Việt Nam trên đường đến thịnh vượng, đào đâu ra lao động trình độ cao?

Hiệu Minh –

Chủ Nhật, 11/09/2022

(KTSG) – Năm 2016 tôi đi 10 ngày thăm Trường Sa trên con tàu hiện đại KN490. Rỗi việc tôi hay lê la nói chuyện với mấy anh kỹ thuật trên tàu. Biết tôi thạo tiếng Anh và IT, các anh hỏi có thể giúp đọc menu của máy lạnh to đùng trên tàu, chứa rau và thịt cho 200 người ăn cả chục ngày, hay không. Chả hiểu sao ai động vào phím điều khiển nào đó làm cho máy lạnh tạo đá và tuyết đọng trong khi rau ở giữa khoang không có khí lạnh… Từ đó, tôi nghĩ mãi về lao động trình độ cao của xứ mình.

Hàng triệu người bôn ba khắp nơi, dù chịu khó làm ăn nhưng ngoại ngữ yếu, giao tiếp và khả năng suy luận còn hạn chế do khi học trong trường ít được tranh luận… nên thường chỉ làm công việc làng nhàng. Đó là chưa kể những khu công nghiệp với những nhà máy hiện đại mọc lên ngày càng nhiều, nhưng công nhân chẳng học được bao nhiêu, chỉ biết lắp ráp như robot.

Tiếp tục đọc “Việt Nam trên đường đến thịnh vượng, đào đâu ra lao động trình độ cao?”

Học và làm nghề với người Nhật

TRUNG TRẦN 01/10/2020 18:10 GMT+7

TTCTNói vui, đi làm cho công ty Nhật, không cần bằng cấp, không cần cả ngoại ngữ, chỉ cần yếu tố duy nhất là sự chăm chỉ và cầu tiến.

Kaizen (âm Hán Việt: cải thiện) là cốt lõi trong sự thành công của Nhật Bản. Ảnh: pinterest

Khoảng năm 1998, ở Đồng Nai có chiến dịch kiểm tra lý lịch của nhân viên ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2. Nhiều công nhân, nhân viên văn phòng các công ty Nhật Bản bị phát hiện làm giả chứng minh nhân dân, khai man tên tuổi và bằng cấp. Nguy cơ bị đuổi việc là hiển hiện theo quy định của pháp luật và nội quy công ty. 

Nhiều người phải xin nghỉ phép để về quê hoàn thành các giấy tờ nhân thân và chứng minh bằng cấp. Người viết nằm trong trường hợp đấy. Khi lên xin phép cấp trưởng phòng người Nhật thì nhận được câu trả lời: quy định của pháp luật thì nên làm đúng, còn bằng cấp thì sau chừng đấy thời gian làm việc, ông không quan tâm nhân viên thực sự có tốt nghiệp đại học hay chưa, và nếu chưa có thì ông có thể nói giúp phòng nhân sự là bỏ qua việc phải đáp ứng yêu cầu đấy.

Tiếp tục đọc “Học và làm nghề với người Nhật”

Chuyện thầy và thợ

LÊ QUANG 30/09/2020 18:09 GMT+7

TTCT Hệ thống trường nghề đào tạo kép của Đức đã qua mấy trăm năm thử thách, được cho là đảm bảo tính sát thực tế, các doanh nghiệp tham gia đào tạo không “lỗ” khi trả lương cho học sinh, và cả xã hội cũng có lợi.

Hai thợ học việc của Hãng Bosch. Ảnh: hafactory.it

Ngày còn sống ở nước ngoài, tôi có đứa cháu đỡ đầu xinh như thiên thần, mắt xanh, tóc vàng, và sáng dạ lạ thường, luôn miệng hát líu lo, chỉ có cái tật là vào lớp 1 vẫn còn mút tay khi ngủ. Lúc mời mẹ tôi sang thăm thì bà yêu nó lắm. 

Chơi với nó có mấy bữa mà về nhà cả chục năm vẫn hay hỏi thằng bé giờ học hành ra sao, lớn chừng nào, còn mút tay không, con một là hay được chiều chuộng quá đáng lắm…

Bẵng đi ít lâu, tôi kể cho mẹ nghe, bố mẹ thằng Stefan mới báo tin nó tốt nghiệp phổ thông rồi, đi học và ở ký túc xá xa nhà mà tự lập lắm. Mẹ tôi hỏi ngay, nó học ngành gì, rồi bà rơm rớm nước mắt…

Tiếp tục đọc “Chuyện thầy và thợ”

Vietnamese labor productivity among lowest in Asia despite growth: report

VNE – By Dat Nguyen   May 10, 2018 | 02:00 pm GMT+7

Vietnamese labor productivity among lowest in Asia despite growth: report

Laborers work at a garment factory in Bac Giang province, near Hanoi, Vietnam. Photo by ReutersProductivity is rising, but not as fast as wages, creating the risk of an economic imbalance.

Vietnam’s labor productivity last year was among the lowest in Asia despite showing growth, according to a report published on Tuesday.

Average productivity in Vietnam increased by 36 percent from VND38.64 million per worker in 2006 to VND60.73 million ($1,660 to $2,600) in 2017, according to the Vietnam Annual Economic Report 2018.

However, the level is still below Japan, South Korea, China, Singapore, Thailand, Malaysia, the Philippines, Indonesia and Cambodia, according to researchers from the Vietnam Institute for Economic and Policy.

Tiếp tục đọc “Vietnamese labor productivity among lowest in Asia despite growth: report”

Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh

unfpa – 5 Tháng 5 2021

Tuyên bố của Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem

Ngày Quốc tế Hộ sinh

Ngày 05 tháng 05 năm 2021

Mỗi ngày, ở khắp mọi nơi trên thế giới, các nhân viên hộ sinh đang cứu sống phụ nữ và trẻ em, cũng như nâng cao sức khoẻ và phúc lợi của toàn thể cộng đồng.

Họ xứng đáng được tôn trọng và biết ơn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Các nhân viên hộ sinh xứng đáng được đầu tư nhiều hơn vào năng lực, cũng như nơi làm việc để giúp họ được trao quyền và công nhận toàn diện những kỹ năng và đóng góp của họ. 

Tiếp tục đọc “Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh”

Việt Nam cần làm gì để trở thành cường quốc kỹ thuật số

worldbankJACQUES MORISSET |AUGUST 24, 2021

This page in: Vietnamese English

Smart city in Vietnam.
Để trở thành cường quốc kỹ thuật số, Việt Nam sẽ cần tạo điều kiện để các đơn vị trong nước áp dụng và thích ứng với những công nghệ kỹ thuật số toàn cầu mới. Ảnh: THINK A/ Shutterstock

Cách mạng kỹ thuật số chưa bao giờ chỉ là tạo ra những công nghệ đột phá. Các quốc gia hàng đầu về đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực này như Mỹ và Trung Quốc sở hữu gần 2/3 số bằng sáng chế CNTT mới và các công nghệ liên quan đến máy tính đăng ký hàng năm.[1] Tuy nhiên, đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tương lai sẽ không được quyết định bởi động lực đổi mới, sáng tạo mà là năng lực của quốc gia trong việc tận dụng tối đa các công nghệ kỹ thuật số do các nước khác phát triển.

Tiếp tục đọc “Việt Nam cần làm gì để trở thành cường quốc kỹ thuật số”

Điểm nghẽn: Lao động lành nghề Việt Nam thiếu hụt nặng từ chiến tranh thương mại Trung-Mỹ

English: Choke point: Vietnam’s skilled labour shortage

Năm 2016, chính phủ Việt Nam đã công bố chiến lược phát triển lực lượng lao động lành nghề để đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế và đưa đất nước ngang tầm với phần còn lại của khu vực ASEAN, mặc dù có rất ít chi tiết được công bố kể từ đó.

(Reuters) – Một mặt trận mới mở ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khi các công ty chuyển sản xuất sang Việt Nam tham gia vào một cuộc chiến khốc liệt thu hút lao động lành nghề, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề và thúc đẩy cải cách giáo dục để giải quyết vấn đề này.

Sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm của một trường cao đẳng dạy nghề công nghiệp tại Hà Nội, Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 2019. Ảnh chụp ngày 9 tháng 10 năm 2019 bởi REUTERS / Kham

Việt Nam trở thành một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ ​​cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã tăng 21,5% trong 8 tháng đầu năm 2019 và một số công ty bao gồm cả công ty mẹ của Google là Alphabet Inc ( GOOGL.O ) và Nintendo ( 7974.T ) đã công bố kế hoạch mới để mở các cơ sở tại nước này. Tiếp tục đọc “Điểm nghẽn: Lao động lành nghề Việt Nam thiếu hụt nặng từ chiến tranh thương mại Trung-Mỹ”

Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn

Tóm tắt tổng quan

Lực lượng lao động gồm 50 triệu người của Việt Nam
đang là nền tảng làm nên thành công kinh tế cho đất
nước. Quá trình chuyển đổi sang lĩnh vực dịch vụ, chế
tạo/chế biến, cùng với năng suất lao động ấn tượng và
mức lương tăng dẫn tới tỉ lệ nghèo giảm mạnh và tốc
độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong vòng mấy thập
kỷ qua. Tỉ lệ có việc làm cao, trong khi tỉ lệ thất nghiệp
thấp theo tiêu chuẩn thế giới.

Thách thức về việc làm là làm sao tạo được những
việc làm có chất lượng hơn và bao phủ hơn. Những
nhà máy khang trang của nước ngoài trả lương công
nhân cao hơn mức lương tối thiểu, kèm theo các chế
độ phúc lợi xã hội, nhiều nhất cũng chỉ tạo được 2,1
triệu việc làm. Doanh nghiệp trong nước có đăng ký
kinh doanh cung cấp không quá 6 triệu việc làm nữa.
Trong khi đó, 38 triệu việc làm ở Việt Nam nằm ở
các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hay việc
làm thuê không hợp đồng. Những loại hình việc làm
truyền thống này thường có đặc trưng năng suất thấp,
lợi nhuận thấp, thu nhập ít ỏi và không có nhiều chế
độ bảo vệ người lao động. Dù đây là con đường để
thoát nghèo nhưng sẽ không phải là phương cách để
đạt đến vị thế tầng lớp trung lưu mà người dân Việt
Nam mong muốn. Người dân tộc thiểu số, phụ nữ và
lao động phổ thông phân bổ rải rác trong nhóm những
việc làm này.
Tiếp tục đọc “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn”

Gained In Translation: Why You Should Translate – Những thứ học được từ dịch thuật

Having reluctantly stumbled upon poetry translation at the age of 14, Minh Quan takes us on his journey through the world of translation explaining how it helped him to broaden his notion of Vietnamese culture, offering a bridge between him and the past, and how it can help others do the same as well. Minh Quan Do, a student at United Nations International School of Hanoi (UNIS), is an aspiring poet and translator of poetry. He has been working for a series of years on projects involving translation of poetry and crafting original works. His current project, “Gained In Translation,” seeks to explore the effect of translation on language and meaning through a process called back-translation. In addition to his work with poetry, he also is working with a franchise startup, Pablo Vietnam, and another food and beverage startup with the aim of promoting a healthier lifestyle. In his spare time, he is a co-founder of the Vietnam Youth Leaders (VYL), a networking group with the aim of connecting engaged youth in Vietnam. He is additionally a member of the student-led charity SANSE which seeks to promote the local education systems in mountainous regions. This talk was given at a TEDx event using the TED conference format but independently organized by a local community.

Education and Skills for Inclusive Growth, Green Jobs and the Greening of Economies in Asia: Case Study Summaries of India, Indonesia, Sri Lanka and Viet Nam

© Asian Development Bank 2018. This book is an open access publication.

Download here https://www.adb.org/sites/default/files/publication/385041/education-skills-green-jobs.pdf

The green economy is a new economic paradigm which seeks to achieve economic development, while at the same time protecting the environment and achieving sustainable economic and social development. This requires transitioning to green jobs and green skills, and to creating new jobs in relation to the greening of workforces. Green jobs are relevant across all key sectors: agriculture, manufacturing, building, transport, tourism, and renewable energy. Skills acquisition and enhancement have great positive implications for all aspects of education and training, and for businesses.

Keywords Green jobs Green skills Green economy Green growth Sustainability Skills development priorities Waste management and recycling Renewable energy Skills acquisition and enhancement Skills toward sustainability Energy transition Smart cities Environmental goods and services Education and training

Chuyển đổi từ năng lượng ô nhiễm sang năng lượng tái tạo, người dân có vai trò gì?

Trong 10 năm gần đây Việt Nam nổi lên rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, nói cách khác là khủng hoảng và thảm hoạ môi trường. Và tất nhiên hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân. Từ chính phủ đến xã hội dân sự tìm giải pháp cho chính sách, biện pháp làm thế nào vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống người dân? Hãy cùng tìm hiểu và thảo luận vấn đề này.

Trong bài này chúng ta sẽ đi qua các phương pháp xử lý những vấn đề môi trường hiện nay gây ra bởi nguồn năng lượng mà các doanh nghiệp đang dùng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch – than, dầu xăng, thuỷ điện là các loại năng lượng hoặc gây ô nhiễm lớn và độc hại cho sức khoẻ (than đá, xăng dầu), hoặc ảnh hường tai hại đến môi trường và cuộc sống người dân (đập thủy điện lớn), cho đến việc phát triển năng lượng sạch không gây ô nhiễm ra sao. Và cuối cùng là vai trò người dân trong việc chuyền đổi từ năng lượng ô nhiễm sang sạch nói riêng, và trong các  vấn để môi trường nói chung.

Bảo vệ môi trường như môi trường nước, môi trường không khí, theo một nghĩa hẹp, thực chất cũng là bảo vệ cuộc sống con người gồm sức khoẻ và tất cả các hoạt động của con người. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường từ biện pháp giáo dục, sử dụng công nghệ hay công cụ kinh tế. Tiếp tục đọc “Chuyển đổi từ năng lượng ô nhiễm sang năng lượng tái tạo, người dân có vai trò gì?”

5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch

English: 5 of the Fastest Growing Jobs in Clean Energy

Tìm được một công việc mới có thể rất khó. Một cách để tối đa hóa cơ hội của bạn là tìm kiếm các cơ hội trong ngành năng lượng sạch. Đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đổi mới nhất trong nền kinh tế.

Một báo cáo mới đây của Cơ quan năng lượng Mỹ (DOE) về các nghề nghiệp trong nền kinh tế cho biết có 6,4 triệu người Mỹ làm việc trong ngành năng lượng, với 300,000 công việc được tao ra mỗi năm. Một phần lớn trong số các công việc mới này thuộc về lĩnh vực năng lượng  hiệu quả và năng lượng tái tạo

Hãy cùng xem một số nghề phát triển nhanh nhất trong ngành này.

Kỹ thuật viên tua-bin gió – Wind Turbine Technician

Với 25,000 công việc tăng thêm trong năm ngoài, ngành điện gió Mỹ giờ có 102,000 lao động. Kỹ thuật viên tua-bin gió không chỉ là một trong những công việc phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch – nó còn là nghề phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Theo Cục thống kê lao động, nhân sự của nghề này tăng 108% đến năm 2024..

Xem một kỹ thuật viên điện gió đang làm việc!

Để tìm hiểu thêm về các cơ hội trong ngành điện gió, xin mời xem Bản đồ Nghề điện gió của DOE.

Nhân viên lắp pin năng lượng mặt trời – Solar Installer Tiếp tục đọc “5 nghề phát triển nhanh nhất trong ngành năng lượng sạch”

Việc làm trong lĩnh vực Xanh có những gì?

Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO

Việc làm trong lĩnh vực Xanh hay Việc làm Xanh là những công việc chính đáng góp phần bảo vệ hoặc tái tạo môi trường, là những công việc thuộc các ngành truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc là thuộc các lĩnh vực xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả.

Việc làm xanh giúp:

• Cải thiện hiệu suất năng lượng và hiệu suất sử dụng của các nguyên liệu thô
• Hạn chế phát thải khí nhà kính
• Giảm đến mức thấp nhất chất thải và ô nhiễm
• Bảo vệ và phụ hồi các hệ sinh thái
• Hỗ trợ việc thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu

Ở cấp độ doanh nghiệp, việc làm xanh có thể sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ có lợi cho môi trường, ví dụ như các tòa nhà xanh hay vận tải sạch. Tuy nhiên, những sản phẩm xanh này (hàng hóa và dịch vụ) không phải luôn luôn dựa trên các quy trình và kỹ thuật sản xuất xanh. Vì thế các việc làm xanh có thể được phân biệt bởi những đóng góp của công việc cho các quy trình thân thiện với môi trường hợn.

Ví dụ, các việc làm xanh có thể giảm thiểu việc tiêu thụ nước hoặc cải thiện các hệ thống tái chế. Do vậy, các việc làm xanh mà được định nghĩa thông qua các quy trình sản xuất thì không nhất thiết phải sản xuất các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến môi trường.
Như minh họa trong biểu đồ dưới đây, một sự phân biệt có thể xảy ra giữa việc làm trong các khu vực kinh tế xanh từ quan điểm về đầu ra và các chức năng công việc trong tất cả các lĩnh vực từ quan điểm về quy trình thân thiện với môi trường. Theo với ILO, các việc làm xanh là những việc rơi vào vùng gạch chéo trong biểu đồ này:

Tiếp tục đọc “Việc làm trong lĩnh vực Xanh có những gì?”

Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
  • Kỳ 2: Hai anh em Nghị – Sỹ
  • Kỳ 3: Xóm người Chăm An Giang ở Klang
  • Kỳ 4: Những cô dâu Việt ở Malaysia
  • Kỳ 5: Người phụ nữ Việt Nam nhân ái ở Malaysia
  • Kỳ 6: Miền đất mới của người Việt trẻ tuổi

***

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình

11/04/2017 11:59 GMT+7

TTO – Những ngày ở Malaysia chứng kiến sự lao động cực nhọc và nghiêm túc của nhiều lao động Việt xa xứ.

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
Chị Ngô Thị Chung tại một quán ăn ở Malaysia mà chị đã giúp việc trong 7 năm qua – Ảnh: Quỳnh Trung

Chúng tôi mới thấu hiểu rằng phía sau những đồng ngoại tệ gửi về gia đình ở quê nhà là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là sự tủi nhục mà họ phải chịu nơi xứ người.

Một ngày đầu tháng 4, tại quán ăn Trung Hoa đối diện trung tâm thương mại Low Yat Plaza ở khu trung tâm sầm uất Bukit Bintang, thủ đô Kuala Lumpur, một phụ nữ trung niên nhỏ nhắn cầm thực đơn trên tay, liên tục mời du khách bằng tiếng Hoa. Người phụ nữ này tên Ngô Thị Chung (45 tuổi, quê Nghệ An). Tiếp tục đọc “Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ”

Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên

  • ĐỨC HOÀNG
  • 15.01.2017, 05:31

TTCT – Nếu coi sức lao động giá rẻ là một dạng tài nguyên, thì đó không phải là tài nguyên vô hạn: thời kỳ “dân số vàng” của Việt Nam sẽ kết thúc trong khoảng một thập kỷ nữa. 

Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên
minh họa

Và đáng tiếc là lại đang có một luồng tư duy giúp doanh nghiệp tận thu loại tài nguyên này, càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Tiếp tục đọc “Mồ hôi mất giá, giờ làm tăng lên”