Kiểm toán 27 dự án BOT, giảm gần 100 năm thu phí!

22/02/2017 09:08 GMT+7

TTO – Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết nhiều dự án trong số 27 dự án kiểm toán phải giảm 5-7 năm thu phí. Tổng cộng tất cả các dự án, giảm tới gần 100 năm thu phí.

Kiểm toán 27 dự án BOT, giảm gần 100 năm thu phí!
Trạm thu phí BOT của Tập đoàn Đức Long Gia Lai đặt trên quốc lộ 14 đầu vào cửa phía Nam TP Pleiku (Gia Lai) thuộc dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 từ km1610 đến cầu 110 (Gia Lai). Dự án này được đề nghị giảm 7 năm, 2 tháng, 27 ngày thu phí – Ảnh: T.B.D.

Thông tin trên được KTNN báo cáo với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT ngày 21-2. Tiếp tục đọc “Kiểm toán 27 dự án BOT, giảm gần 100 năm thu phí!”

Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác và tham vấn thường xuyên hơn giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng

twitter_cover_anti-corruption-day-1

TT – Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) – Cơ quan đầu mối quốc gia của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đánh giá cao vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội tại Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong gần một thập niên qua.

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy khuôn khổ pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam vẫn tồn tại một số trở ngại đáng kể đối với sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực này, ví dụ như Luật PCTN và Nghị định 47 chưa có quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội khác ngoài Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Tiếp tục đọc “Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác và tham vấn thường xuyên hơn giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng”

Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam – 4 bài

  • INFOGRAPHIC – Cải thiện tính liêm chính và hiệu quả khu vực công của việt nam
  • PUBLICATION – Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam
  • THÔNG CÁO BÁO CHÍ – Kiểm soát xung đột lợi ích tốt hơn có thể giúp tăng cường liêm chính và hiệu quả trong khu vực công
  • TẢI BÁO CÁO – Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam

*** Tiếp tục đọc “Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam – 4 bài”

Viết tiếp loạt bài “hàng trăm hécta rừng bị chặt, vì coi là “nghèo kiệt” ở Bình Phước: Nghìn kiểu trục lợi trên đất rừng

– 216 ĐÔNG ANH 9:27 AM, 15/09/2016

Gần 130ha rừng bị chặt hạ tại dự án chăn nuôi, trước đây của Cty CP đầu tư phát triển Sài Gòn – Bình Phước. Nay chuyển giao sang Cty TNHH MTV caosu Sông Bé.Ảnh: P.V

Với chủ trương “chuyển đổi rừng nghèo kiệt” sang trồng cây caosu; trước năm 2011, hàng chục dự án nhờ chủ trương trên đã được chính quyền tỉnh Bình Phước (BP) giao hàng ngàn hécta đất rừng. Tuy nhiên, một thực tế cay đắng đã diễn ra, các chủ đầu tư đã không thực hiện đúng cam kết. Trái lại, người ta đã mang đất dự án ra “xẻ thịt”, sang nhượng cho các cá nhân – thậm chí phá rừng, nhằm trục lợi v.v…

Tiếp tục đọc “Viết tiếp loạt bài “hàng trăm hécta rừng bị chặt, vì coi là “nghèo kiệt” ở Bình Phước: Nghìn kiểu trục lợi trên đất rừng”

Cải thiện môi trường đầu tư, ba khu công nghệ cao quốc gia phối hợp hành động để thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh

img_0382-cropped-press-release
Môi trường kinh doanh minh bạch giúp thu hút đầu tư và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng là yếu tố then chốt để đạt được môi trường kinh doanh minh bạch.

TT – Hà Nội ngày 29/9/2016 – Trong hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm Hành động tập thể tăng cường liêm chính trong kinh doanh, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch” diễn ra tại Hà Nội, đại diện của ba khu công nghệ cao (CNC) quốc gia (TP.HCM, Hòa Lạc, Đà Nẵng) cùng trao đổi về kinh nghiệm thực hiện hành động tập thể tại Khu CNC TP.HCM, đồng thời thảo luận cách thức, lộ trình để nhân rộng mô hình tại Khu CNC Hòa Lạc và Đà Nẵng. Tiếp tục đọc “Cải thiện môi trường đầu tư, ba khu công nghệ cao quốc gia phối hợp hành động để thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh”

Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng

  • Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng
  • Trung tâm Tư vấn pháp luật và Vận động chính sách (ALAC)

***

Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng

02:35 PM – 08/04/2015 TNO

(TNO) Trung tâm Tư vấn pháp luật và Vận động chính sách (ALAC) ra đời, thực hiện thí điểm tư vấn pháp luật cho nhóm nạn nhân của tham nhũng nhằm hỗ trợ người dân có yêu cầu cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan trong giải quyết khiếu nại, tiếp cận công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cộng đồng.

Tiếp tục đọc “Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng”

“Nhiều việc bị lấy cớ là ‘nhạy cảm’ để không minh bạch thông tin”

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở – quyền lực và kiểm soát quyền lực.Xem lại Phần 1: “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?

Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Tham nhũng, Lợi ích nhóm, Tự do ngôn luận, Con ông cháu cha, Tam quyền phân lập
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress

Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.
Tiếp tục đọc ““Nhiều việc bị lấy cớ là ‘nhạy cảm’ để không minh bạch thông tin””

“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

“Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân”.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở – quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.

Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.

Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào? Tiếp tục đọc ““Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân””

Con tằm leo qua núi biếc

16/09/2016 – 00:15 AM

NĐT – Tôi có những mùa mơ mộng tuyệt vời mỗi khi xuống B’lao để thăm người con gái tôi thương là một nữ sinh trung học. Nàng hay đưa tôi đi giữa những đồi nương trập trùng dâu xanh biêng biếc như một niềm tự hào của quê mình, làm tôi càng yêu tha thiết chốn xứ thanh cảnh và hiền lành này… Đó là những năm cuối thập niên 80 đầu 90 thế kỷ trước, thị trấn Bảo Lộc vẫn quê mùa trong cái vỏ thảo mộc, thuần nông của nó. Đùng một hôm, Viseri ra đời…

Nông dân cao nguyên từ lạ đến quen rồi đến “lạ” trước con tằm

Tiếp tục đọc “Con tằm leo qua núi biếc”

Xây dựng trung tâm khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam ra sao? Không phải bằng cách tạo một startup

ENGLISH: How to Build a Start-up Hub in Vietnam? Not by Building One

(Ảnh) Thành phố Hồ Chí Minh buổi đêm. Sự năng động của thành phố này khiến nơi đây trở thành điểm đến của nhiều dự án khởi nghiệp tại Việt Nam, và kỳ vọng là của nhiều dự án nữa trong tương lai. Nguồn ảnh: Công cộng .

Để thúc đẩy Việt Nam leo lên bảng xếp hạng những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Hà Nội quyết tâm biến đất nước này thành một “quốc gia khởi nghiệp” trước năm 2020. Chính phủ lên kế hoạch triển khai các biện pháp tài chính và quản lý để khuyến khích một triệu doanh nghiệp, bao gồm 5000 dự án khởi nghiệp (start-up) tiến hành hoạt động kinh doanh trong vòng 4 năm. Tiếp tục đọc “Xây dựng trung tâm khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam ra sao? Không phải bằng cách tạo một startup”

Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được

Hình minh họa: Internet

Quang Chung Thứ Ba,  9/8/2016, 18:21 (GMT+7)

(TBKTSG Online) – Hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được, theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng vừa được Thanh tra Chính phủ hoàn thiện (để làm cơ sở cho các cơ quan thẩm định dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi sắp trình Quốc hội). Tiếp tục đọc “Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được”

Tổng bí thư chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Thứ hai, 18/7/2016 | 19:30 GMT+7

VETổng bí thư giao Ủy ban kiểm tra Trung ương tiến hành các công việc thuộc thẩm quyền, trong đó có kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng một cách “khách quan, không chịu bất kỳ một sức ép nào”.

trinhxuanthanh-rdpz-1465991341021-9-0-26
Nguyên bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (phải) và ông Trịnh Xuân Thanh.

Tiếp tục đọc “Tổng bí thư chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”

U Minh Hạ: Mảnh đất nhiều huyền thoại, lắm đau thương và khắc khoải (5 kỳ)

  • Kỳ 1: U Minh Hạ – mảnh đất nhiều huyền thoại
  • Kỳ 2: Cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn của những người bám trụ rừng U Minh Hạ
  • Kỳ 3: Những “lãnh chúa” “ăn” đất nơi U Minh Hạ
  • Kỳ 4: Cuộc chiến giành lại quyền mưu sinh tại U Minh Hạ
  • Kỳ 5: U Minh Hạ: Lá rừng thì xanh, còn người héo hon, khắc khoải

***

U Minh Hạ: Mảnh đất nhiều huyền thoại, lắm đau thương và khắc khoải

LĐĐS – 8 (bộ mới) HOÀNG HUY 7:0 AM, 29/05/2016
U Minh huyền thoại.

U Minh Hạ được biết đến là vùng đất nhiều huyền thoại. Những câu chuyện về mảnh đất này cho thấy nó như một vùng đầy chướng khí, tai ương từ thuở đầu ông cha đi mở cõi. Có những câu chuyện thật đến tê tái lòng người. Có những người vào đây sinh cơ lập nghiệp gần cả đời nhưng tay trắng vẫn hoàn trắng tay.

Tiếp tục đọc “U Minh Hạ: Mảnh đất nhiều huyền thoại, lắm đau thương và khắc khoải (5 kỳ)”

Quá nhiều “khuyết điểm” bất thường !

Kết luận thanh tra số 4365

Sau 7 tháng tiến hành thanh tra việc đấu thầu thuốc và mua sắm trang thiết bị y tế của Sở Y tế Đắk Lắk, đoàn Thanh tra liên ngành mới hoàn tất báo cáo để Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành bản Kết luận thanh tra số 4365, trong đó vẫn còn nhiều nội dung chưa được làm rõ !

Nhiều loại TTBYT do SYT mua không dùng được tại các trạm xá xã phường
Nhiều loại TTBYT do SYT mua không dùng được tại các trạm xá xã phường

Tiếp tục đọc “Quá nhiều “khuyết điểm” bất thường !”

THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Phần 2)

English – CORRUPTION IN THE HEALTH SECTOR IN VIETNAM

Chuỗi bài: Tham nhũng trong ngành y tế tại VN
– Tóm lược
– Phần 1
– Phần 2

CÂU HỎI

Việc phân tích không giới hạn ở những gì nhìn thấy được, (văn hóa “phong bì”)

Đâu là những mảng chính của tham nhũng trong ngành y tế và tác động của nó tới hiệu quả của ngành?

Những nguyên nhân chính gây ra là gì?

Một số giải pháp đã được thực hiện bởi chính phủ để giải quyết tham nhũng, các giải pháp đó có đủ để giải quyết tham nhũng đặc biệt trong lĩnh vực y tế hay không?

Những giải pháp bổ sung cụ thể nào  cần được yêu cầu cho ngành Y tế ?


2. NHỮNG NỖ LỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ CỦA CHÍNH PHỦ

 Những nỗ lực chống tham nhũng

Chính phủ đã thể hiện quyết tâm chính trị chống tham nhũng ở trong nước. Những cải cách quan trọng đã được đưa ra trong các năm gần đây cũng có thể có tác động đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong ngành y tế, như là việc cải thiện hệ thống khung pháp lý tham nhũng với việc thông qua Luật chống tham nhũng  năm 2005 và Chiến lược quốc gia về chống tham nhũng đến năm 2020 – nó là những bước tiến chính. Những cải cách quan trọng khác bao gồm việc ban hành Luật Đấu thầu mới, cũng như thành lập cơ quan chống tham nhũng và củng cố các cơ quan kiểm toán. Tiếp tục đọc “THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Phần 2)”