Chỉnh sửa sử sách

Chào các bạn,

Đọc lịch sử Việt Nam thì từ đầu đến cuối chúng ta đều có thể thấy nhiều điều phi lý hoặc thiếu sót đây đó. Có thể vì nhiều lý do:

1. Lịch sử ta được viết bởi người đô hộ, dù đó là Tàu hay Tây.

2. Lịch sử ta được viết bởi trí thức ta, nhưng với văn hóa của người đô hộ – Tàu hay Tây – vì đó là văn hóa mà trí thức ta được học.

3. Lịch sử ta được viết bởi ta, nhưng là những ta chiến thắng, bôi bác và hủy bỏ công cán của những ta chiến bại.

4. Chúng ta không quan tâm đến lịch sử. Tiếp tục đọc “Chỉnh sửa sử sách”

Dạy môn Đạo đức ngành kỹ thuật và công nghệ ở bậc đại học – Những vấn đề tồn tại

English: Continuing and Emerging Issues in Engineering Ethics Education

Trong bài viết này, tác giả thảo luận những ưu và nhược điểm của xu hướng giảng dạy và mô hình của chương trình học khi dạy môn Đạo đức trong ngành công nghệ và kỹ thuật ở các trường đại học tại Mỹ.

Hai thập kỷ qua, giáo dục đại học ngành kĩ thuật đã có nhiều thay đổi, gồm có nhận thức ngày càng tang về tầm quan trọng của đạo đức và trách nhiệm xã hội đối của ngành công nghệ kỹ thuật. Một phần do tranh cãi chính trị về ý nghĩa về xã hội của công nghệ và việc thay đổi các tiêu chuẩn giáo dục được phát triển bởi Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ (Accreditation Board for Engineering and Technology – ABET), các nhà giáo dục trong ngành kỹ thuật đã bắt đầu nghiêm túc đón nhận và hành động cho những thử thách khi chuẩn đào tạo những người lành nghệ có năng lực kỹ thuật và nhạy cảm về đạo đức.
Điều này không có nghĩa là các khóa học về đạo đức ngành kỹ thuật đã trở thành chuẩn mực. Stephan năm 1999 xác định rằng gần 70 phần trăm các tổ chức được ABET – Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ công nhận không hề có các khóa học liên quan đến đạo đức cho tất cả sinh viên kỹ thuật. Mặc dù 17% các viện trường đại học có một hoặc nhiều khóa học bắt buộc có nội dung liên quan đến đạo đức, những khóa học này thường không hẳn dạy về đạo đức ngành kỹ thuật, mà dạy các môn liên quan tới đạo đức như: triết học, tôn giáo hoặc các môn học khác. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức ngành công nghệ kỹ thuật đã bắt đầu ghi nhận những dấu ấn nhất định khi trở thành môn học bắt buộc cũng như nhiều khóa học tự chọn trong chương trình tại một số trường đại học. Tiếp tục đọc “Dạy môn Đạo đức ngành kỹ thuật và công nghệ ở bậc đại học – Những vấn đề tồn tại”

Ngộ độc sừng tê giác

LĐO | 

Sừng tê bị bắt giữ ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Sừng tê bị bắt giữ ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Indonesia: Cuộc chiến chống tham nhũng và những bất trắc của Jokowi

  • tuoitre – DANH ĐỨC
  • 25.10.2019, 11:00

TTCT – Chiều chủ nhật vừa rồi, 20-10, ông Joko Widodo (Jokowi) đã tuyên thệ nhậm chức lần thứ nhì. Ứng viên tổng thống hai lần thất cử, cựu tướng Prabowo Subianto, thay vì xua người xuống đường như hồi kết quả bầu cử được công bố, đã “hiền hòa” tham dự lễ nhậm chức sau khi cùng tổng thống chụp ảnh selfie. Thế nhưng, bầu không khí Jakarta lại nóng hừng hực bởi làn sóng biểu tình chống tham nhũng của sinh viên.

Indonesia: Cuộc chiến chống tham nhũng và những bất trắc của Jokowi
Sinh viên 300 trường đại học trên cả nước đã xuống đường phản đối luật KPK. Ảnh: AP

Tiếp tục đọc “Indonesia: Cuộc chiến chống tham nhũng và những bất trắc của Jokowi”

Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)

Một điểm di dân tự do ở huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đang dần được nhà nước đầu tư xây dựng để ổn định đời sống cho nhân dân.

***

Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do

08:01 21/03/2019

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên hơn 54.600km2 với trên 6 triệu dân. Vùng trọng điểm các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều… này đang chịu áp lực nặng nề nhất cả nước về tình trạng di dân tự do… Tiếp tục đọc “Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)”