Hà Tĩnh: Giăng “thiên la địa võng” bắt “lộc trời”
LĐO 1:0 PM, 01/05/2017
Bẫy chim én giăng dày đặc tại xã Sơn Giang -Hương Sơn – Hà Tĩnh. Ảnh: Minh Lý
Mỗi khi thời tiết thay đổi, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại xuất hiện đàn chim én ước đến hàng ngàn con từ đâu bay về, bay lượn kín bầu trời. Đây là cơ hội “vàng” để các “sát thủ diệt chim trời” ra tay.
Hàng ngàn chim én từ đâu bay về kín bầu trời Hương Sơn – Hà Tĩnh. Ảnh: Minh Lý
Các “sát thủ chim trời” giăng bẫy dày đặc dưới mặt đất để dụ chim én. Ảnh: Minh Lý
Họ dùng chim én “mồi” buộc cố định vào cành cây, dùng nhạ (chất keo dính) cuốn vào cành tre, cắm bên bờ mương hay chân ruộng, ngồi chờ những chú chim én hiếu chiến bay từ trên cao lao xuống tấn công chim mồi. Ảnh: Minh Lý
Nhóm thợ săn hiểu rõ tính hiếu chiến của loài chim này, khi gặp những đàn chim khác, chúng thay nhau lao vào tấn công chí mạng. Những chú chim “chiến binh” này nhanh chóng sa bẫy. Ảnh: Minh Lý
Hàng trăm chim én bị bắt, chỉ trong thời gian ngắn. Giá khoảng 5 nghìn đồng/con, được xem là mồi nhậu đặc sản. Họ đánh bắt ngang nhiên, không có bóng dáng cơ quan chức năng can thiệp. Không ai quan tâm đến bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên. Ảnh: Minh Lý
***
Những con chim mắt mù chờ chết

Các báo đưa tin và ảnh những con chim bị khâu mắt trở thành chim mù, bị cột chân giữa nắng để làm mồi nhử đồng loại. Những con chim mù chờ chết trên những cánh đồng làng quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Có điều gì đó thật nhẫn tâm, xót xa ở trong lòng khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy.
Bà con nông dân tìm đủ mọi cách bẫy chim, đem bán ở các chợ, quán nhậu để kiếm thêm thu nhập. Bẫy chim như một công việc mùa nông nhàn, là một cách kiếm sống. Con người đang sống bằng cách tận diệt chim trời. Cũng như nhiều phương cách kiếm sống khác, tàn phá môi trường. Chất thải đổ ra biển, rừng bị tàn phá nặng nề, kênh rạch, sông hồ bị ô nhiễm.
Dẫu biết rằng bà con nghèo đi bẫy chim cũng vì bát cơm, nhưng móc mắt hay khâu mắt của chim có bình thường không?
Tận diệt chim hôm nay sẽ có được ít tiền, nhưng cái giá mà con người phải trả cho nó rất lớn. Nhà trường, sách vở dạy dỗ học sinh phải biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giữ gìn hành tinh xanh. Sách vở cũng dạy trẻ em phải biết yêu loài vật, chim chóc, muông thú, nhưng các em sẽ nghĩ gì khi người lớn khâu mắt chim để bẫy chim, bán vào những quán nhậu. Tâm hồn của các em bị tổn thương, bị ảnh hưởng, sẽ chai lỳ, sẽ làm quen với những hành vi tiêu cực trong ứng xử với thiên nhiên.
Những đứa trẻ chứng kiến cha mẹ hôm nay bẫy chim trời theo cách hủy diệt, đọc báo biết được người ta đánh chất nổ để thu hoạch hải sản trên biển, có thể ngày mai chúng sẽ đi phá một cánh rừng.
Bà con nông dân kéo nhau đi bẫy chim theo kiểu tận diệt, họ không đủ kiến thức để nhận thức về hậu quả của những hành vi phá hoại thiên nhiên, huỷ diệt môi trường sống. Chính quyền phải có trách nhiệm ngăn chặn, song song với việc tuyên truyền, vận động người dân trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Đây đó xảy ra nhiều trường hợp người ta đánh cá bằng sử dụng chất nổ, hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Dưới biển và trên cạn đều khai thác tài nguyên thiên nhiên theo cách này. Cân bằng hệ sinh thái chỉ là những khẩu hiệu, còn trong đời sống, thực ra đã mất cân bằng từ rất lâu. Thiên nhiên đã và đang trả lời trước thái độ sống đầy tính hủy diệt của con người.
Chim trời bị tận diệt, sâu bọ sinh sôi, mùa màng sẽ bị phá hoại. Diệt trừ sâu bọ lại phải dùng các loại thuốc trừ sâu. Ruộng đồng, đất đai bị nhiễm các loại chất độc hóa học. Các chất độc đó đi vào nguồn nước, vào cây cỏ, vào nguồn lương thực đang nuôi sống
con người.
Những con chim bị móc mắt, bị khâu mắt phơi nắng chờ chết thảm giữa cánh đồng, nhưng liệu con người có sống hạnh phúc không khi thiên nhiên nổi giận.
Con người vừa tàn ác, vừa ngu dốt, không biết là giết thiên nhiên là tự phá hủy môi trường sinh thái của chính mình, Đó là chưa kể sự tàn ác hủy hoại chính trái tim mình.
Nhà nước, các tổ chức môi trường, các tổ chức tâm linh,,, ngồi yên bất động hay sao?
ThíchThích