Chính phủ điện tử – một phương tiện giảm tội phạm văn phòng

English: E-government as a vehicle to reduce white-collar crimes

Việc internet được sử dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây đã bắt kịp thị hiếu của người tiêu dùng và người sản xuất trong các hoạt động tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ và hoạt động giải trí.

Sự phổ cập rộng rãi của mạng không dây và các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng đã thúc đẩy việc tiếp cận và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ liên quan theo cách có thể không giống bất kỳ công nghệ nào khác trong lịch sử.

Chậm nhưng chắc, các chính phủ đang tiếp cận thực tế này bằng cách sử dụng không gian ảo để cung cấp các dịch vụ của mình. Hoạt động liên quan đến Internet của chính phủ được gọi một cách rộng rãi là chính phủ điện tử. Ví dụ, các chính phủ sử dụng internet để cung cấp thông tin và cho phép người dân tiếp cận các dịch vụ khác nhau như tư vấn sức khỏe, khai hồ sơ thuế, xin cấp hộ chiếu, tìm việc làm trong hệ thống chính phủ và đăng ký kinh doanh. Chính phủ điện tử giúp tăng cường tính trách nhiệm thông qua sự minh bạch, thúc đẩy hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công. Xét đến các khu vực địa lý rộng lớn  vẫn có khả năng tiếp cận các dịch vụ của chính phủ thông qua internet, chính phủ điện tử cũng có thể được coi gần như là một hình thức phân cấp.

Tham nhũng và kinh tế ngầm là hai loại tội phạm văn phòng phổ biến làm suy yếu hiệu quả của các chính sách của chính phủ và báo hiệu chất lượng suy giảm của tổ chức.

Mặc dù không thể áp dụng được ở mọi nơi đối với mọi loại dịch vụ của chính phủ, Chính phủ điện tử có thể có tiềm năng hạn chế cả tham nhũng và kinh tế ngầm. Về tham nhũng, việc tiếp xúc gần gũi hơn giữa công chức nhà nước và người dân có thể hoặc thúc đẩy sự minh bạch lớn hơn hoặc khiến việc hình  các mối quan hệ tham nhũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính phủ điện tử sẽ làm giảm khả năng hình thành các mối quan hệ tham nhũng khi có ít hoặc không có liên hệ vật lý giữa quan chức và người sử dụng dịch vụ của chính phủ. Đối với kinh tế ngầm, tính minh bạch đi liền với sự gần gũi chính phủ có thể cho phép giám sát các hoạt động ngầm tốt hơn.

Trong công trình gần đây của mình, Goel and Saunoris (2016) đã chính thức nghiên cứu tác động của chính phủ điện tử hay phân cấp ảo (xem UNDESA [2014] để biết chi tiết) đối với hai loại tội phạm văn phòng gồm tham nhũng và kinh tế ngầm ở hơn 100 quốc gia. So vớinhững cách đo lường cơ bản, các tác giả đã sử dụng phương pháp thay thế để đo lường  hai loại tội phạm này (bằng chỉ số có lẽ đang được biết đến nhiều nhất là chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế). Hơn nữa, những tác động phân cấp ảo cũng được so sánh với các hình thức phân cấp truyền thống khác của chính phủ bao gồm phân cấp ngân sách và phân cấp vật lý. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phân cấp của chính phủ đã trở thành xu hướng ngày càng tăng trên toàn cầu.

 

Phân cấp ngân sách bao gồm phân quyền thu thuế hay chi tiêu cho các cấp chính phủ thấp hơn (ví dụ, chính quyền địa phương được quyết định các loại thuế tài sản), trong khi việc phân cấp vật lý giải quyết số lượng cấp bậc lớn hơn trong hệ thống chính phủ (ví dụ, liên bang, bang và chính quyền địa phương). Việc phân cấp chính phủ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và việc thực thi các chức năng của chính phủ, và điều này có thể tác động đến các hoạt động bất hợp pháp, bằng cách điều chỉnh mức độ tiếp xúc gần gũi giữa những người sử dụng dịch vụ và những người cung cấp dịch vụ của họ. Một mặt, các chính quyền địa phương được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với nhu cầu tại địa phương và tính minh bạch đạt được là lớn hơn; mặt khác vẫn có những tiêu cực tiềm ẩn đối với những hoạt động được tiến hành vì lợi ích riêng. Như một vấn đề thực tế, phân cấp ảo và phân cấp tài chính tương đối dễ dàng cho phép các chính phủ điều chỉnh, trong khi phân cấp vật lý là rất khó để điều chỉnh, bởi những thay đổi trong các cấp chính quyền thường đòi hỏi thủ tục hành chính và pháp lý kéo dài. Tuy nhiên, tác động của các hình thức phân cấp khác nhau đối với tham nhũng và kinh tế ngầm là khác nhau. Ví dụ phân cấp vật lý có thể giúp giao tiếp hai chiều giữa quan chức chính phủ và người dân diễn ra tốt hơn so với phân cấp ảo. Phân cấp tài chính có thể khiến việc kiếm đặc lợi ở các cấp địa phương trở  nên dễ dàng hơn, tuy nhiên nó cũng đi với nguy cơ minh bạch và công khai lớn hơn.

Không giống như tham nhũng, sự dính líu của các công chức chính phủ vào các hoạt động ngầm là gián tiếp. Các bên tư nhân tham gia vào các hoạt động ngầm (hoặc trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba) là để né các quy định hoặc để trốn thuế. Phân cấp có thể tác động đến khu vực kinh tế ngầm theo một vài cách. Ví dụ, phân cấp mạnh hơn, đặc biệt là thông qua chính phủ điện tử, sẽ làm giảm chi phí thu thập thông tin, khuyến khích tuân thủ luật. Hơn nữa, sự tồn tại của chính phủ trực tuyến có thể là trở ngại đối với một số hoạt động ngầm nhất định trên mạng. Cũng có khả năng có những phản hồi ngược khiphân cấp bị tác động bởi loại tội phạm văn phòng (Hình 1).

Hình 1: Phân cấp của chính phủ và các loại tội phạm văn phòng

Nguồn: các tác giả

Trong các phân tích chính thức của mình, Goel and Saunoris (2016) thấy rằng phân cấp ảo tương đối hiệu quả hơn trong việc kiểm soát tham nhũng và kinh tế ngầm, so với các hình thức phân cấp khác. Điều này là phù hợp với quan điểm cho rằng tính minh bạchv à tính khách quan hơn của chính phủ điện tử sẽ giúp hạn chế các loại tội phạm văn phòng.

Goel và Saunoris (2016) cũng xem xét liệu các quốc gia châu Á có gì khác biệt không. Châu Á bao gồm nhiều quốc  gia có dân số đông nhất và một số các quốc gia có mật độ dân số caonhất thế giới. Thêm vào đó, nhiều nước ở Châu Á đã bị chiếm làm thuộc địa ở các thế kỷ trước. Tất cả các yếu tố này hoặc giúp định hình các thể chế qua thời gian hoặc làm thay đổi khuynh hướng tham gia vào các hành vi bất hợp pháp.

Kết quả cho thấy rằng các nước ở châu Á có xu hướng tham nhũng nhiều hơn, nhưng không hẳn là có khu vực kinh tế ngầm lớn hơn. Do đó, hiệu quả kiểm soát tham nhũng của chính phủ điện tử dường như sẽ lớn hơn đối với các nước châu Á.

Dựa trên những phát hiện này, có thể kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách cải thiện khả năng điều hành và kiểm soát tham nhũng và kinh tế ngầm nên xem xét các lợi ích tiềm năng của việc phân cấp ảo. Việc phân định các dịch vụ công trên nền tảng Internet có thể rẻ hơn, dễ dàng để điều chỉnh nhanh hơn, có phạm vi địa lý lớn hơn và tương đối ít bị ràng buộc hơn bởi nạn quan liêu. Mặc dù không phải tất cả các dịch vụ của chính phủ đều phù hợp với phân cấp ảo, nhưng nhờ khoảng cách ngày càng thu hẹp trong việc tiếp cận và sử dụng máy tính và internet và nhờ sự phát triển của các công nghệ thân thiện với người dùng, những lợi ích kể trên dường như ngày càng mở rộng.

_____

1 Kinh tế ngầm, bóng hay kinh tế không chính thức (The underground, shadow, or informal economy)là hoạt động kinh tế không được ghi chép chính thức và do đó là không bị đánh thuế (ví dụ dịch vụ taxi không có giấy phép).

Tham khảo:

Goel, R. K., và J. W. Saunoris. 2016. Những hình thức phân cấp của chính phủ và chất lượng thẻ chế:Bằng chứng từ nhiều quốc gia. ADBI Tài liệu công việc 562. Tokyo: Viện ngân hàng phát triển Châu Á.

Tổ chứcMinh bạch quốc tế – ban các vấn đề kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc (UNDESA). 2014. Kháo sát Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc năm 2014. New York.

1 bình luận về “Chính phủ điện tử – một phương tiện giảm tội phạm văn phòng

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s