English: Why Developing Countries Should Not Neglect Liberal Education
Tác giả: David E. Bloom and Henry Rosovsky
Giá trị và tinh hoa từ đó được tìm thấy trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, và hoàn toàn được chuẩn bị bằng giáo dục để chống lại tranh chấp vị thế và quyền lực vì tín thác của cộng đồng…
(Lời của Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, về nền giáo dục khai phóng giải quyết những lợi ích cho xã hội, trong một lá thư gửi John Adams năm 1813)
Giới thiệu
Văn minh phương Tây là cái nôi lâu đời của truyền thống giáo dục khai phóng, được định nghĩa là giáo dục nhấn mạnh vào sự phát triển toàn diện của một cá nhân ngoài việc đào tạo ngành nghề nghiệp (một cách hẹp hơn). Sự khởi đầu của triết lý này có thể được bắt nguồn từ bộ ba – trivium – các khoá học cơ bản của trường đại thời trung đại (gồm ngữ pháp, hùng biện, và tư duy logic) và bộ tứ – quadrivium (số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc). Truyền thống đó vẫn tiếp tục, và ngày nay giáo dục khai phóng là một phân khúc quan trọng của giáo dục đại học ở tất cả các nước phát triển. Vai trò của giáo dục khai phóng trong việc nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo và những công dân hiểu biết được công nhận trong cả lĩnh vực công và tư nhân. Không dễ để có con số thống kê toàn cầu nhưng dường như sự quan tâm đến giáo dục khai phóng đang phát triển ở nhiều nơi ở phương Tây.
Sự đối lập với các nước đang phát triển khá rõ ràng. Đặc biệt là khi những quốc gia này chỉ vừa giành được độc lập sau thế chiến thứ II, giáo dục khai phóng được coi như một sự xa xỉ và không cần thiết. Điều này được phản chiếu trong chương trinh giáo dục phổ thông và đại học thường gắn với đào tạo nghề hơn. Giáo dục khai phóng bị các chính phủ nước đang phát triển xa lánh như tầng lớp quý tộc, biểu tượng của những giá trị của Thực dân phương Tây đáng ghét, và quá đắt đỏ. Gần đây, có một vài biểu hiện rằng những thái độ này đang dần thay đổi, nhưng nhận thức về giáo dục khai phóng và giáo dục nói chung vẫn còn chưa được phổ biến. Tiếp tục đọc “Tại sao quốc gia đang phát triển không nên bỏ qua giáo dục khai phóng” →