Xây thêm 5 nhà máy nước để ĐBSCL ứng phó hạn mặn

 

Văn Nam, Kinh Tế Sài Gòn
Thứ Năm,  10/11/2016, 18:55 (GMT+7)
Người dân Bến Tre nhận nước hỗ trợ – Ảnh: Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong 100 năm qua, gây thiệt hại hơn 160.000 héc ta lúa và làm hơn 250.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Để ứng phó, dự kiến khu vực này sẽ có thêm 5 cụm nhà máy nước tập trung từ nay đến năm 2025.

Trên đây là thông tin được ông Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng cho biết tại hội thảo quốc tế “Các giải pháp phát triển cấp thoát nước bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ứng phó với suy thoái nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn” diễn ra tại TPHCM chiều nay (10-11).

Ông Tiến cho biết trước những diễn biến thất thường của thời tiết, với sự tham mưu các bộ ngành, ngày 8-11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đối phó với tình hình hạn mặn cho dân cư ở vựa lúa lớn nhất cả nước. Tiếp tục đọc “Xây thêm 5 nhà máy nước để ĐBSCL ứng phó hạn mặn”

ĐBSCL xây dựng chiến lược thích ứng với hạn – mặn

cewarec.org 3/2/2017

Mùa khô 2015-2016, ĐBSCL phải hứng chịu đợt hạn – mặn lịch sử chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề cho 9/13 tỉnh ven biển.

Ngay sau đợt hạn – mặn xảy ra đã có nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả đối với hạn – mặn và phát triển ổn định vùng ven biển.

Hạn – mặn nặng nề

Mùa khô 2015-2016, hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, ước tính thiệt hại 5.500 tỷ đồng, trong đó sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất với trên 160.000ha đất canh tác.

Các chuyên gia môi trường cho rằng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xem là những vấn đề hệ trọng đối với vùng ĐBSCL. Hạn mặn lịch sử 2015 – 2016 cộng với tình hình nước lũ về giảm cho thấy ảnh hưởng của sự phát triển các công trình tích nước ở thượng lưu khiến dòng chảy thay đổi trái quy luật, làm trầm trọng thêm nguy cơ cạn kiệt nguồn nước. Tiếp tục đọc “ĐBSCL xây dựng chiến lược thích ứng với hạn – mặn”

Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ động ứng phó với hạn, mặn

Baomoi

CAND 17/02/2017 08:08 GMT+7 4 liên quan

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với tự nhiên và sinh kế của hơn 20 triệu dân tại khu vực ĐBSCL là rất lớn. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khu vực ĐBSCL từ tháng 3 đến tháng 6-2017, lượng mưa giảm, khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm trước đây.

Tiếp tục đọc “Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ động ứng phó với hạn, mặn”

DỰ BÁO MẶN ĐBSCL – mùa khô 2016-2027

DỰ BÁO MẶN ĐBSCL

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam kính gửi đến quý cơ quan Báo cáo Dự báo mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2016-2017 (cập nhật lần thứ 4, giữa tháng 1/2017). [23/01/2017]

 

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam kính gửi đến quý cơ quan Báo cáo Dự báo mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2016-2017 (cập nhật lần thứ 4, giữa tháng 1/2017).
Quý cơ quan, các chị và các anh vui lòng download file đính kèm.

   Xem chi tiết

Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam

Đồng bằng Sông Cửu Long lo chống hạn, mặn từ đầu mùa khô

SGGP Thứ hai, 09/01/2017, 08:39 (GMT+7)

Nước mặn vừa xuất hiện ở Bến Tre, cùng với dự báo đợt hạn, mặn năm 2017 sẽ sớm hơn trung bình nhiều năm đang đặt ĐBSCL trước những thử thách. Để tránh những thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng như năm ngoái, các tỉnh đang khẩn trương triển khai phòng chống hạn, mặn ngay từ đầu mùa khô.

Lo mặn xâm nhập từ hai hướng

Vùng ĐBSCL hiện đóng góp trên 60% tổng sản lượng lương thực (hơn 90% cho xuất khẩu), cung cấp khoảng 70% lượng trái cây, trên 40% sản lượng thủy sản đánh bắt và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Thế nhưng, 4 mặt hàng sản xuất nông nghiệp chủ lực của ĐBSCL gồm tôm, lúa, mía, cây ăn trái đã bị thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng trong đợt hạn, mặn lịch sử năm 2016.

Nhưng khi thiệt hại chưa kịp khắc phục, thì bước sang trung tuần tháng Chạp, người dân ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã lo nước mặn xâm nhập do ở đây chưa có công trình cống đập bảo vệ. Bà Nguyễn Thị Thùa, ngụ ở ấp 7 cho biết, không có công trình ngăn mặn, nước mặn tràn về thì sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân sẽ ảnh hưởng lớn. Trong khi đó, dự báo của ngành chức năng, tình trạng xâm nhập mặn sẽ không thua đầu năm 2016.

Nông dân Bạc Liêu xuống giống sớm vụ Đông-Xuân để né hạn, mặn. Ảnh: QUANG HÙNG

“Tầm ngày 27-29 tết năm ngoái, triều cường dâng cao, kèm theo nước mặn đã tràn vào làm thiệt hại cho hoa màu, lúa đông xuân, vườn cây ăn trái của người dân nơi đây, trong đó có gia đình tôi. Còn mới đây, triều cường cũng lên cao, 1ha khóm của gia đình bị ngập lên 1 tấc nước”, bà Thùa nói. Cận nhà bà Thùa, bà Võ Thị Léo, cũng “đứng ngồi không yên” vì 1ha vườn cây ăn trái (400 cây quýt và 1.000 cây cam sành đang cho trái). Bà Léo lý giải: “Vườn cây ăn trái này rất nhạy cảm với nước mặn, nếu mặn đến bất ngờ thì nguy cơ mất trắng. 400 cây quýt đã có khách hàng đặt mua trước, nếu nước mặn đến sớm thì tôi không biết lấy đâu ra lượng trái để giao cho khách”. Ông Trịnh Bạch Duyên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Viễn A, cho hay, những lo lắng và phản ánh của người dân là có cơ sở. UBND xã đã kiến nghị ngành chức năng tỉnh sớm xây dựng tuyến đê bảo vệ sản xuất và ngăn mặn trong thời gian tới.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay nguồn nước đầu nguồn thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,9 – 1m. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn sẽ gay gắt. Hậu Giang là địa phương nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, có địa hình trũng thấp, ảnh hưởng của 2 thủy triều biển Đông và biển Tây nên thường chịu tác động của xâm nhập mặn. Ngay từ cuối tháng 11-2016, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành kế hoạch yêu cầu các địa phương trong tỉnh chủ động ứng phó với hạn, mặn bất thường vào những tháng mùa khô sắp tới, đặc biệt là xây dựng các đập thời vụ ngăn mặn. Loại đập này đã mang lại hiệu quả cao tại TP Vị Thanh trong đợt mặn đầu năm 2016. Hiện ngành nông nghiệp cùng các địa phương bố trí cán bộ đo độ mặn mỗi ngày để kịp thời xây dựng các đập thời vụ, đóng các hệ thống cống ngăn mặn.

Chuẩn bị “sống chung với hạn, mặn”

Hiện các tỉnh dọc theo sông Tiền và sông Hậu đang khẩn trương triển khai các biện pháp để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tỉnh Tiền Giang đã lập đoàn công tác khảo sát tình hình xâm nhập mặn dọc sông Tiền. Theo ghi nhận, độ mặn hiện vẫn ở mức nhẹ hơn so với cùng kỳ năm 2016, nhưng do lượng mưa ít, gió chướng gia tăng nên nước mặn có khả năng sẽ sớm xâm nhập vào nội đồng trong thời gian tới. Tỉnh đang gấp rút triển khai các biện pháp phục vụ sản xuất lúa đông xuân 2016 – 2017 tại vùng dự án Ngọt hóa Gò Công; đồng thời yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi cũng như chính quyền các địa phương rà soát kế hoạch vận hành công trình để bổ sung, phù hợp với tình hình thực tế, đẩy mạnh việc trục vớt lục bình; ngoài ra, tăng cường giữ gìn vệ sinh nguồn nước, chủ động chống rò rỉ mặn và xây dựng kế hoạch bơm chuyền từ các tuyến kênh để đối phó với hạn, mặn.

Người dân Cà Mau trữ nước ngọt ngay từ đầu mùa khô. Ảnh: NGỌC CHÁNH

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, sau đợt hạn, mặn năm 2016, ngành nông nghiệp đã nhiều lần họp, bàn đưa ra các giải pháp ứng phó trong tương lai. Hiện mực nước đầu nguồn xuống thấp nên dự báo sẽ không đảm bảo nước cho sản xuất. Trước mắt, tỉnh Kiên Giang giao cho Chi cục Thủy lợi đóng tất cả các cống ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương để giữ nước, đồng thời theo dõi sát diễn biến thời tiết, xâm nhập mặn để có biện pháp đắp đập tại kênh T3 – Hòa Điền và kênh Nhánh.

Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng là các tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất khi hạn, mặn khốc liệt. Các tỉnh này đang khẩn trương lo tích nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, yêu cầu các công ty cấp nước sửa chữa, nâng hệ thống cấp nước đang quản lý, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở các vùng khó khăn.

Năm ngoái, dù đã có những dự báo sớm về hạn, mặn khốc liệt nhưng nhiều tỉnh trong vùng vẫn chuyển bộ khá chậm, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng. Do đó, chính quyền và người dân ĐBSCL phải ở tư thế “sống chung với hạn, mặn”, mọi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải tính đến yếu tố hạn, mặn. Các giải pháp ứng phó được lãnh đạo các địa phương nhấn mạnh, gồm: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng thích ứng với tình hình hạn, mặn; kiểm tra toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi; kịp thời bồi đắp bờ bao còn yếu, thấp, xử lý bờ, đập bị rò nước; sửa chữa nắp cống bị hư hỏng, nạo vét kênh, mương, đặc biệt là kênh tạo nguồn, nhằm bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt; cập nhật thông tin về diễn biến mực nước ở các tỉnh đầu nguồn và độ mặn trên các sông, rạch chính, dự báo và thông tin kịp thời nhằm phục vụ hữu hiệu cho công tác phòng chống hạn, mặn.

CAO PHONG

 

Hạn mặn năm 2016 – 8 tỉnh ở miền Tây công bố thiên tai hạn mặn

Zing 10/03/2016

Sau Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cà Mau, có thêm 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh công bố thiên tai hạn mặn.

Sáng 10/3, ông Trần Trung Hiền – Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện mực nước dự trữ trong nội đồng xuống thấp từ 0,25 đến 0,6 m. Trên các kênh trục chính độ mặn dao động 1,5 đến 2‰; trong hệ thống kênh cấp II, cấp III độ mặn đã vượt ngưỡng 2‰.

Dự báo đến hết tháng 4/2016, Trà Vinh không còn cống nào có khả năng lấy nước ngọt, tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất sẽ rất nghiêm trọng.

Vụ đông xuân, Trà Vinh có khoảng 23.690 ha lúa hư hỏng, tập trung ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Châu Thành, Duyên Hải và TP Trà Vinh. Hơn 366 ha nuôi tôm sú của người dân ở Duyên Hải, Cầu Ngang và thị xã Duyên Hải thiệt hại. Độ mặn tăng cao đột ngột đã khiến hàng chục hộ nuôi cá lóc ở xã Định An và Đại An (Trà Cú) bị ảnh hưởng trên diện tích 1,38 ha. Tiếp tục đọc “Hạn mặn năm 2016 – 8 tỉnh ở miền Tây công bố thiên tai hạn mặn”

Hạn mặn miền Tây: Sao phải ngăn mặn cấy lúa?

Zing 15/03/2016

Mặn đang xâm nhập sâu vào các tỉnh miền Tây khiến nông dân lo lắng. Tuy nhiên, GS Võ Tòng Xuân cho rằng “phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với con tôm”.

Theo thông tin từ Văn phòng công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ, những ngày qua, độ mặn đo được trên sông Hậu ở địa phương này luôn ở mức trên 2.000 mg/l (2‰). Đây là điều chưa từng có trong lịch sử địa phương.

Tình trạng ngập mặn đang diễn ra ngày càng gay gắt khắp miền Tây, dưới tác động của El Nino kéo dài. Cơ quan chức năng dự báo, nước mặn và hạn hán đến tháng 6, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản và có đến khoảng 1 triệu người trong vùng thiếu nước sạch.

Thế nhưng, GS Võ Tòng Xuân lại có cái nhìn khác, không bi quan về thực trạng này.

Han man mien Tay: Sao phai ngan man cay lua? hinh anh 1
Lúa chết vì nhiễm mặn ở thị xã Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh: Việt Trung.

Tiếp tục đọc “Hạn mặn miền Tây: Sao phải ngăn mặn cấy lúa?”

ĐBSCL tìm giống lúa có khả năng chống chịu với hạn, mặn

Chủ nhật, 12:00, 06/03/2016

VOV.VN – Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì việc tạo ra các giống lúa chống hạn, mặn được xem là lối ra cho người trồng lúa ở ĐBSCL.

ĐBSCL – vựa lúa của cả nước – đang gánh chịu những thiệt hại nặng nề do khô hạn và xâm nhập mặn kỷ lục trong gần 100 năm qua. Trong bối cảnh này, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì việc nghiên cứu, lai tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu với hạn, mặn được xem là lối ra cho người trồng lúa nơi đây. Công việc này đã và đang được các nhà khoa học ở các viện, trường, các địa phương trong vùng đặc biệt quan tâm.

Những ngày này, khi hạn mặn đang diễn ra gay gắt tại ĐBSCL, thì tại trang trại Vườn Me ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Anh hùng lao động-Kỹ sư Hồ Quang Cua, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, cùng các cộng sự của mình cũng đang tất bật hết ra ruộng xem lúa, lại vào nhà quây quần bên các nồi cơm điện nấu cơm để so sánh chất lượng các giống lúa do mình lai tạo ra.

Tiếp tục đọc “ĐBSCL tìm giống lúa có khả năng chống chịu với hạn, mặn”

Một số giống lúa chịu mặn nổi bật

hoinongdan.org – 11/03/2016
Vừa qua Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã chỉ đạo các viện thành viên (Viện Lúa ĐBSCL và Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu cao với điều kiện mặn.
OM6976, giống lúa “nữ hoàng xuất khẩu”

Trước diễn biến gia tăng mức độ xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, vừa qua Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã chỉ đạo các viện thành viên (Viện Lúa ĐBSCL và Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu cao với điều kiện mặn.

Trước mắt, VAAS đã yêu cầu các viện thành viên rà soát và lựa chọn các giống đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và chứng minh được khả năng chống chịu mặn khá để kịp thời phục vụ cho sản xuất vụ hè thu năm 2016. Xin giới thiệu cùng bạn đọc đặc điểm của một số giống nổi bật: Tiếp tục đọc “Một số giống lúa chịu mặn nổi bật”

Đoàn tham quan “Vùng Lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang”

Đại diện Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển nông thôn,  Đại học An Giang (TT NC&PTNT) đã hỗ trợ nhóm cán bộ của Trung tâm Quản lý nước và BĐKH, trường Đại học Quốc Gia TP.HCM cùng chuyên gia Hà Lan thực hiện chuyến tham quan Vùng lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong khuôn khổ Hội thảo “Quản lý tài nguyên nước cùng với những thách thức trong việc thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH) tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ”, vào ngày 06/02/2015 với mục đích phát triển kế hoạch nghiên cứu năm 2015 cho Dự án NICHE/VNM 104 do Chính phủ Hà Lan tài trợ.

Thành phần tham dự chuyến tham quan gồm có: Đại diện của Trung tâm Quản lý nước và BĐKH, trường đại học Quốc Gia TPHCM ông Trần Dũng – Chuyên viên nghiên cứu, cô Vũ Thị Thu Hà – Phiên dịch viên, cô Trần Ngọc Khánh An – Chuyên viên nghiên cứu; ông Christ Seijer – Chuyên gia nghiên cứu Hà Lan thuộc Dự án  NICHE/VNM 104 và 02 cán bộ đại diện của TTNC&PTNT.

Đại diện Trung tâm NC&PTNT dẫn đoàn tham quan vùng lúa mùa nổi với mục đích tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của người dân địa phương cũng như khả năng phát triển của vùng lúa mùa nổi trong thời gian tới. Tiếp tục đọc “Đoàn tham quan “Vùng Lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang””

Độc đáo giống lúa mùa nổi cao 7 mét của nông dân miền Tây

Dân trí: Giống lúa mùa nổi được người dân canh tác hàng trăm năm qua, có thể đạt đến độ cao 7m theo con nước lũ. Đặc biệt, gạo lúa mùa nổi rất thơm ngon và đảm bảo chât lượng do nông dân không dùng phân, thuốc BVTV.

Giống lúa “ăn” theo mùa lũ

Theo nghiên cứu, lúa mùa nổi được người dân canh tác trong hàng trăm năm, là giống lúa truyền thống có thể đạt đến độ cao 7m theo con nước lũ. Trong khi đó, phần lớn diện tích của tỉnh An Giang nằm ở thượng lưu vùng ĐBSCL hiện đang bị ngập lụt nhiều tháng trong năm. Tiếp tục đọc “Độc đáo giống lúa mùa nổi cao 7 mét của nông dân miền Tây”

Dấu xưa mùa nước nổi – Kỳ 3: Truyền thuyết lúa ma, lúa nổi

Thanh Niên 13/10/2013
Trong con nước trắng trời, có những loại lúa vẫn ngạo nghễ vượt nước lụt vươn lên tạo nên kỳ tích hạt lúa miền Tây.

>> Dấu xưa mùa nước nổi – Kỳ 2: Kênh Ông Kiệt
>> Dấu xưa mùa nước nổi: Sợ con rồng dữ

 

Lúa ma, lúa nổi có thân dài vượt nước lụt - d

Lúa ma, lúa nổi có thân dài vượt nước lụt – Ảnh: T.D

Những giai thoại kỳ thú

Ông Nguyễn Văn Lê (68 tuổi, ngụ thị trấn Ba Chúc, H.Tri Tôn, An Giang) nhớ lại những năm ngập lụt, người dân vùng Bảy Núi rất khổ. Họ lên núi đào khoai rừng ăn đỡ đói, số khác chống xuồng tìm lúa ma ăn. Ông Lê nói: “Nước lụt chỉ có lúa ma, lúa nổi mới chống chọi mọc trong lũ. Nhờ chúng nên lũ rút có gạo ăn, nếu không rất khổ sở”.

Nhắc tới lúa nổi, nhiều cựu lão kể, chúng còn gọi là lúa chạy nước hoặc lúa vượt nước hay lúa sạ vì chỉ sạ thẳng hạt không cấy như lúa thường. Lúa ma là lúa mọc hoang trong lũ, còn lúa nổi do người trồng. Chúng giống nhau ở điểm lũ lên cao thì các lóng lúa mọc dài vượt nước, dinh dưỡng lúa ma không bằng lúa nổi. Lúa nổi là lúa sạch bổ dưỡng nên ngày xưa khi nấu cơm, người dân lấy nước cơm rồi bỏ vào đó chút đường quậy uống. Tiếp tục đọc “Dấu xưa mùa nước nổi – Kỳ 3: Truyền thuyết lúa ma, lúa nổi”

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa

TN – 08:06 AM – 04/02/2012

Sự phân biệt, trọng nam hơn nữ xuất hiện rõ rệt ngay trong sách giáo khoa (SGK) từ bậc tiểu học.

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết , giảng viên Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí truyền thông đã có một nghiên cứu khá thú vị và đáng suy nghĩ về vấn đề này.

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa - ảnh 1
Hình minh họa trong SGK luôn đặt khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ khiến khó thực hiện về việc bình đẳng giới như yêu cầu của xã hội Tiếp tục đọc “Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa”

Nỗi buồn mẹ bên sông Đà

nguoihoabinh-com-net-dep-nhuom-rang-den-cua-nguoi-muong-3

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Truyện ngắn

Tôi vô tình được gặp mẹ trong một khách sạn.

Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đứng ở ban công tầng hai, mắt nhìn về phía xa xa, vẻ mong đợi bồn chồn…

Có lần, trong một cuộc liên hoan văn nghệ do đội văn công của khách sạn trình diễn, tôi gặp mẹ ngồi ở hàng đầu, giữa các quan khách… Tiếp tục đọc “Nỗi buồn mẹ bên sông Đà”

North Korea fires missiles, 3 reach Japan waters

SEOUL: North Korea fired multiple missiles from its Tongchang-ri region, where a missile base is located, early on Monday (Mar 6), South Korea’s military said.

The missiles – fired from the country’s east coast – flew 1,000km, the military added.

Tongchang-ri is near the North’s border with China, where the isolated state fired a long-range rocket last year that put an object into orbit and was condemned by the United Nations for violating resolutions that ban the use of missile technology.

A South Korean military official said the launch, which came at 7.36am (6.36am, Singapore time), was being analysed to determine the type of the projectile used. Tiếp tục đọc “North Korea fires missiles, 3 reach Japan waters”