Tiếng Việt từ TK 17: vài ghi nhận thêm về thì giá, trao đổi tiền bạc các loại, lợi – lời – lãi … (phần 21C)

Các thừa sai Dòng Tên đầu thế kỷ 17 học và ký âm tiếng Việt

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về giá tiền dùng trong hệ thống tiền tệ từ thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên tên loại tiền này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ).

Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.

Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), quan (q), tiền (t), đồng (đ), Sách Sổ Sang Chép Các Việc (SSS), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức).

Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt hay Hán). Để cho liên tục, người đọc nên tham khảo thêm ba bài viết trước về tiền bạc trong loạt bài tiếng Việt từ TK 17: tiền gián, bẻ tiền bẻ đũa (phần 21), tiền quí, cheo, tính tiền khi đi chợ …(phần 21A), quan tiền xưa với nhận xét mới (phần 21B). Không phải ngẫu nhiên mà LM de Rhodes đã dành một trang rưỡi cho mục tiền (trang 792-795), nhiều chữ nhất trong các mục từ VBL. Ngoài ra, VBL còn ghi cách dùng “thì giá” (~ thời giá[2], mục giá trong VBL) cho thấy LM de Rhodes quan tâm đặc biệt đến hối suất (< kinh tế thị trường) của đồng tiền lưu hành vào thời kì ông đang truyền đạo. Khi có đủ dữ liệu, phần này sẽ dùng tỷ số của hai giá trị đồng tiền vào cùng một thời điểm (thì giá/thời giá) hay khác thời điểm để cho thấy rõ hơn sự thay đổi qua cách nhìn định lượng này. Ngoài ra, 1 quan sẽ tính theo tiền quý hay bằng 600 đồng trong nước (ở Đàng Trong và Đàng Ngoài) chứ không theo hối suất mà các LM de Rhodes và Borri từng ghi nhận cho nước ngoài (td. Trung Quốc, Nhật Bản …) hay 1 quan bằng 1000 đồng.

Tải về file Word >>

Tải về file PDF >>

[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@gmail.com

[2] Các tự điển sau này như Béhaine (1772/1773), Taberd (1838) và Theurel (1877) không có ghi “thì giá”. Để ý vào TK 17, 18 cho đến đầu TK 19 – dựa vào các tự điển VBL/Béhaine/Taberd – chỉ có dạng thì chứ không thấy dạng thời (chữ Nôm dùng thì HV 時). Theurel (1877) bắt đầu ghi dạng thời dùng từ năm 1860.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s