Hệ thống sông ngòi và kinh rạch Sài Gòn

Có 2 con sông lớn đi qua Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh): Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn, cùng một hệ thống kinh rạch chằng chịt trong nội thành.

Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn


Bản đồ Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2).

Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là “Nông-nại”. Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên. Tiếp tục đọc “Hệ thống sông ngòi và kinh rạch Sài Gòn”

Đất Nam Kỳ — Tiền đề văn hóa mở Đạo Cao Đài

thienlybuutoa.org

(Nguyên là bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo. Sau đó, đã trình bày lần nữa tại thánh thất Trung Minh thuộc Hội thánh Truyền giáo Cao Đài).

Lê Anh Dũng

MỞ ĐẦU

Khi nghiên cứu lịch sử ra đời của đạo Cao Đài, nhiều tác giả thường không khỏi đặt câu hỏi: Tại sao đạo Cao Đài tất yếu phải được khai sinh ở Nam Kỳ chứ không thể ở Trung Kỳ hay Bắc Kỳ, dù rằng sau này đạo Cao Đài phát triển, đã truyền bá ra cả hai miền Trung, Bắc?

Bài viết này vì thế thử góp phần minh chứng rằng chính Nam Kỳ là cái nôi thích hợp, là tiền đề văn hóa để mở đạo Cao Đài. Tiếp tục đọc “Đất Nam Kỳ — Tiền đề văn hóa mở Đạo Cao Đài”

Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975

Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai phá đầu nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trước 1975. Trọng điểm nhầm thẩm tra những địa danh dựa trên khảo sát, nghiên cứu bản đồ, không ảnh, hình ảnh tìm thấy thời Pháp và VNCH nhìn lại trong hoài niệm của một thời tuổi trẻ. Những kinh cầu xưa nay đã đi về trong tâm tưởng hay đã thay da đổi áo , cũng đã chuyên chở bao nhiêu kiếp sống thăng trầm cùng những kỹ niệm thân thương của những ai đã từng xuôi ngược, mang hơi thở Saigon một thời là Hòn Ngọc Viển Đông.

Năm 1618 chúa Sãi (Nguyễn Phước (Phúc) Nguyên gả con gái cho vua Miên Chey Chetta II , năm 1623. Chúa mượn xứ Prei Nokor để mở trạm thuế đồng thời được phép gởi quan đến để quản lý việc thu thuế và thương vụ hành chính.

Năm 1658  chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) cho quân tiến chiếm và phá hủy thành Mô Xoài vì quân Nặc Ong Chăn vua Cao Miên  xâm phạm Trấn Biên  (thời mới khai thác gọi những chổ đầu biên giới là Trấn Biên ) tức Phú Yên ngày nay. Tiếp tục đọc “Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975”