Tiếng Việt từ thế kỉ 17 – từ Luận Phép Học đến Khoa Học (phần 27)

Các thừa sai Dòng Tên đầu thế kỷ 17 học và ký âm tiếng Việt

Nguyễn Cung Thông[1] 

Phần này bàn về cụm danh từ “khoa học” trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay.

Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn “The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies” (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.

Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt hay Hán).

1. ‘Khoa học’ trong Phép Giảng Tám Ngày 

Xuất bản năm 1651, Phép Giảng Tám Ngày ghi lại nhận xét của LM de Rhodes về nền khoa học ở Ấn Độ, nơi ông ở ba năm rưỡi, và nền khoa học ở Trung Hoa vào đầu TK 17 – xem trang 108 PGTN chụp lại ở bên dưới

File:Phép giảng tám ngày.pdf

Phần tiếng Việt của trang 108 dịch chữ La Tinh scientias là luận phép học (PGTN ghi là lŏên hay luân không có dấu nặng 2 ), danh từ scientia có các nghĩa là kiến thức, tri thức, kĩ năng và là gốc của tiếng Anh/Pháp science (khoa học). Danh từ La Tinh scientia lại có gốc là động từ La Tinh sciō nghĩa là biết, hiểu và có gốc tiền Ấn-Âu (Proto-Indo-European) *skey- nghĩa là cắt ra, tách ra 3 . Nghĩa gốc này không làm ta ngạc nhiên vì khi biết được A và B có
nghĩa là ta phân biệt (tách ra) được A và B như hai thực thể khác biệt, nếu không được thì A và B chỉ là một thực thể. Điều này cũng tương đồng với động từ biết 4 tiếng Việt, so với biệt HV 別 (chia ra, phân ra). VBL không ghi dạng lŏên (PGTN) nhưng có ghi dạng lüận cùng nhau (bàn luận với nhau), cách dịch luận phép học có nghĩa hơn so với luân phép học và cũng hiện diện trong bản chép tay 5 PGTN của LM Philiphê Bỉnh vào năm 1801:

Click vào đây để download toàn bài – file PDF

Click vào đây để download toàn bài – file word

 

[1] Nguyễn Cung Thông nghiên cứu tiếng Việt độc lập (Melbourne, Úc) – liên lạc nguyencungthong@yahoo.com

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s