Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam, sau rất nhiều năm thảo luận và thương lượng cực nhọc, đã được ký kết hồi tháng 6/2019, chỉ đang đợi Quốc hội EU chấp thuận và thông qua. Đây là hiệp định cực kì quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam, vì nó sẽ từ từ xóa hết thuế quan cho 99% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào mọi quốc gia ở Châu Âu. Đồng thời nó được EU xem là bước thử nghiệm đầu tiên để EU có thể có nhiều hiệp định sau đó với cả khối ASEAN (và VN đang là chủ tịch ASEAN lúc này). Tiếp tục đọc “Vụ Đồng Tâm: Nguy cơ Hiệp định Thương mại Tự do VN – EU sẽ biến thành khói”→
Buổi diễn tập chống bạo động tại Hà Nội 29/12/2019
Sáng 31/12, lần đầu tiên các đại diện Đồng Tâm phải kêu gọi đến quốc tế đề nghị bảo vệ nhân quyền và quyền lợi hợp pháp của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Sự việc này theo sau sự kiện chiều tối 29/12, người dân Đồng Tâm báo động toàn xã và trên mạng xã hội khẳng định “quyết tâm đổ máu” để bảo vệ đất khi xe công lực có trang bị vũ trang kéo về địa bàn xã. Màn dàn quân của chính quyền cuối cùng được biết là một cuộc diễn tập mà không báo trước với người dân trong khu vực, tuy nhiên khẳng định bảo vệ đất bằng mọi giá của người dân Đồng Tâm thì hoàn toàn nghiêm túc và không diễn tập.
TĐH: clip này dù có nhiều từ có cảm tính nhiều, mình không thích, nhưng lý luận thì đúng 100%. Ngân hàng VN không làm đúng chức năng ngân hàng. Và Bộ Công An lạm đụng quyền hành phi pháp. Ít nhất phải là xin phép TÒA ÁN (có thể là một cách kín đáo) trước khi có thể đòi phong tỏa một tài khoản ngân hàng của người dân.
Xin Bộ Công An cho mọi người cho biết Bộ có phép ai cho. Hay là Bộ sẽ nói “Tôi cho phép tôi. Tôi là Luật, Luật là Tôi.”?
Ông Lê Đình Kình, bị bắn chết trong cuộc can thiệp của công an Việt Nam, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đêm 08 qua sáng sớm ngày 09/01/2020.copy d’ecran/ Ảnh đại diện của Facebooker
Trọng Thành
Vụ tập kích của an ninh Việt Nam vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến một cụ già 84 tuổi và 3 sĩ quan công an thiệt mạng, gây chấn động các mạng xã hội. Trong lúc chính quyền bưng bít thông tin, nhiều người tiếp tục tìm hiểu lý do dẫn đến cuộc can thiệp thảm khốc này. Tổng thống Mỹ rút đe dọa hủy diệt nhiều công trình văn hóa của Iran, sau khi bị UNESCO lên án. Đài Loan đứng đầu châu Á về tỉ lệ nữ dân biểu trong Quốc Hội. Trên đây là chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.Copy d’ecran
Thụy My
Trong thông cáo hôm 16/01/2020, Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) chỉ trích Việt Nam tăng cường trấn áp với các vụ bắt người và kiểm duyệt mạng xã hội, nhằm dập tắt những tranh luận về vụ tranh chấp đất đẫm máu tại làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội cách đây một tuần.
Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài.
Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh : « Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng ».
Amnesty International nhắc lại, vào lúc bốn giờ sáng ngày 09/01/2020, công an mở chiến dịch huy động hàng ngàn người tiến vào làng Đồng Tâm, khu vực từ nhiều năm qua dân làng vẫn phản đối việc giao đất cho tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội. Vụ tranh chấp ở Đồng Tâm từng được công luận trong và ngoài nước chú ý hồi tháng 4/2017, khi dân làng bắt giữ 38 công an trong nhiều ngày.
Theo chính quyền, thì dân làng đã dùng bạo lực để chống lại, tổng cộng có bốn người chết trong vụ đụng độ gồm ba công an và thủ lãnh của làng là ông Lê Đình Kình, 85 tuổi. Có 30 người bị bắt vì « phá rối trật tự an ninh », và đến ngày 14/1, chính quyền loan báo khởi tố 22 người vì cáo buộc sát nhân và « chống người thi hành công vụ ».