Lần thứ sáu được tổ chức tại Đắk Lắk, tuần Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đặc biệt thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bởi sẽ diễn ra cùng lúc với Liên hoan văn hóa Cồng chiêng và Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên năm 2017.
Người đẹp Phùng Bảo Ngọc Vân-Đại sứ truyền thông cho lễ hội cà phê giới thiệu món ngon Tây Nguyên
Ngày 20/01/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên đã phối hợp cùng UBND Tỉnh Đắk Lắk, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ khởi công dự án Đô thị Sinh thái Văn hóa Cà phê Suối Xanh tại Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Ông Nguyễn Tuấn Hà phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk trao quyết định chứng nhận đầu tư cho bà Điệp Giang, giám đốc chi nhánh Đắk Lắk của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên
TTCT – Một nửa diện tích trồng cà phê ở Đắk Lắk đang trồng những giống cây cà phê già cỗi, năng suất thấp; mới có 13% diện tích trồng cà phê ở Lâm Đồng được tái canh.
Công nhân tưới cà phê giống tại vườn ươm của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên – Ảnh: Thái Bá Dũng
Nhiều thế hệ nông dân trồng cà phê vẫn còn nguyên mối lo cũ về cây giống… Tất cả đang đặt lại nhiều câu hỏi cho tương lai một ngành nông nghiệp quan trọng với giấc mơ trở thành một quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu cà phê.
Những cánh đồng cà phê bát ngát trên Tây Nguyên những ngày này đã bắt đầu chín rộ, trái chín đỏ rực trên cành. Năm nay giá cà phê tăng rất cao so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, niềm vui được giá lại không trọn vẹn, vì năng suất bình quân cà phê nhiều nơi giảm hẳn, và nạn trộm cà phê lại tái diễn…
Cà phê chín vào thời điểm giá cao nhưng năng suất bình quân lại thấp
Siêu dự án nông nghiệp: Trại heo triệu đô ở biên giới
09/03/2015 05:11
TN – Ở biên giới VN – Campuchia xuất hiện một trang trại – resort đúng nghĩa, mà theo lời chủ nhân của nó thì mức hiện đại của trại đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống tự động trong trang trại heo hiện đại nhất VN – Ảnh: Q.T
Ai cũng biết danh tiếng cà phê Buôn Ma Thuột, nhưng ít người biết góp phần không nhỏ cho ngành cà phê Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỉ đô la, có công sức và tài nghệ sáng tạo, chế tác đủ các loại máy móc chất lượng cao, giá thành rẻ, phục vụ đắc lực cho cả nông dân lẫn thương gia của đội ngũ những người chuyên nghề cơ khí định cư trên cao nguyên này.
Trong bối cảnh đàn voi nhà suy giảm, rừng lùi xa, các nhà tổ chức du lịch lữ hành trên Tây Nguyên đã chuyển hướng hoàn thiện dần các tour “du lịch nông nghiệp”, khai thác thế mạnh vườn rẫy và không gian sinh thái đầy ắp nắng gió đại ngàn, đậm vị cà phê.
Ông Hoàng Mạnh Cường kể về cách nuôi chồn lấy cà phê
Là một vùng chuyên canh nông nghiệp rộng lớn, mỗi năm các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ tới nhiều triệu tấn phân bón cùng các loại thuốc trừ sâu, chế phẩm sinh học. Thực trạng hỗn tạp về việc các mặt hàng chất lượng kém, hàng giả trong lĩnh vực này không chỉ làm khổ nông dân, mà còn tổn hại nghiêm trọng tới thương hiệu nông sản Việt và gây khó cho các doanh nghiệp chân chính.
Đại diện Bộ Khoa học công nghệ phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trên mặt hàng dán nhãn Made in USA của Cty Thuận Phong
Chờ kiểm nghiệm xong thì hàng dỏm đã bán hết !
Với hơn 180.000 ha cà phê, cùng hàng chục vạn ha tiêu, điều, cao su, ngô khoai, cây trồng khác, Đắk Nông là thị trường tiêu thụ màu mỡ cho vô số loại vật tư nông nghiệp, phân bón.
Ông Phạm Tường Độ – Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông cho rằng mỗi năm, riêng tỉnh này tiêu thụ tới khoảng 1,1 triệu tấn phân bón các loại. Thị trường Đắk Nông lưu hành tới khoảng 350 mặt hàng phân bón, mà tỉnh chỉ có 2 cơ sở sản xuất phân vi sinh. Hầu hết các mặt hàng này được sản xuất nơi khác, tình trạng phân bón dỏm giả chiếm tỉ lệ lớn, nhưng việc xử lý các sai phạm liên quan còn vấp rất nhiều khó khăn. Tiếp tục đọc “Tây Nguyên: Hậu quả của vật tư nông nghiệp dỏm, giả”→
Với gần 80 dân số sống bằng nghề nông, hình ảnh về nông dân Việt Nam trước đây gần như mặc định gắn với sự khó nghèo, lạc hậu. Thời hội nhập, nông sản xuất khẩu đòi hỏi phải chứng minh được nguồn gốc và tính bền vững, buộc tình thế phải đổi thay. Một thế hệ nông dân mới giàu có tri thức, kỹ năng cùng mối liên kết chín muồi giữa “nhiều nhà” đang cùng tạo nên một cuộc “cách mạng xanh” đầy ý nghĩa .
Ông Phúc giới thiệu các sản phẩm của nông dân Ea Kiết
Kỳ I- Nhìn từ các loại cây xuất khẩu tỉ đô
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chật vật, kim ngạch xuất khẩu nông sản riêng 7 loại cây trồng chủ lực ở nước ta năm 2014 đã đạt tới 14,25 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, dẫn đầu là Cà phê 3,62 tỷ USD; Gạo- 3,04 tỷ ; Điều – 2 tỷ ; Cao su – 1,8 tỷ ; Rau quả – 1,47 tỷ ; Tiêu – 1,2 tỷ ; Sắn – 1,12 tỷ USD. Tuy đều vượt mốc tỉ đô, nhưng tiềm năng, thành quả, và dư địa- khoảng trống còn lại để tiếp tục điều chỉnh, phát huy của mỗi ngành, rất khác .Tiếp tục đọc “Nhà nông thời hội nhập – 4 Kỳ”→
Đăk Lăk – Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…
Một điều tra của các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, riêng tại Dak Lak, mức tăng chi phí sử dụng phân bón hóa học đối với cà phê khá lớn, trung bình cứ 1 ha thì nông dân đã lãng phí 2 triệu 780 nghìn đồng/năm. Có lẽ con số này cũng không lấy làm ngạc nhiên, bởi không còn quá xa lạ trước thực trạng người dân tưới nước cũng như bón phân nhiều hơn khuyến cáo. Không ít người có tâm lý trong chăm sóc cho cây cà phê là “thừa hơn thiếu” nên dù biết sẽ có lãng phí nhưng vẫn chấp nhận đầu tư. Với đặc điểm tiện lợi, các loại phân vô cơ nghiễm nhiên đã trở thành lựa chọn của hầu hết các nhà vườn trồng, kinh doanh cà phê. Suy nghĩ bón nhiều phân cây mới tốt và vườn cà phê càng nhiều năm tuổi, cây xấu thì càng được ưu tiên chăm sóc, bón thêm phân, trong đó có phân vô cơ để khôi phục đã khiến cho nhiều vườn cây nhanh chóng bị già hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến diện tích cà phê cần tái canh tăng nhanh trong những năm vừa qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đọc “Tối ưu hóa phân hữu cơ: Giải pháp để phát triển cà phê bền vững”→