Vì sao người trẻ đến núi Thị Vải để tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang?

Vũ Phượng – 11/07/2023 11:27 GMT+7

Gần đây, nhiều người trẻ rủ nhau đến núi Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) đi tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang. Việc làm này có ý nghĩa gì?

Nhiều người đến núi Thị Vải đi tam bộ nhất bái

Nhiều người trẻ đã chia sẻ lên mạng xã hội hành trình đến núi Thị Vải đi tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang để lên chùa Linh Sơn Bửu Thiền ở trên đỉnh núi. Trước đó, một số clip về người xuất gia phát nguyện đi “tam bộ nhất bái” hay “nhất bộ nhất bái” cũng xuất hiện trên các nền tảng.

Vậy tam bộ nhất bái là gì, đi tam bộ nhất bái để làm gì? PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với thầy Thích Minh Thiền, trụ trì chùa Đức Hòa (Bình Dương) về chủ đề này.

Tiếp tục đọc “Vì sao người trẻ đến núi Thị Vải để tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang?”

“Chàng hiệp sỹ núi rừng” Hoàng Hoa Trung: Dấn thân vì điều tốt đẹp cho trẻ em bản xa

Báo đầu tưThanh Hương – 29/01/2023 08:08

Không có khó khăn nào làm khó hành trình thiện nguyện được xác định là trọn đời của “chàng hiệp sỹ núi rừng” Hoàng Hoa Trung.

Những “bữa cơm kẹp con chữ”

Cuối tháng 11/2022, sáng kiến “Hệ sinh thái nuôi em” của Hoàng Hoa Trung đã được trao giải A Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng. Lời nhận xét “là một trong những chương trình thiện nguyện hướng tới trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa có phương thức hoạt động giàu tính sáng tạo, tính lan tỏa cao, minh bạch và đã triển khai trong thời gian dài, mang lại hiệu quả quan trọng” khiến Trung thêm phấn trấn.

Ở tuổi 32, Hoàng Hoa Trung vẫn tràn đầy nhiệt huyết như khi 17 tuổi – lúc bắt đầu bước vào hoạt động thiện nguyện, khi lần đầu tận mắt nhìn thấy những lớp học cắm bản được dựng tạm bợ bằng tranh, tre, nứa, lá; thấy nhiều em học sinh không thể đến trường; thấy hình ảnh các cô giáo mỗi sáng đi mấy cây số đường rừng gọi từng em đi học…

Tiếp tục đọc ““Chàng hiệp sỹ núi rừng” Hoàng Hoa Trung: Dấn thân vì điều tốt đẹp cho trẻ em bản xa”

We were Made for These Times – Chúng ta được sinh ra cho thời đại này.

***

Bạn tôi ơi, đừng nản lòng. Chúng ta được tạo ra cho thời điểm này. Gần đây tôi nghe từ rất nhiều người rằng họ đã hoang mang tận cùng thế nào. Họ lo ngại về tình trạng của mọi thứ trong thế giới của chúng ta ngày nay. Mỗi ngày, những thứ quan trọng nhất của con người văn minh trở nên tệ hơn và mang đến đầy sự kinh ngạc và tức giận.

Tuy nhiên, tôi kêu gọi bạn, nhắc nhở bạn, khuyên nhủ bạn, đừng tiêu tốn cạn kiệt tinh thần của mình bằng cách than van về thời điểm khó khăn này. Đặc biệt, đừng mất đi hy vọng. Và quan trọng hơn, chúng ta được sinh ra cho thời đại này. Đúng vậy. Trong suốt nhiều năm qua, chúng ta đã học, thực hành, được đào tạo và chỉ chờ đợi để đối mặt với cuộc chạm trán này.

Hãy nhìn ra phía trước, có hàng triệu con tàu linh hồn công chính trên biển cùng bạn. Ngay cả khi lớp vỏ tàu của bạn rung lắc vì từng con sóng trong trận bão này, tôi cam đoan rằng những thanh gỗ dài làm nên mũi tàu và đuôi lái của bạn đến từ một khu rừng vĩ đại. Loại gỗ có lõi sợi dài đó đã được biết đến để chịu đựng bão táp, để giữ vững, tự bảo vệ và tiến lên, bất chấp mọi thử thách.

Trong những thời điểm u tối, có xu hướng nghiêng về sự chán nản vì thế giới này đang sai lạc hoặc chưa được sửa chữa. Đừng tập trung vào đó. Cũng có xu hướng yếu lòng khi đắm chìm vào những điều nằm ngoài tầm với của bạn, những điều vẫn chưa thể xảy ra. Đừng tập trung vào đó. Đừng lãng phí những cơn gió lớn mà lại không giúp cánh buồm giương cao.

Nhiệm vụ của chúng ta không phải là giải quyết mọi vấn đề của thế giới trong một lần, mà là vươn dài tay ra để sửa chữa phần của thế giới mà chúng ta có thể tiếp cận. Bất kỳ điều nhỏ bé, bình lặng nào mà một linh hồn có thể làm để giúp linh hồn khác, để hỗ trợ một phần của thế giới đau khổ khốn khó này, đều hết sức có ích. Chúng ta không biết rằng những hành động nào hoặc do ai, sẽ làm cho sự thay đổi đạt được khối lượng tới hạn để chuyển dịch theo chiều hướng tốt đẹp bền vững.

Điều cần thiết để thay đổi mạnh mẽ là một sự tích lũy của những hành động, thêm vào, tiếp tục thêm nữa. Chúng ta biết rằng không cần tất cả mọi người trên Trái Đất để mang lại công lý và hòa bình, mà chỉ cần một nhóm nhỏ, quyết tâm không bỏ cuộc trong cơn bão đầu tiên, thứ hai hoặc thứ một trăm.

Một trong những hành động yên bình và mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm để can thiệp vào thế giới đầy bão táp là đứng lên và tỏ bày linh hồn của bạn. Linh hồn đang tỏa sáng giống như vàng trong những thời điểm tăm tối. Ánh sáng của linh hồn gửi ra những chớp sáng, đánh lên những tia lửa, góp thành những ngọn lửa, và bùng cháy. Tỏ bày ngọn đèn của linh hồn trong những thời điểm đầy bóng tối như thế này – mạnh mẽ và có lòng từ bi đối với người khác; cả hai đều là những hành động của sự dũng cảm lớn lao và cần thiết nhất.

Tiếp tục đọc “We were Made for These Times – Chúng ta được sinh ra cho thời đại này.”

Squid Game và “thế hệ từ bỏ” của Hàn Quốc

XUÂN TÙNG 2/11/2021 6:05 GMT+7

TTCT Trong bộ phim Hàn Quốc đình đám vừa ra mắt trên Netflix Squid Game (Trò chơi con mực), hàng trăm con nợ đường cùng tình nguyện tham gia một trò chơi sinh tử, nơi người thắng chung cuộc lĩnh hàng chục triệu đô, còn kẻ thua ngay lập tức bỏ mạng. Liệu thực tế xã hội Hàn Quốc có bế tắc đến vậy?

 Người Hàn Quốc biểu tình trong trang phục Squid Game.

Ngày 20-10, một nhóm người biểu tình đã diện đồng phục, mặt nạ lính trong Squid Game xuống đường phố Seoul nhằm yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc cải thiện tình trạng sống bế tắc của người lao động – một đề tài được đề cập xuyên suốt bộ phim. 

Tiếp tục đọc “Squid Game và “thế hệ từ bỏ” của Hàn Quốc”

Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch

moet – 06/05/2021

CLB ngoại ngữ cộng đồng vừa được tổ chức miễn phí tại Nghệ An. Người học là bà con dân tộc thiểu số vùng du lịch.

Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch
Ngoài dạy tiếng Anh cho người dân, CLB còn hỗ trợ giao tiếp tiếng Anh cho học sinh và giáo viên tại Nam Đàn, Nghệ An


Lớp học không đặt mục tiêu cao, mà chỉ mong muốn “phổ cập” tiếng Anh giao tiếp đơn giản, cơ bản cho người dân để phát triển ngành nghề của mình phù hợp với bối cảnh mới.

Tiếp tục đọc “Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch”

Phim độc lập – những giấc mộng chưa gặp thời

VNE – Thứ hai, 10/5/2021, 12:15 (GMT+7)

Tốt nghiệp khoa Đạo diễn Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, như nhiều đồng môn, Đinh Thụy đang là đạo diễn phim quảng cáo. Việc ai đó trở thành đạo diễn điện ảnh sau khi học đạo diễn điện ảnh ở Việt Nam là điều “vô cùng hiếm hoi”, cô nói. Hầu hết đều làm việc khác hoặc giữ nghề bằng các thước phim quảng cáo, nhưng phần nhiều trong số đó, theo Thụy, vẫn đang nuôi ước mộng cùng điện ảnh.

Trong một quãng thời gian ngắn chỉ vài tháng của năm 2019, Đinh Thụy chứng kiến hơn một người bạn của mình tự sát. Họ đều còn trẻ. Trong cơn chấn động, Thụy quay cuồng trong những câu hỏi, và nhận ra chính mình, hay rất nhiều bạn bè quanh mình không quan tâm đủ nhiều đến chứng trầm cảm của tuổi trẻ.

Sau cú sốc, Thụy quyết định tăng cường độ làm việc để giải quyết việc công ty, dành thời gian viết một kịch bản. Bối cảnh mở đầu là một cuộc tự sát. Nhân vật chính tỉnh dậy sau cuộc tự sát bất thành, đối mặt với những câu hỏi khác về ý nghĩa sống.

Tiếp tục đọc “Phim độc lập – những giấc mộng chưa gặp thời”

The millennials changing the face of sex education in Vietnam

Tu Nguyen gave up a sought-after job in a mission to help young people in Vietnam better understand sex and sexuality.

aljazeera.com – by 9 May 2020

Students attend a WeGrow Edu sex education learning camp for children from 12 to 15 years [WeGrow Edu team]
Students attend a WeGrow Edu sex education learning camp for children from 12 to 15 years [WeGrow Edu team]
Tu Nguyen never had a formal sex education (sex-ed) class at his school in Hanoi, nor was he trained as an educator on the subject, but he and his team have set out to change the face of sex-ed in Vietnam.

Tu, Linh Hoang, Thu Ha and Ngoc Nguyen cofounded startup WeGrow Edu (WE) in their early 20s with the ambitious goal of empowering children and young people from the ages of five to 24 to better understand sex and sexuality. Tiếp tục đọc “The millennials changing the face of sex education in Vietnam”

Vietnamese teenage girl runs project that brings light to the blind

tuoitrenews – Saturday, March 16, 2019, 21:42 GMT+7
Penny (left) is pictured with one of the patients her project has helped. Photo: See Again Project

At just 16 years old, while most girls her age were out roaming shopping malls or hanging out in parks, Penny, an eleventh grader at Saigon South International School, was choosing to spend her weekends working on a charity project aimed at helping the blind regain their sight.

Penny, whose real name is Pham Thien Tam, has spent the last few years waking up at 4:30 am each weekend morning to prepare for a long day with her mother and friends helping other at the Nguyen Trai Eye Hospital in Ho Chi Minh City.

The group’s project, named “See Again”, is aimed at raising funds for optic surgery expenses at the hospital so that needy patients are able to undergo the procedure free of charge. Tiếp tục đọc “Vietnamese teenage girl runs project that brings light to the blind”

Điều ước cho đất nước năm 2019

  1. Xóa ISDS trong các hiệp ước quốc tế.

ISDS là điều khoản cho phép một nhà đầu tư nước ngoài chống lại luật quốc gia chủ nhà (như luật Việt Nam) và kiện chính phủ quốc gia chủ nhà (như chính phủ Việt Nam) qua một hội đồng trọng tài quốc tế xét xử theo quy định của một hiệp nước đã có với Việt Nam (như CPTPP, Hiệp định thương mại EU-VN, và nhiều hiệp ước thương mại song phương đã ký). Tiếp tục đọc “Điều ước cho đất nước năm 2019”

The peddler girl from Sa Pa who made it big

VNE – October 9, 2018 | 01:22 pm GMT+7

She was named by Forbes Vietnam as one of the 30 most influential under-thirty in the country.

Tan Thi Shu was born in 1986 in a poor H’Mong family in Sa Pa, a beautiful mountainous town in the northern province of Lao Cai.

Her family was in fact so poor it could only afford one meal a day. She started working at the age of 12, selling brocade fabric. A year later, like most of her peers, she became a peddler in Sa Pa.

Her mind was always teeming with unanswered questions: “Why are my parents so poor? Why am I different from the rest? Why can’t I go to school and have the same opportunities as others? Wherever I go, I can’t find anyone else who looks like me…”.

She recalls how self-conscious and miserable she felt when some children visiting Sa Pa made fun of her short stature and looks. Tiếp tục đọc “The peddler girl from Sa Pa who made it big”

Xem phim về những ‘nghệ sĩ’ của giảng đường trên mây

30/05/2017 17:02 GMT+7

TTODự kiến ra mắt vào mùa hè năm nay, E910 Giảng đường trên mây chắc chắn là bộ phim khác biệt nhất khi khai thác câu chuyện về những nam thanh niên ưu tú của trung đoàn không quân anh hùng 910.

Bốn thế hệ phi công chiến đấu của E910 Giảng đường trên mây - Ảnh: ĐPCC
Bốn thế hệ phi công chiến đấu của E910 Giảng đường trên mây – Ảnh: ĐPCC

Nguồn cảm hứng ấy không tự nhiên đến, nó đã âm thầm ở đâu đó trong tôi từ rất lâu khi tôi còn là một cô bé theo chân bố đi khắp các sân bay quân sự nơi ông đóng quân.

Được tiếng cánh quạt trực thăng đánh thức mỗi sáng, được ngửi mùi dầu máy thoang thoảng khắp đơn vị, được phóng tầm mắt xa thật xa đến các ụ chứa “máy bay của bố” và cảm thấy ngày mới chỉ thực sự bắt đầu với tiếng gầm rú của những chiếc Su lấp lánh cánh bạc.

Nhà sản xuất Từ Phương Thảo

Tiếp tục đọc “Xem phim về những ‘nghệ sĩ’ của giảng đường trên mây”

Khi người lớn chơi xấu

  • NGUYỄN VẠN PHÚ
  • 12.04.2018, 14:44

TTCT – Ai mà ngờ được rằng, có những nhà báo làm ở các tờ báo, đài truyền hình lớn, những chính trị gia lão luyện lại đi nói xấu, đưa tin thất thiệt về các học sinh cấp III vừa sống sót sau một cuộc xả súng làm chết nhiều học sinh khác? Những người lớn chơi xấu này đang nhận lấy điều gì?

ẢnhChiều 14-2-2018, lại một vụ xả súng diễn ra ở Mỹ, lần này tại Trường trung học Marjory Stoneman Douglas, bang Florida, 14 học sinh và 3 giáo viên thiệt mạng, hàng chục học sinh khác bị trọng thương. Tiếp tục đọc “Khi người lớn chơi xấu”

Vì sao nên chọn ngành Giới và Phát triển?

Có rất nhiều ngành nghề trong xã hội. Mỗi khi bước vào việc lựa chọn cho mình một ngành học và mong muốn gắn nó với công việc trong tương lai, bạn sẽ đối mặt với câu hỏi: Tôi nên học ngành gì?

Có nhiều bạn chọn những ngành học đang là xu hướng của xã hội, những ngành kinh doanh, ngân hàng, tài chính, v.v, với mong muốn khi ra trường sẽ dễ xin việc và có thu nhập “ổn định”. Có những bạn chọn ngành học do mong muốn và sự sắp đặt của cha mẹ, gia đình. Dù chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ về thông tin, dường như chúng ta vẫn không thực sự biết mình yêu thích và mong muốn học gì, đam mê với công việc, cống hiến như thế nào cho bản thân và xã hội.

Đã bao giờ bạn ngồi xuống, yên lặng, lắng nghe chính mình và tự hỏi: Ước mơ của tôi là gì?


Ảnh 1 – Sinh viên Khoa Giới và Phát triển trong Tọa đàm “Thấu hiểu để yêu thương” Tiếp tục đọc “Vì sao nên chọn ngành Giới và Phát triển?”

Trồng một cây

  • VŨ MỸ HẠNH – TRẦN NGUYỄN NGUYÊN – LÊ XUÂN HÀ – ĐINH QUANG SƠN – HẰNG MAI
  • TTCT – 05.03.2018, 08:54

Năm 1977, học giả Kirkpatrick Sale đã hỏi kinh tế gia người Đức E.F. Schumacher: “Dựa vào những hiểu biết sâu sắc về kinh tế, xã hội của mình, ông có thể đưa ra lời khuyên nào có tính hoàn toàn chính trị không?”. Schumacher trả lời: “Hãy trồng một cây!”.

>> Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ

Trồng một cây? Đó lại là một lời khuyên chính trị hay sao? Và đó là câu chuyện ở phương Tây nửa sau thế kỷ 20. Nhưng ở Việt Nam, nửa đầu thế kỷ 19, “trồng một cây” đã là một quyết định chính trị rồi. Theo sách Quốc sử di biên, năm 1831, vua Minh Mạng đã ban chiếu có đoạn: “Chiếu sai các thành trấn, thành phủ và đường quan đều trồng cây mít, cách 5 thước trồng một cây. Đê sông lớn, đê sông nhỏ đều trồng cây liễu; các vườn tược bỏ hoang đều phải trồng đay gai”.Đến đầu thế kỷ 21 này, khi rừng tự nhiên mất đi với tốc độ chóng mặt, lũ lụt năm sau gây hậu quả nặng nề hơn năm trước, không chuyện gì chính trị và thời sự hơn là việc “trồng một cây”. Và không gì hay hơn để bắt đầu bằng việc nghe những người trồng cây kể chuyện của họ.
TRỒNG MỘT CÂY
Bờ kè An Nhiên trước lũ. (Ảnh: trang trại An Nhiên cung cấp)

Tiếp tục đọc “Trồng một cây”

The nunchaku and a young man’s path of career

VNN – Update: November, 26/2017 – 09:00 Gripping: Lại Xuân Huy guides his club members on practising nunchaku moves. VNS Photos Trung Hiếu

Viet Nam News Endless effort and passion has enabled Lại Xuân Huy to succeed at a deadly form of martial arts. He even quit university to learn more about the ancient art from Okinawa, the home of nunchaku, two sticks joined by a short chain. Trung Hiếu reports.

As I walked through Thống Nhất Park in Hà Nội on a cool autumn afternoon, I heard strange whirring sounds behind trees in the distance.

Drawing nearer, I was surprised to find a group of about 30 young people, male and female, dressed in black. They were practising martial arts with two short wooden, metal or plastic sticks  joined by a short chain. Tiếp tục đọc “The nunchaku and a young man’s path of career”