Cận cảnh ô tô điện “made in Việt Nam”

Ô tô điện của người đàn ông ở Sài Gòn chế tạo có cửa mở ra như siêu xe, ghế ngồi ngả ra như 1 chiếc giường…

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 1.

Ông Trần Minh Tâm (56 tuổi) ngụ huyện Củ Chi, TP HCM chỉ học đến lớp 9 nhưng bằng sự mày mò, học hỏi đã chế tạo thành công chiếc ô tô điện.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 2.

Chiếc ô tô có thiết kế với chiều dài 3 m, cao 1,62 m, rộng 1,4 m, khoảng sáng gầm 23 cm, có 4 chỗ ngồi rộng rãi.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 3.
Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 4.

Chiếc ô tô có cửa hai được nâng lên cao như… siêu xe.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 5.

Bộ máy chiếc ô tô được lắp ráp hoàn toàn bằng linh kiện trong nước được ông Tâm tìm mua.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 6.

Ô tô điện có đầy đủ các bộ phận kĩ thuật, máy điều hòa, dàn âm thanh có tính năng hát karaoke với 9 loa.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 7.

Cận cảnh nơi điều khiển xe điện từ buồng lái.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 8.
Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 9.

Ghế ngồi rộng rãi, có thể ngả ra như chiếc giường.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 10.

Dàn đèn phía trước và phía sau…

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 11.

Ô tô điện lắp bảng chỉ đường bằng tiếng Việt.

Cận cảnh ô tô điện made in Việt Nam của người đàn ông học đến lớp 9 - Ảnh 12.

Ô tô này có thể chạy được 160 km một lần sạc với tốc độ tối đa 50 km/h. Ông Tâm cho biết đã gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp và đang kêu gọi những cá nhân, doanh nghiệp đầu tư để có thể sản xuất hàng loạt, tung ra thị trường.

Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô áp dụng vào năm 2018.

Đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, các doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m trong đó phải có: đoạn thẳng tối thiểu 400m, đường dốc lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng, đường đá sỏi, đường trơn ướt, đoạn cua… Ngoài ra, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000 km và phải hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng.

Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu, gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ôtô con nhập khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Advertisement

4 bình luận về “Cận cảnh ô tô điện “made in Việt Nam”

  1. Hi Hằng,

    Dùng ô tô điện có thật sự là Tiêu thụ và sản xuất bền vững không vậy Hằng?

    Đồng ý ô tô điện này không thải khói ra môi trường nhưng nếu ô tô điện sạc điện (điện từ than và thủy điện mà chúng ta đang xài) thì tổng kết lại có vẻ cũng không bền vững lắm đúng không?

    Hương

    Đã thích bởi 2 người

  2. Hi Hương,

    Hương nói đúng, dùng ô tô điện muốn bền vững lâu dài phải có nguồn điện sạc từ năng lượng tạo.

    Tuy nhiên, hiện nay kể cả nguồn điện tái tạo chưa nhiều, dùng ô tô điện vẫn tốt hơn dùng chạy xăng đặc biệt là trong thành phố vì giảm ô nhiễm, giảm ồn. Ô tô điện chạy yên lặng hơn rất nhiều so với xe chạy xăng.

    Tiền điện để xạc cho ô tô điện vẫn rẻ hơn so với tiền xăng mua xăng. Ví dụ ở châu Âu, Tiền xạc điện cho xe chạy 100km cũng chỉ tầm 2Euros tức là chưa đến 60 ngàn VNĐ. Đối vơí người chạy xe điện gần như không mất thêm chi phí chạy xe nào, vì rất nhiều nơi có điểm xạc miễn phí. Trong khi ô tô chạy xăng bình thường ở VN mất khoảng 10 lít/100 km, nếu ở VN trung bình 20 ngàn 1 lít xăng tức là tốn ít nhất 200 ngàn VNĐ

    Vấn đề chủ yếu của thị trường ô tô điện trên thế giới và VN hiện nay là

    giá ô tô điện vẫn cao hơn ô tô chạy xăng. (vì đắt ở động cơ và pin sạc), đắt gấp rưỡi/gấp đôi

    thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện. Ở các thành phố phát triển, chính quyền dựng các cột sạc điện miễn phí ở các bãi đậu xe để khuyến khích người dân chạy xe điện nhiều hơn.

    Tâm lý người đang chạy xe xăng không muốn đổi sang xe điện vì nghĩ không đáng vì giá xe điện đắt. Kể cả ở Singapore, rất phù hợp chạy xe điện nhưng tốc độ chuyển sang xe điện còn rất chậm

    Những nước đang phát triển như VN, xu thế dùng ô tô ngày càng nhiều không thể tránh khỏi thì tốt nhất là nên phát triển xe điện, Cùng lúc đẩy mạnh điện tái tạo. Trước khi quá muộn. Càng nhiều người dùng thì giá xe điện mới giảm được

    Đã thích bởi 2 người

    1. Hi Hằng,

      Cách đây chừng 13-15 năm, ở VN rộ lên dùng xe đạp điện rồi sau đó là xe máy điện. Mình hồi đó cũng định dùng xe đạp điện và xe máy điện. Nhưng khi quan sát bạn mình dùng xe máy điện, mình thấy có vẻ không được hiệu quả lắm, vì xe phải thay bình ắc quy thường xuyên (không nhớ thay bao nhiêu lần và thay như thế nào).

      Tiền thay bình ác quy trong khoảng 10 năm có vẻ cũng nhiều (xe máy điện sau khoảng 10 năm hình như đi không nổi nữa, phải vứt đi). Và rác bình ác quy ở VN hình như chưa xử lý nổi.

      Đã thích bởi 1 người

      1. Hi Hương, thực tế thì ô tô xe máy nào cũng cần có pin hay gọi là ắc quy. Không chỉ xe điện

        Ô tô xe máy chạy xăng dầu cần pin/ắcquy để đánh lửa đốt động chạy xăng dầu. Tức là có xăng có dầu nhưng cần phải có cái lửa ban đầu cho nó đốt nhiên liệu

        Ngoài ra pin/ ắc quy trong ô tô chạy xăng thì để cấp điện cho các loại thiết bị bên trong như điều hoà, đèn, radio, và phải thay thường xuyên vài năm một lần tuỳ vào số km chạy trên đường. Ví dụ như vài chụ ngàn cây só thay một lần. Nó là một phần trong bảo dưỡng. Thay ắc quy nếu là ắc quy khô như pin, đổ thêm dung dịch nếu là ăcquy ướt.

        Pin/ắc quy của xe chạy xăng chủ yếu là chì axit, lead-acid battery hiệu xuất thấp, nên thay thường xuyên hay không còn phụ thuộc vào người dùng xe, điều kiện thời tiết, đường xá

        Còn pin dành cho xe điện thì chủ yếu là Nickel, Lithium-ion, được cải tiến tốt hơn nhiều về vòng đời và công suất, tuy nhiên vẫn phải thay tầm 5-10 năm một lần.

        Khi tái chế người ta tìm cách lấy lại kim loại có ở các cực của ắcquy, đây là lý do tại sao độc hại nếu làm thủ công như ở VN. Nếu tái chế có tổ chức, quản lý tốt thì đảm bảo an toàn. Tại Nhật các công ty điện tử sẽ cho người đến thu gom/mua lại thiết bị cũ để mang về dây chuyền tái chế.

        Như bài đưa ra ở đây, thực tế thế hệ xe ô tô phát minh đầu tiên là xe điện. Nhưng sau đó dàu mỏ được phát hiện ra và dầu diesel quá rẻ để chạy nên dần chiếm hoàn toàn ưu thế như hiện nay. Giả sử không có dầu mỏ, hoặc ngày nay mới phát hiện ra dầu mỏ thì lịch sử xe cô và lịch sử cả thế giới cũng rất khác

        https://cvdvn.net/2018/10/01/did-you-know-the-first-cars-were-electric-nhung-chiec-o-to-dau-tien-la-xe-dien-lich-su-xe-dien/

        Đã thích bởi 2 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s