Dự án Thủy điện Sơn La là dự án đập thủy điện lớn nhất và phức tạp nhất từng được xây dựng ở Việt Nam. Dự án sẽ di dời hơn 91.000 người dân tộc thiểu số, đòi hỏi sự tái định cư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Hầu hết người dân sẽ phải di dời đến nơi cách nhà hiện tại của mình từ 50 đến 100 km và không còn được tiếp cận với sông Đà – một nguồn sinh kế đối với phần lớn người dân. Những người bị ảnh hưởng gồm 10 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, trong đó người Thái chiếm đa số. Họ sống chủ yếu dựa vào sông và trồng lúa nước. Một trong những mối lo ngại chính là thiếu đất canh tác cho tái định cư khi hàng chục ngàn người dân bị di dời. Năm 2003, hai điểm tái định cư đã được thiết lập. Mặc dù, theo báo cáo ban đầu của chính phủ Việt Nam những điểm điển hình sẽ cải thiện đáng kể cuộc sống của những người tái định cư, các nghiên cứu đã chỉ ra dự án tái định cư thí điểm đã thất bại. Những người tái định cư không có nguồn sinh kế thích hợp ở khu vực mới và có những khó khăn trong việc duy trì các hoạt động văn hoá – những điều được kết hợp hoàn toàn với vùng đất cũ. Cuối năm 2005, các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành một nghiên cứu về chương trình tái định cư đã chỉ ra hai vấn đề quan trọng trong chương trình tái định cư: đảm bảo quyền sử dụng đất và cung cấp đất canh tác cho người tái định cư. Các vấn đề phát sinh – điều được chỉ ra qua cuộc nghiên cứu – gồm sự tan rã của các cộng đồng dân tộc thiểu số do tái định cư và sự đền bù không đủ cho đất, sinh kế và cơ sở hạ tầng bị mất. Dự án trị giá 3,2 tỷ đô la Mỹ được chính thức bắt đầu xây dựng vào ngày 2 tháng 12 năm 2005 và hoàn thành vào năm 2015. Quá trình tái định cư bắt đầu vào năm 2005 và dự kiến kết thúc vào năm 2009. Tổ chức sông ngòi quốc tế làm việc với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để hỗ trợ quá trình tái định cư tại Sơn La và đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng sẽ không nghèo đói hơn do hậu quả của dự án đem đến. |

Tks, Thùy Linh.
Nhà máy Thủy điện Sơn La hoàn tất năm 2012, 3 năm trước dự định.
Trang FB Ban Quản lý Nhà Máy Thủy điện Sơn La
https://www.facebook.com/BanQuanLyDuAnNhaMayThuyDienSonLa
Trang web Công ty Thuỷ điện Sơn La
http://sonlahpc.com.vn/
Cổng thông tin Điện tử Sơn La – Tin Thủy điện Sơn La
http://sonla.gov.vn/tin-thuy-dien-son-la
TUYẾN BÀI VỀ THỦY ĐIỆN SƠN LA:
>> Những kỷ lục ở Thủy điện Sơn La
>> Những “cột mốc” đáng nhớ ở Thủy điện Sơn La
>> Sự kỳ vĩ ở cuối trời Tây Bắc
>> Ghi ở ‘thủ phủ’ thủy điện Tây Bắc
>> Từ thủy điện Sơn La đến ‘biển hồ’ Tây Bắc
>> Những người “nghe” nhịp thở sông Đà
>> “Ngư trường đặc biệt” trên lòng hồ thủy điện Sơn La
>> Toàn cảnh Thủy điện Sơn La ngày về đích
>> Nguyễn Tăng Cường và ‘ván bài’ thủy điện Sơn La
Số lượt thíchSố lượt thích
Cám ơn Linh dịch bài này.
Lần đầu mình biết đến đập thủy điện Sơn La là khoảng năm 2007, 2008, trong một bài nghiên cứu/ phóng sự, trong một cuốn sách của báo Tia Sáng.
Bài đó nói về những bản làng không có điện, mà các bản này nằm ngay vùng lòng hồ thủy điện. Những câu chuyện về cuộc sống người đồng bào thiểu số không có điện, những nỗi nhớ về cuộc sống quen thuộc ở nơi mà bây giờ là lòng hồ, những khó khăn khi thích nghi cuộc sống mới khi phải dời nơi ở bao đời… Những câu chuyện đó đi theo mình trong những năm qua.
Đến tháng 12/2015, Sơn La còn 313 bản vùng cao chưa có điện. Các bản này chắc nằm trong 4 huyện vùng lòng hồ thủy điện (Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên).
Số lượt thíchSố lượt thích