English: 5 Ways to Teach About Climate Change in Your Classroom
Đây là một thực tế: Năm 2016, nhiệt độ trái đất đã chạm đến mức cao nhất trong lịch sử, vượt qua kỷ lục được ghi nhận vào năm 2015, đánh bại kỷ lục được thiết lập vào năm 2014. Hành tinh của chúng ta đang ngày một nóng lên và nhiệt độ trái đất đang tăng tới một mức độ mà các nhà khoa học tin rằng nó sẽ đe dọa loài người và thế giới tự nhiên. Một thực tế nữa là các nhà giáo dục cần giúp học sinh hiểu rằng biến đổi khí hậu được tạo ra bởi hoạt động của con người. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể giúp học sinh biết điều đó một cách thu hút và truyền cảm hứng cho các em?
1. Nhảy vào (mà dạy)!
Nước đang ấm lên và ngày càng trở nên ấm hơn. “Hãy lao vào và dạy môn này” Kottie Christie-Blick nói, một giáo viên lớp 5 đến từ vùng ngoại ô của thành phố New York, người đã tham gia chương trình của Cơ quan Quốc gia quản trị Khí quyển và Đại dương của Mỹ (NOAA) năm 2012 và tư vấn về giáo dục biến đổi khí hậu.
Chủ đề rất quan trọng đến nỗi Christie-Blick cho rằng không trì hoãn có thể được bào chữa. “Bắt đầu ngay bây giờ”, cô ấy thúc giục, và hãy học hỏi thêm khi bạn tiến đến việc giảng dạy.
“Lúc đầu tôi cũng không biết nhiều”, Bruce Taterka, một giáo viên ở Mendham, New Jersey thú nhận. “ Tôi phải giáo dục chính bản thân và đó là điều mà giáo viên phải thường xuyên làm”, ông nói. Trải qua nhiều năm, Taterka đã được chấp nhận vào chương trình giáo dục giáo viên ở rừng mây Ecuador, Dốc Bắc Alaska, trên một con tàu nghiên cứu ở vịnh Mexico và những nơi khác nơi, anh tìm hiểu về những tác động trực tiếp của việc biến đổi khí hậu.
Với giáo viên quan tâm đến các tài nguyên miễn phí dành cho lớp học và phát triển chuyên môn giảng dạy về biến đổi khí hậu, thì có rất nhiều. (Xem thêm các nguồn tài liệu phía dưới).
2. Sử dụng dữ liệu
Biến đổi khí hậu có thể là vấn đề chính trị gây tranh cãi trong cộng đồng. (Vài năm trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi nó là trò lừa bịp do Trung Quốc sản xuất). Nhưng những dữ liệu thì không thể chối cãi. “Thực sự không có một phản đối nào từ học sinh và phụ huynh”, Peter Johnson, một giáo viên dạy môn khoa học lớp 8 ở vùng nông thôn bảo thủ ở Minnesota, “Bởi vì những con số đo lường đã tự nói cho chính nó”.
Đối với Natalie Macke, một quản nhà quản lý tại NOAA, đang dạy tại trường trung học Pascack Hills ở New Jersey và trường học trên mạng tại của quận cô, dạy về biến đổi khí hậu là về tất cả các con số. Học sinh của cô bơi lội trong những dữ liệu được lập nên bởi Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC), bao gồm tất cả những ghi chép tóm tắt một các thân thiện dễ hiểu của giáo viên, Taterka ghi chú. Các em cũng phân tích và nghiên cứu dữ liệu viễn thám từ NASA và NOAA về phấn hoa, hỏa hoạn, mực nước biển, độ axit đại dương, trầm tích, nhiệt độ,v.v… “Hãy trung thực về những thứ chúng ta biết, những thứ chúng ta không biết và những thứ chúng ta muốn biết,” Macke gợi ý.
Đôi lúc vài học sinh sẽ phát biểu rằng “Em không tin vào biến đổi khí hậu” và tôi sẽ nói với các em “đây là khoa học, không phải là tôn giáo. Em không cần phải ‘tin’ vào nó, em chỉ cần nhìn vào dữ liệu,” Shannon Bartholomew, một giáo viên trung học ở tiểu bang New York nói.
Các nhà khoa học về khí hậu có thể tiếp cận được một cách bất ngờ và thường sẵn sàng giải đáp, nói chuyện với học sinh qua Skype hoặc các công nghệ khác để giải thích những phát hiện của họ. Ở miền nam Marryland, học sinh trung học Lolita Kiarpos có kế hoạch chat Skype với một sinh viên học bậc tiến sỹ đang nghiên cứu khí hậu ở Nam Cực. “Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có cơ hội để kết nối với thứ có cảm giác thật, tôi sẽ nắm lấy nó”, cô ấy nói.
3. Dạy biến đổi khí hậu mang tính địa phương
Khi những học sinh trung học của cô Shannon Bartholomew nhìn ra ngoài cửa sổ lớp của mình ở Adirondack, New York vào cuối tháng một, các em đã bị sốc. Tại sao? Các em thấy cỏ dại mọc trên đất. Đây là đất nước của môn trượt tuyết, và những đội luyện tập Olympic gần đó. “Rất rất nhiều người ở đây sống nhờ ngành kinh doanh có mùa đông tốt và ở đây có nghĩa là kinh doanh tuyết” Bartholomew nói. “Bọn trẻ có một sự kết nối khổng lồ với môi trường ngoài kia và chúng có thể thấy những gì đang xảy ra. Đây là một thứ ở địa phương đang thực sự nói với chúng”.
Ở một phần chỗ của nước Mỹ, bạn có thể nói chuyện về sự tăng nhanh các hiện tượng thời tiết hoặc mực nước biển tăng lên.
Tìm hiểu các tài nguyên về khu vực như ở vùng vịnh Chesapeake của chiến dịch MADE-CLEAR. (MADE-CLEAR là một cụm từ viết tắt cho Maryland và Delaware Climate Change Education Assessment and Research: Maryland và Delaware Đánh giá và nghiên cứu giáo dục về biến đổi khí hậu, và chương trình được hỗ trợ bởi hệ thống trường đại học của Maryland và Quỹ khoa học quốc gia).
Hàng trăm giáo viên đã tham dự các hội thảo của MADE-CLEAR, cả trực tiếp và trực tuyến, để tìm hiểu về biến đổi khí hậu, nó là gì và cách dạy nó. (Mô hình MADE-CLEAR ưa chuộng: Làm một mô hình lõi băng đá nhuộm bằng màu thực phẩm).
Cùng lúc đó cái nhìn có tính địa phương có thể bắt được sự quan tâm của học sinh, thì học sinh cần hiểu được sự tác động toàn cầu kéo theo của biến đổi khí hậu. Đây không phải là thứ ảnh hưởng một cách đều nhau lên tất cả mọi người trên thế giới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng hơn rất nhiều hơn lên người nghèo và người bản địa, thầy Johnson ở Minnesota chỉ ra. Ô nhiễm cá nhân cũng không quét qua nhà của riêng bạn. “Có, bạn đang có những giải pháp địa phương nhưng đây là vấn đề toàn cầu và trái đất là một hệ thống linh động,” thầy Macke nói.
4. Cân nhắc kết nối khoá học chéo
Đúng vậy, Khoa học khí hậu là… khoa học. (Thực tế, biến đổi khí hậu là một phần của Tiêu chuẩn khoa học thế hệ tiếp theo, được đưa vào năm 2016 và được 16 bang ở Mỹ áp dụng trong năm nay). Nhưng chủ đề này cũng cung cấp cơ hội làm việc gần hơn với các đồng nghiệp trong môn kinh tế, địa lý, truyền thông và các môn học khác. Thậm chí cả văn thơ.
Trường trung học Lincoln, nằm ở Portland, bang Oregon, thầy giáo môn khoa học Tim Swinehart, đồng tác giả của cuốn Chương trình giáo dục con người về trái đất, dạy một khóa học mang tên “Công bằng môi trường và sự bền vững”. Chỉ trong vài tháng, số lượng học sinh đến thăm tòa thị chính thành phố đã tăng lên gấp đôi để ủng hộ lệnh cấm mới của Portland về việc xây dựng và mở rộng đường sắt xe lửa, và họ cũng phát triển một kế hoạch xung quanh việc lượng khí thải nhà kính của trường mình.
Ở bên kia thị trấn, Moé Yonamine ở trường Roosevelt High đã phát triển một trò chơi đóng vai, “Chúng ta không chìm, chúng ta đang chiến đấu”, minh họa ảnh hưởng của nước biển dâng đối với người dân các đảo Thái Bình Dương, điều này đã được dạy trong các lớp điều tra cao cấp mà đều bao gồm nghiên cứu xã hội và ngôn ngữ nghệ thuật.
Những học sinh trung học của trường Bartholomew đã giới thiệu cho ban giám hiệu trường về giá trị lợi ích của việc dùng năng lượng mặt trời ở trường của mình. “Các em đã làm rất tốt, các em đã phát triển các kĩ năng xung quanh qua truyền thông” cô ấy nhấn mạnh.
Trong khi đó, Christie Blick- một học sinh lớp Năm đã phát triển kĩ năng phân tích văn bản thông qua đọc sách viễn tưởng về biến đổi khí hậu. “Đó cũng là một cách tuyệt vời để liên kết với toán học, các đồ thị, các tỷ lệ. “Tôi không biết làm thế nào bạn có thể nghiên cứu khoa học mà không mang toán học vào đó” cô nói.
5. Kết thúc với truyền cảm hứng
Những con gấu Bắc Cực đang chết dần, những cơn sóng thần giết người, và cuộc sống ở Adirondacks mà không có tuyết…Thật hấp dẫn khi làm như Rip Van Winkle và kéo tấm che qua đầu bạn. Nhưng những nhà giáo dục cần làm rõ rằng học sinh có thể tạo nên sự khác biệt. “ Điều đó thực sự rất quan trọng trong việc giáo viên truyền tải rằng chúng ta có thể làm gì đó – chúng ta có thể hành động mang tính địa phương hoặc chúng ta có thể hành động ở cấp tiểu bang” Harcourt ở dự án MADE-CLEAR nói.
“ Mục tiêu của tôi là truyền cảm hứng cho học sinh chứ không phải dọa chúng sợ đến chết! Tôi nhấn mạnh về việc chúng ta có thể làm cái gì đó về điều này. Điều này nói rất nhiều về việc trao sức mạnh cho học sinh ” Christie Blick phát biểu. Trên website của kidsagainstclimatechange.org nơi Christie Blick tạo điều kiện cho học sinh của cô chia sẻ những video về các chủ đề như “ Làm thế nào để giảm bớt khí thải” và “ Tầm quan trọng của việc tái chế”. Họ khuyến khích trẻ em khắp thế giới tham gia cuộc thảo luận.
“Có rất nhiều ý kiến ‘Chúng ta thật tệ, tất cả những thứ khủng khiếp này đang xảy ra, tôi có ảnh hưởng thế nào khi là một đứa trẻ 16 tuổi?’” Bartholomew nói. Nhưng những học sinh đang được truyền cảm hứng về việc nước Đức dùng 100% năng lượng tái tạo trong những ngày gió. “Hãy tìm những điểm sáng. Bạn không thể để chúng với một câu ‘ôi trời ơi, chúng ta sẽ chết mất’ mà hãy để chúng với một chút sự tích cực” cô ấy nói.
Những gì các chuyên gia (đồng nghiệp của bạn) gợi ý?
Các Website
Taterka đến từ New Jersey gợi ý về sự gắn với các bằng chứng, đánh giá giá các tài nguyên khoa học.
Nằm trên đầu của danh sách là NOAA, cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia, nơi đã cung cấp rất nhiều nguồn tài nguyên trực tuyến và cơ hội phát triển nghề nghiệp, bao gồm những giáo viên nổi tiếng trong chương trình quản lý biển và khí hậu.
Tuyệt vời không kém là các nguồn tài nguyên được cung cấp bởi NASA. “Điều thú vị về làm việc ở trung tâm biến đổi khí hậu của NASA là tỷ lệ mực nước biển tăng lên mỗi lần tôi kiểm tra”
Johnson đến từ Minnesota nói. “Vài năm trước là 2mm, rồi 3 và bây giờ là 4. Con số đã tự nói lên tất cả”
Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia, Hiệp hội các giáo viên khoa học quốc gia cũng đáng để đánh giá và đó là một trong những điều Macke yêu thích: mạng lưới CLEAN (Climate Literacy and Energy Awareness: Kiến thức về khí hậu và nhận thức về năng lượng). Trang có thể được tìm kiếm theo thứ hạng và nội dung, cô nhấn mạnh.
Các video
Maryland’s Kiarpos được ưa thích cho “Lớp biến đổi khí hậu 101 với Bill Nye”, tập phim dài bốn phút phục vụ cho việc tìm hiểu một cách dễ dàng.
Bartholomew, New York nói rằng những học sinh của cô được truyền động lực một cách sâu sắc bởi bộ phim tài liệu dài 95 phút của Leonardo DiCaprio “ Trước trận lụt” từ Greenland đến Ấn Độ để điều tra khí hậu. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể xem nó miễn phí tại đây.
Các trò chơi và hoạt động
“Dấu chân carbon – Tác động của bạn đến môi trường lớn như thế nào?” Để tìm được câu trả lời, học sinh tiết lộ cách chúng đi đến trường, bao nhiêu chuyến bay cất cánh hàng năm, làm thế nào các em có thể sưởi ấm ngôi nhà,v.v… Nó chắc chắn sẽ mang khoa học về nhà. Bartholomew nói.
Dịch bởi Khánh Linh, ĐH Hà Nội