“Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – tới Kinh Ave thời Philiphê Bỉnh và đến Kinh Kính Mừng – vài nhận xét thêm (phần 26B)”

Nguyễn Cung Thông 1


Phần này tiếp theo bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các khuynh hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: trường hợp bản Kinh Kính Mừng” (phần 26) nên được đánh số thứ tự là 26B. Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Kính Mừng (KKM) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.

Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan- Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .

Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông (TCTGKM), TCTM (Thiên Chúa Thánh Mẫu), NTK (Ngắm Thương Khó), Kinh Kính Mừng (KKM), Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ (TGYLQN). Bắt đầu từ thời LM de Rhodes, Kinh Kính Mừng đã có các tên gọi khác nhau như Kinh đức Chúa Bà Maria (PGTN trang 133) hay Kinh Ave (PGTN trang 306): dịch từ tiếng La Tinh salutationem angelicam 2 (PGTN, nghĩa là lời chào từ các thiên thần/NCT).

Một điểm đáng chú ý là Tin Tin Kính được gọi là “Kinh mười hai đầy tớ cả” trong PGTN. Chỉ có hai lần cụm danh từ Kinh Kính Mừng xuất hiện trong PGTN qua hai dạng khác nhau như hình chụp bên dưới; tuy nhiên tên gọi Kinh Ave thường gặp trong các bản Nôm của LM Maiorica cho đến đầu TK 20 (Đàng Ngoài). VBL, PGTN và các tài liệu chữ quốc ngữ của LM de Rhodes không ghi toàn văn các lời Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin Kính … Cũng giống như các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy các đoạn quan trọng trích ra từ các kinh này như ” đức Chúa bà Maria, nữ trung (VBL), nữ trung Bà có phúc lạ (PGTN trang 150), đồng thân/đồng trinh” …v.v…

1 Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com
2 Đây cũng phản ánh nguồn gốc của KKM: lời thiên thần chào đức Mẹ Ma Ri A (trong Thánh Kinh Luke 1:28), trong bản kinh Vulgate/L thì không có ghi tên Ma Ri A cũng như (thai tử) Giê Su và đoạn cầu cho chúng tôi là kẻ có tội khi này (nay) và trong giờ lâm tử. Phần thêm sau trong KKM là từ Hội Thánh (~ Ecclesia > Y Ghê Ri Gia 依 計 移 加 – LM Maiorica giải thích khá chi tiết trong trang 109-110 TCTGKM, sđd).

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s