Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một phần của loạt bài về |
Lịch sử Chăm Pa |
---|
Văn hóa Bàu Tró 5.000 TCN–4.500 TCNVăn hóa Xóm Cồn 1.800 TCN–1.200 TCNVăn hóa Tiền Sa Huỳnh 1.500 TCN–500 TCNVăn hóa Long Thạnh 1.500 TCN–980 TCNVăn hóa Bình Châu 1.000 TCN–900 TCNVăn hóa Sa Huỳnh 500 TCN–Thế kỷ I SCNHồ Tôn Tinh trước thế kỷ 1 TCNTượng Lâm 592–710Lâm Ấp 192-757Hoàn Vương 757–859 hoặc 875Chiêm Thành 859 hoặc 875–1471Panduranga-Chăm Pa 1471–1697Thuận Thành trấn 1697–1832 |
xts |
Lịch sử Chăm Pa là lịch sử các quốc gia của người Chăm gồm: Hồ Tôn, Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), thành lập từ năm 192 và kết thúc vào năm 1832[1].
Trước thế kỷ thứ II, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn.
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính[2]:
- Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá;
- Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm, tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá;
- Các sách sử của Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,… các văn bản ngoại giao và các văn bản khác liên quan còn lại.