Họ đang phải ăn mì gói nhiều hơn và tiêu hết tiền tiết kiệm

VŨ THỦY – HÀ QUÂN 13/4/2022 15:00 GMT+7

TTCTCác cuộc đàm phán tăng lương chưa bao giờ là dễ dàng và phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia về đàm phán lương tối thiểu vùng vào hôm 28-3 cũng vậy. Năm nay, vấn đề càng khó khăn hơn khi cả doanh nghiệp và người lao động đều cùng chịu những tổn thất lớn sau đại dịch COVID-19. Tổng Liên đoàn Lao động VN kiên định đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022 mà không đợi đến 1-1-2023 theo thông lệ. Tất nhiên, đại diện khu vực doanh nghiệp phản đối điều này. Đã hai năm lương tối thiểu “giậm chân tạo chỗ” trong khi đây là mức sàn thấp nhất và có ý nghĩa bảo vệ người yếu thế, cũng là căn cứ để thương lượng tiền lương trên thực tế. Sức chịu đựng của người lao động sau hai năm đại dịch đã tới ngưỡng và lạm phát cũng đã tác động tới họ trực diện. Ngày 12-4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7-2022 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Giá cả liên tục tăng khiến đời sống của người lao động ngày càng khó khăn hơn. Trong ảnh: Gia đình anh Lâm Thi Dũng (quê Ninh Thuận) trong một phòng trọ tại quận 12, TP.HCM. Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lần điều chỉnh gần nhất đã là từ  năm 2020, mức lương tối thiểu là 4,42 triệu đồng (vùng I), 3,92 triệu đồng (vùng II), 3,42 triệu đồng (vùng III). 

Theo Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động VN), lương tối thiểu cần tăng 10% so với mức hiện tại để “trả nợ” cho khoảng thời gian không điều chỉnh.

Tiếp tục đọc “Họ đang phải ăn mì gói nhiều hơn và tiêu hết tiền tiết kiệm”