English: Small business solutions to a big problem
ecological.panda.org – Các chính phủ trên thế giới đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng cho tới năm 2020 và nhiều công ty đa quốc gia theo đó đang có những tuân thủ bằng cam kết các chuỗi cung ứng của công ty không dính sáng đến nạn phá rừng . Nhưng chuyện gì xảy ra ở những khu vực nơi mà các doanh nghiệp đa quốc gia vắng mặt? Và các tổ chức kinh doanh nhỏ và vừa có vai trò gì trong việc giải quyết nạn phá rừng?
Nepal là một ví dụ rõ ràng. Khi rừng cây đỗ quyên trên dãy Himalaya thần thánh trong mùa nở rộ hoa, có vài nơi hơn là những khu rừng đẹp, và có những khu rừng quan trọng hơn nhiều cho đa dạng sinh học như là môi trường sống cho các loài như gấu trúc đỏ, hổ và báo. Tuy nhiên nhiều khu rừng này đang bị đe dọa do khai khẩn để lấy củi đốt, làm ruộng bậc thang và chăn thả quá mức và chỉ một phần nhỏ giá trị của rừng được nhận thức bởi cộng đồng địa phương.
Với cơ sở hạ tầng nghèo nàn và ít đường xá, những ngọn núi của Nepal không phải là mảnh đất màu mỡ cho các công ty quốc tế. Nhưng khu vực này lại rất tốt cho kinh doanh nhỏ. Nepal có hơn 40.000 doanh nghiệp siêu nhỏ, hai phần ba trong số đó có liên quan đến gỗ, lâm sản ngoài gỗ (NTFPs), các dịch vụ hệ sinh thái và du lịch sinh thái. Nhiều nơi được quản lý bởi phụ nữ và có vài nơi đã liên kết với thị trường rộng lớn hơn. Những điều này có thể cùng lúc mang lại lợi nhuận hơnvà bền vững hơn?
Viện The Mountain, WWF và công ty sáng kiến Ennovent đã tham gia vào nỗ lựctrong việc xem xét vấn đề liên quan đến việc trồng các cây lấy thuốc và tinh dầu. Từ năm 2011 Viện The Mountain đã giúp tăng thu nhập cho hơn 15.000 nông dân thông qua đào tạo và hỗ trợ các phương pháp trồng trọt bền vững đối với các loài cây như Swertiya chirayita thuộc loài Chiraito, Taxus wallichiana thuộc loài Lothsalla, Paris Polyphylla thuộc loài Satuwa, và Aconitum ferox A. spicatum thuộc loài Seto Bikhuma.
Sự hợp tác này hiện tại sẽ giúp người nông dân đảm bảo chứng nhận cho phương pháp sản xuất hữu cơ, quy trình chế biến chất lượng và quản lý rừng hiệu quả – trong đó bao gồm vùng đệm của các vườn quốc gia. Sự hợp tác này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của chuỗi gia trị và tăng cường mối liên kết hữu ích với ngành công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm toàn cầu. Sản xuất cây thuốc hiện đang là ngành công nghiệp triệu đô la của Nepal – tuy nhiên có thể sản xuất được nhiều lần hơn cả giá trị này trong khi vẫnbảo vệ môi trường trực tiếp hơn.
Những ví dụ như thế này đến từ khắp châu Á đã được xem xét trong một báo cáo mới mang tên “Tác động tới rừng”. Sử dụng các nghiên cứu từ cảnh quan ở Việt Nam, Indonesia và Nepal, báo cáo này tìm ra con đường để mở khóa các giải pháp kinh doanh mà không dính dáng đến phá rừng ở Châu Á.
Điều nhận thấy ở đây là bên cạnh một vài doanh nghiệp đang trực tiếp góp phần trong việc giảm ảnh hưởng từ nạn phá rừng, thì có những nền tảng mạnh cho các doanh nghiệp liên quan đến rừng có thể mở rộng việc kinh doanh mà không phá rừng. Tiềm năng lớn nhất đã được nhận diện ở cao su, ca cao, mây, tinh dầu, thảo dược và công nghệ có hàm lượng cacbon thấp.
Một trở ngại chính là rõ ràng các chính sách của chính phủ thường xuyên tiếp tục khuyến khích việc phá rừng. Nhưng một kết luận đáng ngạc nhiên là sự lan tràn của các quỹ tài trợ thì thường làm giảm sự đổi mới khu vực tư nhân và làm chậm trễ việc nghiên cứu giải pháp thị trường. Tiền đầu tư vào khu vực công có thể phản tác dụng nếu chuyển giao trái ngược với logic kinh doanh. Một điều tốt hơn cần được quan tâm là làm sao để nguồn tài chính cho khu vực công có thể được dùng để hỗ trợ tích cưc cho phát triển khu vực tư nhân.
Báo cáo khuyến nghị tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái những dịch vụ hỗ trợ cho chuỗi cung ứng không dính dáng đến nạn phá rừng và xanh hóa hoạt động kinh doanh và cảnh. Điều này có thể bao gồm những thách thức về sáng tạo tài chính, hỗ trợ các trung tâm vườn ươm, tạo ra thị trường cho các tác nhân đổi mới và các nhà đầu tư và làm dịch vụ phát triển kinh doanh có sẵn.
Nepal có vẻ là một trường hợp duy nhất vì địa hình miền núi của mình, nhưng trong thực tế câu chuyện tương tự lặp lại ở nhiều vùng nông thôn châu Á – Dù là tiểu địa chủ sản xuất cao su hay ca cao ở Indonesia hay kinh doanh đồn điền ở Việt Nam và Lào. Việc xây dựng các hoạt động kinh doanh thân thiện với rừng ở quy mô lớn hay nhỏ là một cam kết mới chỉ bắt đầu, nhưng điều này có thể tạo ra giá trị xã hội, kinh tế và môi trường tuyệt vời cho châu Á nếu tiếp cận thông minh.
Báo cáo “Tác động tới rừng” là sản phẩm từ sự phối hợp giữa năm tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau – WWF về môi trường, Ennovent về sáng tạo kinh doanh, Impact Hubvề vườn ươm doanh nghiệp, Clarmondial về tài chính cho phát triển bền vững và Greenworks Asia về dịch vụ bền vững.
Paul Chatterton , Trưởng ban Phân tích Tài chính Sinh cảnh WWF.
Dịch bởi Nguyễn Phương – Đà Nẵng