Nhà văn Nguyên Ngọc: Báo động ở Hội An

NĐT  07:15 | Thứ bảy, 07/04/2018

LTS: “Ký ức Hội An” là một chương trình “nghệ thuật thực cảnh” vừa ra mắt tại sân khấu mới được dựng lên ở cồn nổi trên dòng sông Hoài. Ngoài những phản ứng của dư luận về vở diễn thì dự án xây dựng – nơi đặt sân khấu lại gây bức xúc và lo ngại khác- một cồn nổi đẹp của Hội An, Quảng Nam thành những khối bêtông xám xịt. Bài viết dưới đây của nhà văn Nguyên Ngọc, lên tiếng cảnh báo về một thảm họa văn hóa cho thành phố này, và chắc chắn không chỉ dừng lại ở văn hóa.

Toàn cảnh không gian diễn ra“ Ký ức Hội An” tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An (Ảnh cắt từ trailer).

Tôi bắt chước anh Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành ủy Hội An. Anh Sự được mời đi dự ra mắt chương trình hoành tráng “Ký ức Hội An’’, anh từ chối.

Ở cương vị anh và lại ở ngay Hội An, ai cũng có thể hiểu cử chỉ đó của anh, mặc dầu anh đã về hưu, là một thái độ rõ ràng, dứt khoát. Nhưng mấy hôm sau anh lặng lẽ mua vé, hai vợ chồng cùng đi xem, “để cho biết họ thật sự làm gì ở đấy, rồi mình có nói gì mới có căn cứ mà nói chớ’’, anh bảo. Tiếp tục đọc “Nhà văn Nguyên Ngọc: Báo động ở Hội An”

Hợp tác sông Mekong: Hãy xới to vấn đề

TVNTheo như châm ngôn của Eisenhower về việc xới tung vấn đề để giải quyết nó, việc mở rộng hợp tác vượt quá khuôn khổ nguồn nước tiến tới năng lượng và các lĩnh vực tài nguyên khác sẽ mở ra những cơ hội mới cho hợp tác khu vực trên cơ sở có qua có lại và hiệp lực. 

Khi được hỏi về thành công của mình với tư cách là một người lính và một chính trị gia, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã trả lời: Bất cứ lúc nào tôi gặp phải vấn đề không thể giải quyết, tôi luôn luôn xới to nó lên. Tôi không thể giải quyết nó bằng cách cố gắng ép nó nhỏ đi, nhưng nếu tôi làm cho nó đủ lớn, tôi có thể nhìn thấy bản phác họa của giải pháp”.

Cách tiếp cận của Eisenhower có thể tương tự với tình hình của sông Mekong ngày nay.

Thủy điện,Mekong,Đồng bằng sông Cửu Long,Lào,Campuchia
Hình ảnh công trình xây dựng đập thủy điện Xayaburi của Lào trong quá trình gấp rút hoàn thành (tháng 4/2016). Ảnh: TTO

Tiếp tục đọc “Hợp tác sông Mekong: Hãy xới to vấn đề”

Đập Sê Kông 1 đe dọa Đồng bằng Sông Cửu Long

NCĐT – GREGORY A. THOMAS – JAKE BRUNNER (*) Thứ Sáu | 06/04/2018 16:21 

Đập Sê Kông 1 có khả năng làm giảm lượng trầm tích bồi đắp cho Đồng bằng Sông Cửu Long và giảm đáng kể sản lượng đánh bắt cá tại Campuchia.

Sông Sê Kông bắt nguồn từ Thừa Thiên-Huế, Việt Nam chảy qua Lào, và đổ vào Campuchia. Đây là dòng nhánh lớn cuối cùng của sông Mê Kông chưa bị cản trở bởi các đập thủy điện và có tầm quan trọng đặc biệt, không thể thay thế được đối với an ninh lương thực của khu vực và với sức sản xuất của vùng Châu thổ Sông Mê Kông. Hai sông nhánh lớn khác, cùng với Sê Kông tạo thành các lưu vực 3S, là Srepôk và Se San đã bị chặn ngay trước nơi chúng nhập với dòng chính sông Mê Công bởi đập Hạ Sesan 2 được hoàn thành vào cuối năm 2017. Tiếp tục đọc “Đập Sê Kông 1 đe dọa Đồng bằng Sông Cửu Long”