Các c.ty nhà nước sập sệ của Việt Nam làm nguy hại tới tăng trưởng dài hạn

English: Vietnam’s zombie companies threaten long-term growth

Thách thức lớn nhất đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay là duy trì tăng trưởng. Hầu hết các tăng trưởng của kỷ nguyên đổi mới đã mang lại hoặc là từ hiệu quả có được với sự ra đời của nền kinh tế thị trường (mở cửa thị trường trong nước và thương mại, nới lỏng những bó buộc về phong trào lao động và chuyển đổi đất đai) hoặc từ việc mở rộng nguồn lực của lao động kỹ năng thấp và vốn đầu từ. GDP tiếp tục tăng trưởng với tốc độ rất đáng nể phục, mặc dù thấp hơn so với dự kiến trong văn bản kế hoạch quốc gia.

Hình ảnh Một người đàn ông mang vải trên một chiếc xe máy trên một đường phố ở Lục Ngạn, Việt Nam, ngày 22 tháng 6 năm 2016. (Ảnh: AAP).

Tuy nhiên những dấu hiệu cảnh báo của sự tăng trưởng trong tương lai là rất rõ ràng:  đóng góp của nhân tố tăng trưởng năng suất cho tổng tăng trưởng chỉ là một con số thấp (29 %); tốc độ tăng trưởng thất bại của nguồn nhân lực; thâm hụt ngân sách trường kỳ và nợ công ngày càng tăng; và dường như mất đi ý chí để tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cải cách.

Các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam (SOEs) góp phân vào từng vấn nạn này, như vậy việc tiếp tục ngăn chặn Việt Nam thực thi tiềm năng tăng trưởng đầy đủ của mình. Với đặc quyền tiếp cận các quỹ tín dụng từ các ngân hàng thương mại của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nhận được 49% đầu tư mặc dù tạo ra chỉ có một phần quá nhỏ các việc làm mới và hầu như không có gì đóng góp cho thu nhập từ xuất khẩu. Là một nhóm, các doanh nghiệp nhà nước cực kỳ kém hiệu quả: Năng suất vốn trung bình của họ, chỉ là một thước đo ví dụ, là khoảng một nửa so với các ngành công nghiệp ngoài quốc doanh.

Vốn vay của doanh nghiệp nhà nước chèn ép đầu tư từ khu vực tư nhân và do đó làm thui chốt khả năng để các công ty tư nhân có thể mở rộng. Tinh tế hơn, chi phí vốn cao cũng đẩy các doanh nghiệp tư nhân vào các lựa chọn công nghệ thấp, và điều này ức chế sự tăng trưởng năng động. Điều này góp phần tạo nên thực trạng một phần nhỏ và giảm kỹ năng tối thiểu và giảm tiền lương cho người lao động không có trình độ đại học vì không có công nghệ hiện đại, bằng cấp trung học rất ít có giá trị để sử dụng lao động. Theo đó, một thanh niên Việt điển hình lựa chọn chấm dứt việc học vào khoảng 15 tuổi chứ không phải là làm cho những bước nhảy vọt tốn kém, khó khăn và không chắc chắn đến một trình độ cao đẳng.

Mặc dù hiệu suất kém, doanh nghiệp nhà nước hầu như không thể phá sản. Nợ của chính phủ Việt Nam tăng từ 38 đến 62 % GDP từ năm 2011 đến năm 2015 – cao hơn so với nhiều quốc gia có thể so sánh, và chỉ hơi thấp hơn mức 65 % bắt buộc của Quốc hội Việt Nam. Nợ của doanh nhiệp nhà nước có thể tăng gần gấp đôi con số này, với tổng số 180 tỷ USD hay 97 %GDP.

Phần lớn nợ của doanh nhiệp nhà nước được đảm bảo bởi chính phủ, trong khi kinh nghiệm gần đây với doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn khác cho thấy rằng ngay cả khi nợ không phải đảm bảo bới nhà nước, doanh nghiệp sẽ được đảm nhận bởi chính phủ trong trường hợp phá sản. Nợ của doanh nhiệp nhà nước là cho các mục đích thực tế trách nhiệm pháp lý hiển nhiên thuộc về chính phủ Việt Nam. Như vậy, nợ nên được thêm vào các giải trình của cơ quan tài chính để tính toán nguy cơ cho một cú sốc kinh tế vĩ mô.

Làm thế nào chính phủ mới của Việt Nam đương đầu với những thách thức này? Trong số các cải cách cơ cấu kế hoạch trong văn bản chính sách gần đây, những người quan ngại đến doanh nghiệp nhà nước “cổ phần hóa” (một cách nói tránh của tư nhân hóa một phần) và cải cách công quyền đã liên tục thất bại trong việc đạt được mục tiêu cải cách. Nhà đầu tư nước ngoài nói chung đã tránh xa doanh nghiệp nhà nước, viện dẫn những quan ngại về thanh khoản và thiếu minh bạch trong quản trị doanh nghiệp– mối quan tâm đó cũng được thể hiện trong bản tự đánh giá của chính phủ về cải cách doanh nghiệp nhà nước.

2016 Đại hội Đảng Cộng sản không có biện pháp mới để tăng tốc độ cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thay vào đó, có vẻ như, Hà Nội đang tiến hành các bước dễ dàng hơn và ít gây tranh cãi của việc thúc đẩy (hoặc ít nhất là nói lên) các nhân tố không phải nhà nước. Ví dụ, nhân dịp chuyến thăm của của Tổng thống Obama tháng 5, 2016 – trong đó bao gồm một phiên được chào đón với doanh nhân trẻ – chính phủ mới công bố kế hoạch về luật và các sáng kiến mới để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tất nhiên, một trong những cách hiệu quả nhất về kinh tế để thực hiện những điều này và nhiều mục tiêu phát triển sẽ là theo đuổi cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhưng hai chương trình này không được liên kết với nhau trong các cuộc thảo luận cho công chúng.

Thúc đẩy cải cách có thể rất lâu trong tương lai và chắn chắn không thể nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế ngày càng được thúc đẩy bởi các hoạt động ngoài khu vực nhà nước và có dấu hiệu sâu sắc liên kết từ doanh nghiệp trong nước với mạng lưới sản xuất toàn cầu. Những điều này chắc chắn sẽ tăng tầm quan trọng như các nguồn vốn và công nghệ mới. Nhưng với doanh nghiệp nhà nước sập sệ vẫn còn chi phối các lĩnh vực tối quan trọng như năng lượng, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ hậu cần. Thiếu cải cách sẽ tiếp tục làm tăng chi phí khu vực tư nhân và làm giảm tốc độ tăng trưởng việc làm.

Hơn nữa tốc độ chậm của cải cách thể chế cũng làm cản trở các hiệp định thương mại tự do TPP đang được đàm phán với các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và châu Âu. Quan hệ thương mại này chiếm hơn 50 phần trăm xuất khẩu của Việt Nam.

Khi các cơ hội cho sự phát triển ‘dễ dàng’ trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường bị giảm, Việt Nam cần phải định vị mình để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai với công nghệ, sáng tạo và nhân lực. Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam là không thích hợp về mặt hiến pháp để dẫn dắt cuộc chuyển đổi này. Vì vậy, miễn là các doanh nghiệp nhà nước còn có thể dựa vào những người ủng hộ mình trong chính phủ để duy trì hiện trạng, các doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục làm chậm sự nỗ lực của các tác nhân khác có thể dẫn dắt.

Ian Coxhead là Giáoáo sư và chủ tịch tại Khoa Nông nghiệp và Kinh tế Ứng dụng, Đại học Wisconsin-Madison.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s