cesti – Càng ngày các loại nông sản Việt Nam được thế giới biết đến càng nhiều như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, thanh long, vú sữa… Chỉ tính riêng cà phê, Việt Nam hiện có năng suất cao trên thế giới, 8 đến 10 tấn cà phê/hécta. Để đạt được năng suất ấy, người nông dân phải sử dụng đến 2 tấn urê/1 ha cùng với rất nhiều phân bón hóa chất khác và không ít các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Hệ quả không chỉ nông dân phải mất nhiều tiền vào hóa chất mà hệ sinh vật đất và chất lượng đất bị tàn phá nghiêm trọng.
Thẻ: Nuôi trồng hữu cơ – Organic farming
Nông nghiệp hữu cơ – Câu hỏi thường gặp – Hướng dẫn của Tổ chức Lương Thực Thế Giới (P3)
FAO – Organic Agriculture
CÂU HỎI
Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO 5. Nông nghiệp hữu cơ có thể sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người? |
Người làm chuyện bao đồng ở Hội An
NDT – 04/03/2016 – 22:16 PM

Nông nghiệp hữu cơ – Câu hỏi thường gặp – Hướng dẫn của Tổ chức Lương Thực Thế Giới (P2)
FAO – Organic Agriculture
CÂU HỎI
Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO 6. Lợi ích về môi trường của nông nghiệp hữu cơ là gì? Tính bền vững dài hạn. Những thay đổi môi trường chỉ có thể quan sát trong thời gian dài, xảy ra chậm theo thời gian. Nông nghiệp hữu cơ tính đến các tác động trung và dài hạn của các can thiệp của nông nghiệp lên hệ sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ nhằm sản xuất lương thực trong khi thiết lập một sự cân bằng sinh thái để bảo toàn độ phì nhiêu của đất và ngăn chặn dịch hại. Nông nghiệp hữu cơ tiếp cận một cách chủ động chứ không phải chỉ xử lý các vấn đề sau khi đã phát sinh. Tiếp tục đọc “Nông nghiệp hữu cơ – Câu hỏi thường gặp – Hướng dẫn của Tổ chức Lương Thực Thế Giới (P2)” |
Xây dựng nông nghiệp hữu cơ nhìn từ bài học VietGAP
Đức Tâm thực hiện – Thứ Ba, 10/5/2016, 17:16 (GMT+7)
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng. Ảnh: Tác giả cung cấp
(TBKTSG Online) – E ngại thực phẩm bẩn vì lạm dụng quá nhiều hóa chất, nhiều người chuyển sang tìm kiếm thực phẩm hữu cơ – một sản phẩm hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Cầu kéo theo cung, nhiều vườn rau, cửa hàng hữu cơ ra đời, nhưng làm sao đảm bảo nguồn cung đúng thật là hữu cơ, hay nói cách khác, làm sao để xây dựng niềm tin vào thực phẩm hữu cơ là một bài toán khó mà chúng ta đang đối mặt.
Tiếp tục đọc “Xây dựng nông nghiệp hữu cơ nhìn từ bài học VietGAP”
Hạnh phúc thơm vị Nhật trên Tây Nguyên
Hoàng Thiên Nga
Thấy rõ làn da trắng mịn của mẹ con chị Takano Yukino chi chít nhát cỏ xước và vết đốt côn trùng, tôi ngạc nhiên hỏi: Điều gì khiến vợ chồng bạn rời xứ sở đầy đủ tiện nghi để đến định cư ở nơi nhiều thiếu thốn vất vả này ? Anh Takano Motoyuki vui vẻ đáp: Cuộc sống Nhật Bản gần như hoàn hảo, còn ở đây chúng tôi có quá nhiều việc để làm, thấy mình có ích cho nhiều người khác.

Rau, từ xóm nghèo tới khách sạn 5 sao
Phóng sự của Hoàng Thiên Nga
Chỉ vì khác nhau về kỹ thuật canh tác, nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm, mà những mớ rau cân đậu khi đến tay người tiêu dùng có mức chênh lệch giá gấp hàng chục lần. Dọc ngang những vườn rau xuyên Việt, chúng tôi tận hiểu nghịch lý nơi này rau rẻ lại ế, nơi khác rau đắt không đủ đáp ứng nhu cầu của thực khách phong lưu !

Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch”
Nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập:
Võ Văn Tiếng: “Lúa của ba em không phải là lương thực”
Chàng nông dân “điên”
Năm 2010, Võ Văn Tiếng hoàn thành khóa nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương Đồng Tháp. Chàng trai trẻ tiếp quản vài héc-ta lúa từ tay cha mẹ, và lựa chọn tưởng như rất đơn giản: tiếp tục cấy trồng trên đó như ngàn đời nay vẫn vậy. Mỗi năm, gia đình Tiếng thu hoạch khỏi 200 tấn lúa – tạo ra một mức thu nhập hoàn toàn ổn định. Nhưng Tiếng phủ nhận thành quả của gia đình: “Lúa của ba không phải lương thực!” – cậu tuyên bố. Tiếp tục đọc “Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch””
Đã có trang trại được quốc tế chứng nhận rau hữu cơ
Ngọc Hùng – Thứ Tư, 4/11/2015, 16:27 (GMT+7)
Ông Hồ Văn Đông, đại diện công ty Control Union, trao chứng nhận trang trại đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho đại diện Organica – Ảnh: Quang Huy
(TBKTSG Online) – Ngày 4-11, tại TPHCM, hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ ORGANICA có trụ sở tại TPHCM tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU Organic Farming) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của hai tổ chức trên.
Trang trại rộng 1,8 héc ta, trồng gần 100 loại rau củ quả nhiệt đới gồm rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn trái, rau ăn củ, rau thơm, thảo dược và các loại cây ăn trái. Tiếp tục đọc “Đã có trang trại được quốc tế chứng nhận rau hữu cơ”
Lạ lẫm với loại “gạo đen hữu cơ” độc nhất vô nhị của Việt Nam
(LĐO) – 4:27 PM, 08/10/2015
Trụ sở của Viễn Phú tạo lạc tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Năm 2012, Tổ chức Control Union Vietnam (Cơ quan đánh giá và chứng nhận Hà Lan tại VN) trao chứng nhận gạo Hoa Sữa của Cty CP Thượng mại và sản xuất Viễn Phú (xã Khánh An – U Minh- Cà Mau) là “Gạo hữu cơ” (organic rice). Đây là chứng nhận “gạo đen hữu cơ duy nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Loại “gạo đen hữu cơ” được sản xuất từ giống lúa được lai tạo riêng biệt với nhiều màu sắc đẹp – lạ, nhất là màu đen, nên vừa tạo ra sự hấp dẫn ở người tiêu dùng. Hiện diện tích trồng lúa sản xuất ra “gạo đen hữu cơ” đã tăng tốc trên diện tích 320ha.
Sản xuất lúa theo phương pháp canh tác hữu cơ Tiếp tục đọc “Lạ lẫm với loại “gạo đen hữu cơ” độc nhất vô nhị của Việt Nam”
Rau an toàn không bán được vì… quá sạch !
(LĐ) – Số 235 NHÓM PHÓNG VIÊN – 10:3 AM, 12/10/2015

Bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta, món gì cũng có thể nhiễm độc tố nhưng nghịch lý là trong thực tế, các mô hình sản xuất sạch, an toàn… lại sớm nỏ tối tàn, sản phẩm không bán được vì… quá sạch!
- Chè ngấm “độc” gây chấn động dư luận
- Vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai
- Những bà nội trợ ám ảnh vì gián tiếp “đầu độc” chồng, con…
- Sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập
Không hiệu quả vì… quá sạch!
“Tôi đã xin ra khỏi Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn (RAT) nửa năm nay rồi”, câu nói qua điện thoại của ông Lê Phước Lập, nguyên tổ trưởng Tổ hợp tác RAT xã Mỹ An Hưng B (Lấp Vò – Đồng Tháp) khiến chúng tôi chưng hửng bởi chỉ mới năm trước thôi, ông là “điểm đến” của giới truyền thông và doanh nghiệp kinh doanh RAT bởi sự nhiệt tình với công việc. Tiếp tục đọc “Rau an toàn không bán được vì… quá sạch !”
Sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập
(LĐ) – Số 234 NHÓM PHÓNG VIÊN – 1:13 PM, 10/10/2015
Gạo hữu cơ đen Viễn Phú – một trong những ví dụ về sản xuất càng sạch càng… bầm dập.
Thông tin dồn dập nông sản bị nhiễm “độc” là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ các bệnh nan y, đã dấy lên nỗi lo lắng, bất an trong toàn xã hội. Thế nhưng trên thực tế những mô hình sản xuất sạch vẫn rất khó khăn. Thậm chí sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập!
Những mô hình tiên phong
Có một thực tế đáng ghi nhận là ĐBSCL là “thủ phủ” của nền sản xuất lúa gạo năng suất cao, và cũng chính là nơi xuất phát nhiều mô hình sản xuất sạch đầu tiên của cả nước. Năm 2008-2009, xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trở thành tâm điểm của cả nước khi xây dựng được vùng sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%. Tiếp tục đọc “Sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập”
Nông nghiệp “thuận tự nhiên”
19/03/2015 09:20 GMT+7
TT – Có người gọi Mai Thị Thúy Hằng là kẻ “đi tìm trời dưới đất” vì những ý tưởng khác biệt mà Hằng luôn thực hiện khiến mọi người bất ngờ.
![]() |
Hằng (giữa) cùng các nhân viên chuẩn bị rau để giao cho khách – Ảnh: Hữu Khoa |
Trong đó khái niệm “nông nghiệp thuận tự nhiên” là một ví dụ.
Đi ngược
Nhiều người e ngại rằng những gì Hằng đang làm là đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường.
“Khách hàng không phải là thượng đế, thiên nhiên mới là thượng đế. Bạn đòi ăn thực phẩm trái mùa thì sẽ có người sản xuất chúng cho bạn, nhưng chất lượng của chúng thế nào? Cẩn thận với những gì bạn muốn!” là chia sẻ của Hằng trong buổi nói chuyện chủ đề “Khởi nghiệp để hạnh phúc”. Tiếp tục đọc “Nông nghiệp “thuận tự nhiên””
Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên
TP – Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.
Khử độc cho đất
Anh Thắng thổ lộ về phun thuốc hóa học, trước kia ít ai dùng nhiều bằng gia đình anh vì sẵn có cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và vườn ươm cây giống khá lớn. Mỗi khi có loại thuốc mới, các hãng thuốc mang đến giới thiệu, anh đều dùng thế nhưng càng phun càng thấy không ổn vì sâu bọ nhanh kháng thuốc; công nhân ngán khi phải tiếp xúc hàng ngày với hóa chất, dẫu có trả thêm tiền độc hại họ cũng không muốn làm. Anh Thắng quyết nghiên cứu trồng rau hữu cơ tại xã Ka Đơn (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) từ năm 2010 khi phương thức canh tác này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.

Anh Thắng trong vườn rau hữu cơ giống ngoại nhập.
Tiếp tục đọc “Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên”
Làm gạo giỏi như Campuchia
NCDT – Trong khi gạo Việt Nam chỉ tập trung ở những nước thu nhập trung bình và thấp, gạo Campuchia đã tiến sang những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.
Số liệu từ Văn phòng Thư ký dịch vụ một cửa về xuất khẩu gạo Campuchia cho biết, 7 tháng đầu năm nay, Campuchia xuất khẩu được 312.300 tấn gạo. So về con số tuyệt đối thì sản lượng xuất khẩu gạo của Campuchia chỉ bằng 1/10 của Việt Nam. Nhưng xét về mức độ tăng trưởng, xuất khẩu gạo của Campuchia đã tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam lại giảm. Tiếp tục đọc “Làm gạo giỏi như Campuchia”