các tài liệu, Ngô Đình Cẩn sử dụng khu biệt thự để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các hoạt động tra tấn, đánh đập của tay sai đối với các tù nhân bị giam cầm, đày ải tại nhà lao Chín Hầm cách đó không xa.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Ngô Đình Cẩn cũng bị bắt và bị đưa ra xử bắn. Từ đó, khu “biệt thự” trở nên hoang vắng, vô chủ.
Đến năm 1993, cùng với di tích nhà lao Chín Hầm, Nhà Ngô Đình Cẩn được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Ông Cao Huy Hùng – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế – cho biết, trước đây, khu “biệt thự” Ngô Đình Cẩn được giao cho Cty Du lịch Hương Giang quản lý, bảo vệ và đang trong quá trình bàn giao lại cho Bảo tàng sau khi Cty này tiến hành việc cổ phần hóa.
Trong quá trình quản lý, Cty sử dụng nơi này làm kho chứa vật liệu xây dựng, cùng với việc ít quan tâm bảo vệ, tu sửa khiến công trình xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện đơn vị đang tiến hành lập đề án trùng tu, tuy nhiên vấn đề khó nhất làn không có nguồn kinh phí.
(Đây là tập hợp các bài từ các trang báo khác nhau)
*: Tiêu đề do Phạm Thu Hương, admin CVD đặt
***
Trùng tu Bia Quốc học Huế: Hãy trả lại tên thật cho di tích
VOV.VN – Công trình này nguyên bản là một kiến trúc tưởng niệm, có tên là “Đài chiến sỹ trận vong” chứ không phải Bia Quốc học.
Những ngày đầu năm 2017 này, dư luận và báo chí xôn xao về một công trình ở Huế được gọi là Bia Quốc học đang được trùng tu sắp tới giai đoạn hoàn thiện. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc trùng tu công trình này, tựu trung ở vấn đề không tôn trọng nguyên gốc di tích; màu sắc mới làm mất vẻ cổ kính sẵn có, khiến công trình cổ mà như mới… Nhiều quan điểm đã được đưa ra của các chuyên gia. Song, hầu như tất cả đều gọi công trình này là Bia Quốc học mà thực sự không phải vậy…
“Đài chiến sỹ trận vong” chụp năm 2015 thường bị gọi là “Bia Quốc học”.
Chuck Searcy: The article below is from Mark Bowyer’s blog — Mark who keeps a steady stream of cultural, historical, and anecdotal information flowing about Viet Nam today and in the past through his Rusty Compass travel guide.
Bowyer published this piece in 2009, it was forwarded yesterday by Manus Campbell on Veterans Day. It seems appropriate to pass along this somewhat obscure and unnoticed bit of Vietnamese history which Mark has investigated, information that he shares below, since it’s related to World War I and Vietnamese soldiers who died fighting with the allies in that conflict, which came to a bloody end in 1918.
(Insertion here: That war ended on Nov. 11th, 1918 at 11:00 a.m. on the 11th day of the 11th month, a day that was called Armistice Day to capture the worldwide sentiment that future wars should be avoided at all cost, and peace should ever replace war. The U.S. Congress changed Armistice Day to “Veterans Day” which many veterans appreciated, but since peace has remaind so elusive for the past hundred years there are many veterans — and I have joined those ranks now — advocating a return to the original name, Armistice Day, along with a commitment to peace and a pledge to not create any more veterans in perpetual wars that are unjustified, unnecessary, and which leave heartbreak, devastation, and instability behind. Viet Nam is a tragic example, though thankfully the country has undergone an impressive recovery during the past three decades.)
I have seen the monument in Huế many times, the one across from the Quốc Học National Huế High School facing the Perfume River, the famous school which graduated a number of notable revolutionaries including Hò Chí Minh. I had always passed the monument by with little notice, assuming it was another relic of the Nguyễn family’s royal rule, Việt Nam’s last imperial dynasty who were enthroned in the famous Citadel across the river. (The Citadel is remembered by most Americans more for the 1968 Tết Offensive than for the dynastic heritage of the site.)
It turns out the monument’s history, described below, is much more recent yet it is likely unknown by most Vietnamese and foreigners.
Not surprisingly, Vietnam is a nation of war memorials. What is surprising though is that Vietnam probably has fewer memorials than many countries that have suffered far less in war. On the banks of the Perfume River in the old imperial capital of Hue stands an unusual war memorial — and one that misses the upkeep and attention of the others. Tiếp tục đọc “Hue’s silent memorial”→