Trung Quốc không thể cản trở hàng hải quốc tế xuyên qua Eo biển Đài Loan

. .

China cannot hinder international navigation through Taiwan Strait

(Published on Pacific Forum on June 22, 2022)
Trung Quốc không thể cản trở hàng hải quốc tế xuyên qua Eo biển Đài Loan

(Đăng trên Pacific Forum ngày 22/6/2022)
By Tran Đinh Hoanh 
Tran Đinh Hoanh is an international litigator and writer in Washington DC.
Tác giả: Trần Đình Hoành
Trần Đình Hoành
là luật sư tranh tụng quốc tế và tác giả viết sách tại Washington DC.

During China Foreign Ministry Spokesperson Wang Wenbin’s Regular Press Conference on June 13, he responded to a Bloomberg question concerning the legal status of the Taiwan Strait. Asked about Chinese military officials’ contention that the Taiwan Strait does not constitute “international waters,” he said that Taiwan is “an inalienable part of China’s territory. …According to UNCLOS and Chinese laws, the waters of the Taiwan Strait, extending from both shores toward the middle of the Strait, are divided into several zones including internal waters, territorial sea, contiguous zone, and the Exclusive Economic Zone. China has sovereignty, sovereign rights and jurisdiction over the Taiwan Strait.”

He went on to say that calling the strait international waters is “a false claim” by “certain countries” searching for a pretext for “threatening China’s sovereignty and security.”

However, while the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) does not use the phrase “international waters” most waters, even territorial seas and exclusive economic zones (EEZs), can be used for international navigation.

Instead, the relevant UNCLOS terms concerning movement through the Taiwan Strait are that it is a “transit passage” through a strait used for “international navigation.”

The Taiwan Strait’s importance as a shipping channels is well-documented: it links major economies such as China, Japan, South Korea, Southeast Asia, India, among others. Maritime traffic on the Strait has also increased drastically in recent years. The Strait’s width is approximately 220 nautical miles at its widest, meaning that for both China and Taiwan, it falls within the 200 nautical miles afforded to all countries for their EEZs. Because the Strait is “used for international navigation between one part of the high seas or an exclusive economic zone and another part of the high seas or an exclusive economic zone,” as defined by Article 37 of UNCLOS, “all ships and aircraft enjoy the right of transit passage, which shall not be impeded.”
Trong Họp báo Thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân vào ngày 13 tháng 6, ông đã trả lời câu hỏi của hãng thông tấn quốc tế Bloomberg về tình trạng pháp lý của Eo biển Đài Loan. Khi được hỏi về luận điểm của các quan chức quân sự Trung Quốc rằng Eo biển Đài Loan không là “các vùng nước quốc tế”, ông nói rằng Đài Loan là “một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. …Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và luật Trung Quốc, các vùng nước của Eo biển Đài Loan, mở rộng từ cả hai bờ hướng đến giữa Eo biển, được chia thành vài vùng bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, và Vùng Độc quyền Kinh tế. Trung Quốc có chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và thẩm quyền tài phán đối với Eo biển Đài Loan”.

Ông tiếp tục nói rằng việc gọi eo biển là vùng nước quốc tế là “tuyên bố sai” bởi “các quốc gia nào đó” đang tìm cớ “đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, trong khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) không dùng cụm từ “vùng nước quốc tế” thì đa số các vùng nước, ngay cả lãnh hải và vùng độc quyền kinh tế (EEZ), đều có thể được sử dụng cho hàng hải quốc tế.

Thay vào đó, từ ngữ UNCLOS liên quan đến việc di chuyển xuyên qua Eo biển Đài Loan là “quá cảnh” xuyên qua một eo biển được sử dụng cho “hàng hải quốc tế”.

Tầm quan trọng của Eo biển Đài Loan như là một kênh vận chuyển đã được ghi nhận rõ ràng: Eo biển liên kết các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ và các nền kinh tế khác. Giao thông hàng hải trên Eo biển cũng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Chiều rộng của Eo biển khoảng 220 hải lý tại điểm rộng nhất, nghĩa là đối với cả Trung Quốc và Đài Loan, nó nằm trong phạm vi 200 hải lý dành cho mọi quốc gia như là vùng độc quyền kinh tế của họ. Vì Eo biển này “được sử dụng cho mục đích hàng hải quốc tế giữa một phần của biển cả hoặc một vùng độc quyền kinh tế và một phần khác của biển cả hoặc một vùng độc quyền kinh tế”, theo định nghĩa của Điều 37 của UNCLOS, “mọi tàu và máy bay đều có quyền quá cảnh, mà không bị cản trở.”
Transit passage

Transit Passage is very well-founded in UNCLOS. According to Article 38, it “means the exercise of…the freedom of navigation and overflight solely for the purpose of continuous and expeditious transit of the strait.”

One may observe that this right of transit passage merely repeats all states’ freedom of navigation and overflight within any state’s EEZ (as spelled out in Article 58) as well as in the high seas (according to Article 87).

Thus, the right of all States to navigate and fly over to transit, in this case, the Taiwan Strait, is very well defined in international law, and shall not be impeded by China or any other state.
Quá cảnh

Quá cảnh có cơ sở rất vững chắc trong UNCLOS. Theo Điều 38, quá cảnh “nghĩa là thực hiện… quyền tự do hàng hải và tự do bay bên trên chỉ nhằm mục đích quá cảnh liên tục và nhanh chóng qua eo biển.”

Người ta có thể thấy rằng quyền quá cảnh này chỉ lặp lại quyền tự do hàng hải và tự do bay bên trên của tất cả các quốc gia trong vùng độc quyền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào (như được nêu trong Điều 58) cũng như trong biển cả (theo Điều 87).

Do đó, quyền của tất cả các Quốc gia được hải hành và bay qua để quá cảnh, trong trường hợp này, là Eo biển Đài Loan, được xác định rất rõ trong luật quốc tế, và Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác đều không có quyền cản trở.
Long-standing international conventions

In addition, UNCLOS recognizes “the legal regime in straits in which passage is regulated in whole or in part by long-standing international conventions in force specifically relating to such straits” (Article 35).

In the Taiwan Strait, there is a center line called the Davis median line with its origins in the 1954 US-Taiwan Mutual Defense Treaty. Even though China does not officially recognize the existence of the de facto center line, there has been a tacit understanding on both sides of the strait to respect the unofficial boundary. The line was established in 1954, and through August 2020, there was only four reported Chinese military incursions across the line.

Since September 2020, however, China has sent many airplanes into the Taiwan Air Defense Identification Zone, presumably crossing the Davis median line many times.

China may be trying to ignore the Davis median line. But its historical value in keeping the peace in the Taiwan Strait for more than half a century should be considered by an UNCLOS tribunal, in case of an eventual dispute in front of an UNCLOS panel, as “long-standing international conventions in force” that should be enforced.

In any event, China cannot do much to legally hinder or impede all States’ right of transit passage through the Taiwan Strait. China should respect the tradition of the median line, and deal with Taiwan Strait issues differently.
Các tập tục quốc tế lâu đời

Thêm vào đó, UNCLOS công nhận “chế độ pháp lý trong các eo biển trong đó việc quá cảnh được điều hành toàn bộ hoặc một phần bởi các tập tục quốc tế lâu đời vẫn đang có hiệu lực cách riêng cho các eo biển này” (Điều 35).

Ở Eo biển Đài Loan, có một đường trung tâm được gọi là đường trung tuyến Davis với nguồn gốc từ Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Hoa Kỳ-Đài Loan năm 1954. Dù Trung Quốc không chính thức công nhận sự tồn tại của đường trung tâm trên thực tế (de facto), nhưng cả hai bên eo biển đã ngầm hiểu để tôn trọng ranh giới không chính thức này. Đường trung tuyến Davis được thiết lập vào năm 1954, và đến tháng 8 năm 2020, chỉ có 4 cuộc tấn công quân sự vượt qua đường trung tuyến của Trung Quốc được báo cáo.

Tuy nhiên, từ tháng 9 năm 2020, Trung Quốc đã đưa nhiều máy bay vào Vùng Nhận dạng Phòng không Đài Loan, có lẽ đã vượt qua đường trung tuyến Davis nhiều lần.

Trung Quốc có thể đang cố lờ đường trung tuyến Davis. Nhưng giá trị lịch sử của nó trong việc giữ hòa bình ở Eo biển Đài Loan trong hơn nửa thế kỷ nên được tòa UNCLOS xác nhận, trong trường hợp tranh chấp trong tương lai có thể xảy ra trước thẩm phán đoàn UNCLOS, như là “các tập tục quốc tế lâu đời vẫn đang có hiệu lực” nên được thực thi.

Dù sao đi nữa, Trung Quốc không thể làm gì nhiều để cản trở hoặc cản trở hợp pháp quyền quá cảnh của mọi Quốc gia xuyên qua Eo biển Đài Loan. Trung Quốc nên tôn trọng truyền thống của đường trung tuyến, và giải quyết các vấn đề Eo biển Đài Loan một cách khác hơn.
Innocent passage

In addition to the right of transit passage with freedom of navigation and overflight through the Strait in the EEZ and high seas, Article 45 says ships of all states also enjoy the right of innocent passage (in other words, not engaged in prohibited activities) through China’s (and Taiwan’s) territorial sea within the Taiwan Strait.

In other words, China cannot claim the Taiwan Strait as its own waters, be they territorial seas or EEZ, just to hinder international navigation.
Đi qua vô hại

Thêm vào quyền quá cảnh với tự do hàng hải và tự do bay bên trên xuyên qua Eo biển trong vùng độc quyền kinh tế và biển cả, Điều 45 nói rằng tàu thuyền của mọi quốc gia cũng được hưởng quyền đi qua vô hại (nói cách khác, không tham gia vào các hoạt động bị cấm) xuyên qua lãnh hải của Trung Quốc (và của Đài Loan) trong Eo biển Đài Loan.

Nói cách khác, Trung Quốc không thể tuyên bố Eo biển Đài Loan là các vùng nước của riêng Trung Quốc, dù là lãnh hải hay vùng độc quyền kinh tế, chỉ để cản trở hàng hải quốc tế.
 (Phạm Thu Hương dịch)
…………………………………………………………………………….

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s