Trong 2 ngày 1 và 2/11/2016, Hội nghị thường niên về Tư vấn bảo vệ tác nghiệp báo chí được Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức tại Hà Nội, với sự hỗ trợ, hợp tác của Bộ Ngoại giao-Thương mại và Phát triển Canada, Liên minh báo chí Đông Nam Á (SEAPA) và văn phòng UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng hơn 50 chuyên gia, nhà báo, đại diện cơ quan quản lý báo chí, đại diện các trường đào tạo, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.


Liên hiệp quốc đã chọn 2/11 là “ngày quốc tế chấm dứt tình trạng không trừng phạt các hành vi vi phạm an toàn báo chí”, nhằm kêu gọi bộ máy thi hành pháp luật và xã hội ở nhiều quốc gia chấm dứt miễn trừ đối với hành vi xâm hại tới quyền tác nghiệp hợp pháp của báo chí. Tại hội nghị, bà Misaco Ito đại diện UNESCO Bangkok cho biết trên toàn thế giới, trung bình cứ mỗi 5 ngày lại có 1 phóng viên bị giết, hơn 800 trường hợp trong 10 năm qua. Có đến 9/10 trường hợp các vụ việc những người phạm tội không bao giờ bị trừng phạt. Mỗi vụ tấn công vào nhà báo là 1 vụ tấn công vào quyền được biết và quyền tự do biểu đạt. Không trừng phạt lại tạo ra bạo lực và nguy cơ uy hiếp báo chí. UNESCO đã đưa ra bộ chỉ số đo lường mức độ an toàn của nhà báo khi tác nghiệp ở mức độ quốc tế và quốc gia, gọi là chỉ số an toàn nhà báo.


Tại hội nghị, đại diện UNESCO đã giới thiệu chương trình hành động toàn cầu của LHQ về bảo vệ an toàn nhà báo, RED trình bày chương trình bảo vệ quyền tác nghiệp báo chí ở Việt Nam. Các nhà báo, chuyên gia thảo luận về những tình huống xung đột chức năng nhiệm vụ báo chí với hoạt động công vụ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động báo chí trong bối cảnh và điều kiện cụ thể khác nhau của mỗi quốc gia.
Hoàng Thiên Nga
“…trên toàn thế giới, trung bình cứ mỗi 5 ngày lại có 1 phóng viên bị giết, hơn 800 trường hợp trong 10 năm qua. Có đến 9/10 trường hợp các vụ việc những người phạm tội không bao giờ bị trừng phạt…”
Các con số thật ghê hồn.
Mong sao các anh chị báo chí luôn được bảo vệ an toàn.
ThíchThích
Đáng an ủi là trong số phóng viên bị giết vì tác nghiệp, hổng có vụ nào xảy ra tại Việt Nam !
ThíchĐã thích bởi 1 người
Thiên Nga quan tâm vấn đề an ninh của em, nghe em.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Cảm ơn chị Thiên Nga đã thông tin, quả là có phần an ủi vì phóng viên ở VN mới chỉ bị côn đồ hành hung đánh đập, đốt nhà, đốt xe đe doạ nhiều kiểu
Hoặc là chưa có đủ nhiều phóng viên điều tra ở VN (như chị Thiên Nga) đi sâu vào những vụ việc nghiêm trọng liên quan đến các loại tội phạm ở mọi lĩnh vực tại VN
ThíchThích
Cảm ơn các anh chị em đã động viên, lo lắng cho HTN.
HTN cho rằng xung đột giữa các nhóm lợi ích là thực trạng tất yếu ở mọi quốc gia, dù lạc hậu hay văn minh, và mục tiêu cao quý của nghề báo là đấu tranh cho sự công bằng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công chúng, xã hội, và các nhóm người yếu thế; tích cực góp phần cổ vũ, tôn vinh, lan tỏa các giá trị nhân văn. Nhiều nhà báo chân chính đang cùng theo đuổi mục tiêu cao quý đó, mỗi người theo một cách khác nhau.
Một thực tế đáng mừng là VN trong vài thập kỷ qua không có nhà báo nào bị giết vì tác nghiệp. Cản trở, mua chuộc, đe dọa, khủng bố, hành hung, gây khó dễ để ngăn chặn việc đưa tin viết bài thì có, và điều đó đã xâm phạm tới quyền được biết của toàn dân, xâm phạm chủ trương minh bạch thông tin, ngăn cản quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã công bố chủ trương theo tiến trình hội nhập toàn cầu.
Nhiều trường hợp phóng viên, nhà báo, tòa soạn bị xử phạt, đình bản, thu hồi thẻ nhà báo gần đây đều có lý do đúng-sai rõ ràng. HTN nghĩ điều đó là cần thiết, và tất yếu trong việc lập lại trật tự truyền thông, quy hoạch lại mạng lưới báo chí VN theo hướng ngày càng hiệu quả, lành mạnh hơn.
ThíchThích