Mùa nước lên ở xứ sở của người Rục

  • QUỐC NAM
  • 09.12.2020, 10:01

TTCT – Mùa lũ, xứ sở của người Rục – một trong mười tộc người bí ẩn nhất thế giới – ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) bị cô lập. Trong cái dữ dằn của thiên tai vẫn tiềm ẩn vẻ đẹp, và vì thế, xứ sở này mở ra một lời mời khám phá hấp dẫn.

Mùa nước lên ở xứ sở của người Rục
Thung lũng Hung Trâu trên đường vào xứ sở của người Rục như một bức tranh thủy mặc hấp dẫn. Ảnh: QUỐC NAM

Một vùng rừng rộng lớn bên dưới những ngọn núi đá vôi bao gồm cả con đường độc đạo dẫn vào xứ sở này bị nước lũ dâng ngập suốt gần một tháng. Tiếp tục đọc “Mùa nước lên ở xứ sở của người Rục”

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ

***

Thứ Ba 26/05/2020 , 08:20 (GMT+7)

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng

Thuốc BVTV lậu Trung Quốc, trong đó nhiều hoạt chất độc bị cấm, vẫn tràn vào Việt Nam, rao bán cả công khai lẫn lén lút khiến nông dân dần bị lệ thuộc.

Một vòng kim cô đang xiết chặt trên đầu người nông dân Việt, không có lối thoát bởi nếu đã trót dùng thì các loại khác hầu như vô tác dụng cho đến một ngày bản thân thứ thuốc “thần kỳ” kia cũng bị sâu kháng lại. Hậu quả là bệnh tật tràn lan còn nông sản thì nhiễm độc.

Bài I: Vòng kiểm tra để loại bỏ người cài cắm

Mất cả tết vì mua thuốc trên mạng

“Tôi biết bộ đôi có tên Xuân (Vũ Minh Xuân) và Liên (Nguyễn Thị Liên) qua mạng facebook, thấy họ rao thuốc BVTV Tàu (cách dân gian vẫn gọi hàng xuất xứ Trung Quốc) nên lúc đầu đặt mua 50 gói trị nấm, giá mỗi gói 46.000 đồng, trả tiền trước rồi nhưng khi nhận hàng ở bưu điện lại bắt trả lần hai. Gọi điện thì họ bảo có sự nhầm lẫn, cứ thanh toán sau sẽ trả lại nhưng chờ mãi không thấy nên tôi phải mua thêm 100 gói nữa.

Thuốc nấm 'Tàu' mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.
Thuốc nấm “Tàu” mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.

Tiếp tục đọc “Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ”

Lại nói về “đặc sản” thịt rừng: Chuyện ở ta, chuyện ở Tây

Kết quả hình ảnh cho vì sao không ăn thịt thú rừng

thiennhien – 16/01/2018

Sự thật về công hiệu của thịt rừng, đáng tiếc, lại không giống như “truyền thuyết”

Có thật là đặc sản?

“Đặc sản” được hiểu là “sản phẩm đặc biệt của một vùng, một địa phương” (Từ điển tiếng Việt), và thường đã là đặc sản thì phải ngon, bổ, đẹp, lạ và có yếu tố văn hóa của từng vùng.

Thịt rừng được coi là đặc sản chỉ vì đúng một chữ “rừng”. Người ta tin rằng những con thú sống trong hoang dã, tự tìm thức ăn, vận động nhiều, biết cách tìm những loại lá, rễ “đặc biệt” trong rừng để ăn thì vừa ngon hơn, vừa có tác dụng như thuốc bổ mà không có tác dụng phụ như thuốc tây. Tiếp tục đọc “Lại nói về “đặc sản” thịt rừng: Chuyện ở ta, chuyện ở Tây”

Kiến thức bản địa: Các nhà sinh thái học đang học được điều gì từ người bản địa

English:
Native Knowledge: What Ecologists Are Learning from Indigenous People

Minh họa – LUISA RIVERA/YALE E360

Từ Alaska tới Australia, các nhà khoa học đang quay sang hiểu kiến thức của người bản địa để hiểu hơn về thế giới tự nhiên. Những gì các nhầ khoa học đang học được giúp họ có những khám phá mới về mọi thứ, từ việc bang tan chảy ở Bắc Cực, cho tới bảo vệ nguồn cá biển, và kiểm soát động vật hoang dã. 

 

Trong khi đang phỏng vấn những người lớn tuổi sống tại Inuit, Alaska để tìm hiểu thêm kiến thức của họ về cá voi trắng beluga và cách các loài động vật phản ứng với những thay đổi ở Bắc Cực, nhà nghiên cứu Henry Huntington dường như đã mất mạch cuộc trò chuyện khi những người thợ săn vùng Alaska đột nhiên chuyển từ chủ đề cá voi trắng sang chuyện về hải ly.  Tiếp tục đọc “Kiến thức bản địa: Các nhà sinh thái học đang học được điều gì từ người bản địa”

Các nước đang phát triển đang làm gì để  đảm bảo an toàn internet cho trẻ em?

Mặc dù máy tính và các công cụ công nghệ thông tin mang lại nhiều tiềm năng để tác động đến việc học tập, giảng dạy và cung cấp dịch vụ giáo dục theo những cách có lợi, việc sử dụng các công nghệ như vậy cũng mang đến nhiều rủi ro – đặc biệt là cho trẻ em. Mặc dù hầu hết người dùng đều quen thuộc với các tiêu đề thu hút sự chú ý liên quan đến nội dung khiêu dâm, quấy rối tình dục, tải xuống bất hợp pháp và ‘không phù hợp’ hoặc phát ngôn chính trị, đây chỉ là một vài trong số các vấn đề liên quan đến việc giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến. Ví dụ, ở một số nơi, đe doạ trực tuyến dường như là mối đe dọa hàng ngày phổ biến hơn đối với nhiều sinh viên, và người dùng cũng ngày càng hiểu được ‘mối đe dọa’ tiềm ẩn đối với trẻ em liên quan đến những thứ như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Tiếp tục đọc “Các nước đang phát triển đang làm gì để  đảm bảo an toàn internet cho trẻ em?”

Thu nhập cao từ chưng cất tinh dầu sả

03/06/2019 – 13:34

Biên phòng – Những năm gần đây, sản phẩm tinh dầu nói chung và tinh dầu sả nói riêng ngày càng được thị trường tiêu thụ ưa chuộng, trong khi ở Tây Nguyên, diện tích trồng cây sả ngày càng tăng cao. Đây chính là nguyên nhân khiến nghề trưng cất tinh dầu sả tại đây đang trở thành nghề “ăn nên làm ra”, mang lại thu nhập kinh tế cao.

6wmb_16
Hệ thống chưng cất tinh dầu sả của một cơ sở ở thôn Ea M’tha, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn. Ảnh: Bá Thăng

Tiếp tục đọc “Thu nhập cao từ chưng cất tinh dầu sả”

Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam – 4 bài

***

Bài 1: Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam: Khách ‘VIP’ của các ngân hàng

17/02/2019 11:40

Tượng Bà Chúa Xứ – Ảnh: Nguyễn Hồ

Sự thật, Bà là vị thần gì và quyền lực ra sao? Loạt bài này, chỉ mong muốn đem đến cho bạn đọc những thông tin độc đáo về Bà Chúa Xứ núi Sam, chứ không có ý ca tụng hay ủng hộ việc thần thánh hóa và mê tín dị đoan. Còn đức tin, đó là điều trong mỗi con người, không ai có thể cấm cản. Tiếp tục đọc “Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam – 4 bài”

Ảo ảnh Vương quốc Mông

27/03/2019 – 10:21

Biên phòng – Có những người Mông, chỉ sau một vài lời kích động, dụ dỗ của những đối tượng xấu bên kia biên giới đã rời bỏ quê hương tham gia thành lập “Nhà nước Mông”. Sau khi vượt biên trái phép sang bên kia biên giới, không chỉ phải sống chui lủi, khốn khổ trong rừng, mà còn bị bọn cầm đầu đe dọa nếu không nghe lời chúng hoặc bỏ trốn sẽ bị bắn chết, họ mới “tỉnh mộng” và hối không kịp về con đường đã chọn.

4abu_10b
Cán bộ Biên phòng phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, tại chợ biên giới. Ảnh: CTV

Tiếp tục đọc “Ảo ảnh Vương quốc Mông”

Huyên náo Tam Chúc – 2 bài

***

Huyên náo Tam Chúc – Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới
SGGP 

Một ngày giữa tháng 7-2019, phóng viên Báo SGGP có mặt tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Vào cổng tam quan ngoại, mọi người sẽ được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ chùa Tam Chúc, từ khói bụi đến những chai nước mát của máy bán hàng tự động và món ăn mặn của nhà hàng cực lớn trong khuôn viên Tam Chúc.

Một góc Tam Chúc nhìn từ điện Tam Thế

LTS: Chùa Tam Chúc đang là cái tên rất chú ý ở Hà Nam vì sự khổng lồ của công trình. Theo thông tin được biết, khi hoàn thành thì đây sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Thực chất, ngôi chùa cổ có tên Tam Chúc được xây dựng từ thời vua Đinh thì nằm giản dị bên kia dãy núi Thất Tinh, nhưng giờ đây người ta chỉ biết có ngôi chùa Tam Chúc mới với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh mà du khách nào cũng có thể trải qua khi phải bỏ ra số tiền không nhỏ.

Tiếp tục đọc “Huyên náo Tam Chúc – 2 bài”

“Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc – 5 bài

***

“Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Sau 10 năm quay hoạch phát triển thủy điện ồ ạt, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng đã phải hứng chịu hàng loạt hệ lụy như thủy điện gây mất rừng, sông suối cạn trơ đáy, ảnh hưởng tới danh lam thắng cảnh…

Hùng Võ (Vietnam+)  

“Vo tran quy hoach

Sông Miện tại tỉnh Hà Giang bị các nhà máy thủy điện thắt lại, ngăn thành những hồ đập lớn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) Tiếp tục đọc ““Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc – 5 bài”

Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa – 5 kỳ

***

Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa

13/01/2011 07:14 GMT+7

TT – Những khu công nghiệp mọc vội, những đập thủy điện ồ ạt dựng lên, chất thải giết chết các dòng sông, gây ô nhiễm bầu trời, bệnh tật xuất hiện, nguồn sống thu hẹp dần… đó là những “sự cố” mà đất nước láng giềng Thái Lan đang gánh chịu.

Tuổi Trẻ tường trình những câu chuyện từ những làng quê trên đất Thái.

Tháng 5-2007, hội nghị hằng năm lần 40 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Nhật Bản xuất hiện một phụ nữ Thái Lan. “Món quà” mà chị Maliwan Najwirot mang đến trình hội nghị là hơn 300 giấy xác nhận tử vong của người dân Mae Moh nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm từ nhà máy điện than ở Mae Moh. Chị hỏi chủ tịch ADB một câu hỏi khó: “Ông cảm thấy thế nào khi tiền đóng thuế của mình và người dân Nhật Bản đem cho vay đã giết chết 300 người dân Mae Moh?”. ADB sau đó đã ngưng hoàn toàn các khoản cho vay với dự án Mae Moh.

Chị Maliwan với hơn 300 giấy chứng tử của người dân Mae Moh trong kỳ họp lần 40 của ADB tại Nhật – Ảnh: Greenpeace

Tiếp tục đọc “Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa – 5 kỳ”

Công viên, quãng nhớ mông lung

?

Sáng này, nghe tôi than cái cột sống lưng thoái hóa, không thể đi bộ quãng đường xa, anh sui Ngọc Thành chỉ đưa tôi ra trạm xe bus ngay trước nhà để lên Cabramatta uống cà phê. Ngồi cà phê Nhớ cả buổi, anh mới hỏi tôi có thể đi dạo công viên ở… hơi xa một chút được không. “Đi dạo mấy cái công viên ở vùng Cabramatta, Liverpool này thì không có gì lạ nhưng công viên ở Parramatta thì đặc biệt tĩnh lặng. Thú vị lắm, ông đến sẽ ưng ý liền!”, anh Thành diễn giải thêm. Tiếp tục đọc “Công viên, quãng nhớ mông lung”

Sử thi Raglai – Nhìn từ phương diện chức năng thể loại

Kết quả hình ảnh cho đám cưới Raglai
Đám cưới người Raglai tại nhà trai. Ảnh: Internet

Nguyễn Thanh Tùng*

Tóm tắt:

Trong nền văn hóa lâu đời của người Raglai, sử thi (Akhát Jucàr), xét về phương diện chức năng thể loại, là những di sản có giá trị lớn về nhiều mặt.

Trong phạm vi của bài viết này, ngoài việc điểm lược những nét khái quát về tộc người và văn hóa tộc người Raglai; về thể loại sự thi (Akhát Jucàr) trong nền văn học dân gian Raglai, chúng tôi tập trung nghiên cứu, thẩm nhận bước đầu một số chức năng của sử thi trong văn hóa tộc người Raglai, xét từ phương diện chức năng thể loại:

– Bảo lưu và truyền tải  phong tục, tập quán, tín ngưỡng;

– Tái tạo, tôn vinh lịch sử, xã hội, văn hóa tộc người;

– Đảm nhận vai trò đích thực của những áng văn chương truyền miệng .

Tiếp tục đọc “Sử thi Raglai – Nhìn từ phương diện chức năng thể loại”

Những mùa cá đồng miền lũ – 4 kỳ

***
Những mùa cá đồng miền lũ – kỳ 1: Hiện tại và ký ức
03/11/2018 16:23 GMT+7

TTO – Chuyện con cá đồng nhiều ăn không hết đã lùi vào ký ức. Có cách nào để bảo tồn mỏ cá đồng châu thổ miền Tây?

Những mùa cá đồng miền lũ - kỳ 1: Hiện tại và ký ức - Ảnh 1.

Ghe ủi điện trên đồng lũ maiền Tây – Ảnh: Q.V.

Giữa đồng lũ cuối mùa bên bờ sông Tiền, sông Hậu mênh mông mà người dân thời nay phải dùng cá nuôi để làm khô, thậm chí ăn trong bữa ăn hằng ngày. Tiếp tục đọc “Những mùa cá đồng miền lũ – 4 kỳ”

Phóng sự 3 kỳ “Chuyện chó thời nay”

  • Kỳ I – Khi chó chỉ là “cầy tơ”
  • Kỳ II – Giã từ thịt chó
  • Kỳ III – Nơi chó là… bé cưng

***

Hoàng Thiên Nga

Chả có thời nào như bây giờ: nghề thịt chó đang phát đạt rầm rộ bỗng chựng phắt lại ở khắp các quốc gia. Chủ trương vận động toàn dân không ăn thịt chó vừa ra đời đã được nhiều người hoan nghênh nhiệt liệt! Còn ở các trại chó cưng, chó cảnh, nông trại chó thì khỏi nói, chó được trân quý như vua!

Kỳ I – Khi chó chỉ là “cầy tơ”

          Theo ước tính của các tổ chức bảo vệ động vật, và Liên minh bảo vệ chó Châu Á, thì Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về sở thích ăn thịt chó, với khoảng 5 triệu con chó bị xẻ thịt mỗi năm.

Chó bị nhốt để giết thịt-Ảnh của Liên minh bảo vệ chó châu Á

Tiếp tục đọc “Phóng sự 3 kỳ “Chuyện chó thời nay””