Mặc dù máy tính và các công cụ công nghệ thông tin mang lại nhiều tiềm năng để tác động đến việc học tập, giảng dạy và cung cấp dịch vụ giáo dục theo những cách có lợi, việc sử dụng các công nghệ như vậy cũng mang đến nhiều rủi ro – đặc biệt là cho trẻ em. Mặc dù hầu hết người dùng đều quen thuộc với các tiêu đề thu hút sự chú ý liên quan đến nội dung khiêu dâm, quấy rối tình dục, tải xuống bất hợp pháp và ‘không phù hợp’ hoặc phát ngôn chính trị, đây chỉ là một vài trong số các vấn đề liên quan đến việc giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến. Ví dụ, ở một số nơi, đe doạ trực tuyến dường như là mối đe dọa hàng ngày phổ biến hơn đối với nhiều sinh viên, và người dùng cũng ngày càng hiểu được ‘mối đe dọa’ tiềm ẩn đối với trẻ em liên quan đến những thứ như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Tiếp tục đọc “Các nước đang phát triển đang làm gì để đảm bảo an toàn internet cho trẻ em?”
Ngày đăng: Tháng Mười 7, 2019
Thấy gì từ chính sách hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người?
Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt một loạt quyết sách quan trọng với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển ở 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 ngàn người, tập trung vào hai lĩnh vực chính là hỗ trợ giáo dục (QĐ số 2123/QĐ-TTg, 2010 và Nghị định số 57/NĐ-CP/2017) và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội (QĐ số 1627/QĐ-TTg, 2011 và QĐ số 2086/QĐ-TTg, 2016). Mặc dù đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Chính phủ trong thực hiện chính sách dân tộc nhưng cho đến nay, chưa có báo cáo nào đánh giá toàn diện tác động của các dự án này đối với phát triển bền vững ở các nhóm dân tộc nói trên. Bài viết này nêu ra một vài nhận xét đặng góp phần cải thiện chính sách phát triển ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Người Xạ Phang, có khoảng 20 ngàn người, chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Chưa có bất kỳ mô tả dân tộc học nào nói đến nhóm dân tộc này nhưng trong đợt xác định thành phần tộc người từ 1973 xếp họ là một nhóm của người Hoa. Ảnh: NVC.
Tiếp tục đọc “Thấy gì từ chính sách hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người?”
Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam

towardstransparency – Hà Nội, ngày 10/09/2019
Cứ ba thanh niên Việt Nam thì có một người không ngần ngại thực hiện hành vi tham nhũng vì lợi ích của bản thân hoặc gia đình, mặc dù họ vẫn mong muốn được sống trong một xã hội liêm chính và hiểu rằng tham nhũng có hại cho thế hệ mình, cho nền kinh tế, cũng như cho sự phát triển của Việt Nam. Điểm đặc biệt nữa là tuy không ngại thực hiện hành vi tham nhũng, cứ bốn trong số năm thanh niên nhận thức được trách nhiệm của mình và nói rằng họ sẵn sàng hành động để chống tham nhũng. Điều này phản ánh sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam về việc thực hành liêm chính. Tiếp tục đọc “Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam”