Các đại sứ xem hầu đồng – 3 bài

Chuỗi bài:

  • Các đại sứ xem hầu đồng
  • A Journey to the Spiritual World
  • Vở diễn ‘Tứ Phủ’ tái hiện nghi lễ Hầu Đồng nguyên bản

***

Các đại sứ xem hầu đồng

07:25 ngày 28 tháng 02 năm 2016

TPTối 26/2, lần đầu tiên, một phái đoàn ngoại giao với sự tham gia của 22 đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đã được chứng kiến màn trình diễn “Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại Phủ Dầy, Nam Định, nơi khởi nguồn của Đạo Mẫu Việt Nam.

Các đại sứ xem hầu đồngTrình diễn các giá hát văn hầu đồng. Ảnh: TTXVN.

Phát biểu sau buổi hầu đồng kéo dài hơn 2 tiếng tại Phủ Dầy, bà Katherine Muller-Marin, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam xúc động nói, đây là lần đầu tiên bà được chứng kiến một nghi lễ độc đáo như vậy. Bà chia sẻ, bà hy vọng hồ sơ “Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” sẽ sớm được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào tháng 12 tới tại Ethiopia.

Không chỉ riêng bà Katherine, các đại sứ đều tỏ ra hứng thú khi được chứng kiến màn trình diễn do thanh đồng Trần Thị Huệ thực thi. Đối với họ, đây là một cơ may hiếm có. Đại sứ Kazaztan khi xem xong, rất hào hứng cho biết, ông sẽ kể về chuyến đi này với bạn ông đang công tác tại UNESCO ở Paris và đề nghị bạn ủng hộ Việt Nam.

Đại sứ Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết, giống như thánh địa Mecca của Hồi giáo hay Rome của Thiên Chúa giáo phải tới tận nơi mới hiểu được không khí Thánh, việc tổ chức một đoàn ngoại giao tới Phủ Dầy lần này cũng nhằm mục đích giúp họ cảm nhận được không khí linh thiêng của nơi khai sinh ra đạo Mẫu Việt Nam.

Lan Anh

 

***

 

A Journey to the Spiritual World

VNA – Hau dong – the old ritual of Mother Goddess worship – has found new life as meaningful entertainment for the public when it was held for the first time at Cong Nhan Theatre, No.42 Trang Tien, Hoan Kiem District, Hanoi. The performance seemed to give viewers the feeling of being on a spiritual journey.

Hau dong, a spirit possession ritual of the Mother Goddess Religion – one of the main religions in Vietnam, holds both spiritual and folk artistic meanings. Vietnam is now submitting the profile of “The Mother Goddess Religion of the Vietnamese” to UNESCO for recognition of this distinctive belief as an intangible cultural heritage of humanity.

According to Ngo Duc Thinh, Director of Vietnam Belief Culture Research and Preservation Centre in Hanoi and Vice Chairman of the Asian Folklore Council who is known as a leading expert in the Mother Goddess Religion in Vietnam, the religion has four issues associated with the community. First, it considers nature as mother and worships her. Second, it gives people living in this world three things: happiness, prosperity and longevity. These are the eternal wishes of humankind. Third, it clearly reflects patriotism, which has become the people’s spirit and belief.


Accessories for the spirit medium include bracelets, rings and shoes. Photo: Tran Thanh Giang/VNP

The stage for the “Tu Phu” performance is equipped with a screen to introduce characters in both Vietnamese and English.
The musician band is situated on the two sides of the stage. Photo: File

Assistants to the spirit medium prepare offerings for De nhi’s spirit. Photo: File

The “Tu Phu” performance depicts Hau dong rituals. Photo: File


An artist performs in the session of De nhi’s spirit. Photo: File

The session representing Ong Hoang Muoi’s spirit. Photo: File


Assistants  in Co be’s spirit. Photo: File


Paper votives are beautifully and delicately arranged at the performing place. Photo: Tran Thanh Giang/VNP

The “Tu Phu” performanc e attracts a lot of domestic and foreign audiences. Photo: Tran Thanh Giang/VNP


Foreign tourists talk with an artist who is a spirit medium in a session of Hau dong rituals. Photo: Tran Thanh Giang/VNP

“The Vietnamese believe that “Tu phu” (Four Palaces) are where spirits of the four places reside, including Thien Phu (Heaven), ruled by Mau Thuong Thien (Mother Goddess of the Upper Sky), Nhac Phu (Forest) ruled by Mau Thuong Ngan (Mother Goddess of the Forest), Thuy Phu (Water) ruled by Mau Thoai (Mother Goddess of Water) and Dia Phu (Earth) ruled by Mau Dia (Mother Goddess of Earth). The Four Palaces are where spirits reside in Vietnamese indigenous religion.

This is shown by the fact that almost 50 genies worshipped by the Mother Goddess religion are historical celebrities who have rendered great services to the nation, such as Tran Hung Dao worshipped as Saint Tran. Fourth, the religion is a multi-cultural belief. This is the sole significance because it exists only in Vietnamese beliefs. Of these 50 genies, over ten are from ethnic minorities, showing that from early time the Vietnamese people were aware of cultural integration. The  religion is fair to everybody, regardless of ethnicity, and is willing to open the door to receive multi-cultures. This is the issue of mankind that the whole world is calling for.

The Vietnamese believe that “Tu phu” (Four Palaces) are where spirits of the four places reside, including Thien Phu (Heaven), ruled by Mau Thuong Thien (Mother Goddess of the Upper Sky), Nhac Phu (Forest) ruled by Mau Thuong Ngan (Mother Goddess of the Forest), Thuy Phu (Water) ruled by Mau Thoai (Mother Goddess of Water) and Dia Phu (Earth) ruled by Mau Dia (Mother Goddess of Earth). The Four Palaces are where spirits reside in Vietnamese indigenous religion.

To bring the worship of Mother Goddesses close to the public, to retain the beauty of Vietnam’s cultural heritage and introduce it to a global audience, a series of Hau dong performances have been produced, including the “Tu Phu” performance that has drawn much attention from the public.

In the Hau dong ritual, followers become mediums for 36 various spirits. Sessions involve a number of artistic elements, such as music, singing, dance and the use of costumes. During the “Tu phu” program, three typical sessions were performed. They included “De nhi” representing the beauty and uniqueness of the Vietnamese costumes; “Ong Hoang Muoi” representing the strength, spirit and patriotism of the Vietnamese; and “Co be” representing innocence and love for life.

All sessions of the performance really impressed viewers with its content and the combination of performing art, singing, dancing and music.

Mother Goddess worship and Hau dong have become part of Vietnamese people’s spiritual life. The belief comes from people and lives in people’s hearts.


Vietnam is now submitting the profile of “The Mother Goddess Religion of the Vietnamese” to UNESCO for recognition of this distinctive belief as an intangible cultural heritage of humanity.

Story: Thao Vy – Photos: Tran Thanh Giang & Files

 

***

 

Vở diễn ‘Tứ Phủ’ tái hiện nghi lễ Hầu Đồng nguyên bản

19:00 ngày 28 tháng 02 năm 2016

TPONghi lễ Hầu Đồng theo con mắt của một số người vẫn là mê tín, dị đoan, buôn thần, bán thánh; tuy nhiên vở diễn ‘Tứ phủ’ đã trả lại nguyên bản cái hay cái đẹp, sự trong sáng, tinh tế của nghệ thuật trong Đạo Mẫu.

   
Tứ Phủ là một vở diễn của công ty Nhà Hát Việt (Viettheatre) được lấy cảm hứng từ nghi lễ Lên Đồng trong văn hoá Đạo Mẫu của Việt Nam. Vở diễn là công sức và tâm huyết của đạo diễn Việt Tú, người đã dành 3 năm tìm hiểu và 1 năm lên ý tưởng dàn dựng chương trình với mong muốn tạo dựng được nghi lễ Hầu Đồng gốc của người Việt.

‘Tứ Phủ’ trả lại nguyên bản cái hay cái đẹp, sự trong sáng, tôn vinh sự lộng lẫy, tinh tế của nghệ thuật trong Đạo Mẫu để giới thiệu với bạn bè, quốc tế mỗi lần ghé thăm Hà Nội. Chương trình đã được diễn ra đều đặn gần 6 tháng nay tại Rạp Công Nhân với tần suất 12 ca diễn/ tháng.

Tứ Phủ (Four Palaces) là một chuyến du hành vào cõi tâm linh ấn tượng với sự kết hợp giữa những nét đẹp tinh tế nhất của tinh thần Đạo Mẫu, nghi lễ Lên Đồng với hiệu ứng của âm thanh, ánh sáng, hình ảnh trình chiếu độc đáo trong suốt 45 phút trình diễn. Tứ Phủ gồm 3 chương: Chầu Đệ Nhị – Ông Hoàng Mười – Cô Bé Thượng Ngàn.

Những động tác nhập đồng của diễn viên kết hợp với trình diễn trực tiếp trên sân khấu cùng hiệu ứng của những đoạn clip đặc tả đến từng chi tiết được thực hiện với tông màu lộng lẫy cho thấy chất dân tộc nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại.
Hai người hầu dâng vốn trước đến nay không gây được sự chú ý, nhưng trên sân khấu Tứ Phủ họ trở thành điểm nhấn chính với sự lên xuống phối hợp nhịp nhàng cho phần khăn áo của Thanh đồng. 
Có thể nói cách tiếp cận mang phong cách dùng tư tưởng hiện đại để làm nổi bật yếu tố truyền thống (traditional avangade) đặc trưng của đạo diễn Việt Tú, điều được anh thể nghiệm nhiều trong những năm gần đây trong các dự án văn hoá của mình đã mang đến những hiệu quả đặc biệt khi chuyển tải văn hoá truyền thống đến gần gũi hơn với đông đảo công chúng.

Vở diễn vừa thể hiện cách nhìn trung thực về văn hoá, tư duy của tác giả trong cấu trúc của tác phẩm trả lại những gì đẹp đẽ, tinh tế và nguyên bản nhất của nghệ thuật trong Đạo Mẫu.

Bên cạnh những bộ môn như Rối nước, tuồng, chèo, ca trù…. một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc biệt có không gian diễn xướng sinh động, đa giác quan bậc nhất có lẽ là hát văn trong Tín ngưỡng Đạo Mẫu, nghi lễ Lên Đồng vừa có đàn, vừa có hát, trang phục lộng lẫy, tinh thần diễn xướng đặc biệt nổi bật yếu tố tâm linh, tạo ra sự quan tâm đặc biệt với cộng đồng những người yêu văn hoá trên thế giới.

Hiểu biết về đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như Lên Đồng, Hát Chầu văn chưa được đầy đủ, theo con mắt của một số người, đây vẫn là mê tín, dị đoan, buôn thần, bán thánh do một số cá nhân cố tình thực hành sai, bóp méo tín ngưỡng để trục lợi cá nhân. Nhưng thực sự, đây là một tín ngưỡng rất đẹp của dân tộc, rất độc đáo của Việt Nam.

Chính vì vậy ngày 28/3/2015, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12/2016 tại kỳ họp thứ 11 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) tại Ethiopia.

Ảnh: HQM

Duy Nam

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s