Tái cơ cấu ngành Công thương: Loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Đề án tái cơ cấu ngành Công thương đến năm 2030 nêu rõ, kiên quyết loại bỏ bao cấp, độc quyền, thiếu minh bạch ngành năng lượng.

baogiaothong.vn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành…

Với mục tiêu này, Bộ Công thương cũng được đề ra từng nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tái cơ cấu ngành công nghiệp, tái cơ cấu ngành năng lượng, tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu, tái cơ cấu thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

tái cơ cấu ngành công thương: loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Tiếp tục đọc “Tái cơ cấu ngành Công thương: Loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng”

Chuyển đổi điện năng của Việt Nam: Ai sẽ chi trả ? (2 kỳ)

Chuyển đổi điện năng của Việt Nam: Ai sẽ chi trả ? (Kỳ 1)

tiasang  – Minh Hà-Dương

Tiền đâu để Việt Nam có thể chi trả cho việc phát triển hệ thống điện bắt kịp sự phát triển kinh tế? Và liệu có cách nào để các tập đoàn nhà nước tự chủ tài chính mà không tăng giá điện trung bình trên mỗi người dân không?

Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà nước đều có cách ‘đầu tư’ vào thiết bị, công nghệ tiết kiệm điện mà vẫn có ‘lời’. Ảnh: GIZ Energy

Bài viết dưới đây được chia làm hai phần, trong phần I này thảo luận về việc có thể giảm chi phí phát triển hệ thống bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch và thúc đẩy việc tiết kiệm điện. Nhưng kể cả vậy, đó mới chỉ giải quyết được một nửa vấn đề.

Tiếp tục đọc “Chuyển đổi điện năng của Việt Nam: Ai sẽ chi trả ? (2 kỳ)”

Is Europe’s gas and electricity price surge a one-off?

bruegel.org

Surging natural gas prices in Europe, driven by rising demand and tight supply, are pushing up electricity prices; to prevent volatility, governments need to commit more clearly to a low-carbon future.

Since January 2021, natural gas prices have soared by more than 170% in Europe (Figure 1), sparking concerns about the potential macroeconomic implications.https://e.infogram.com/1p761ygy79gngyhz5yydwzln9lanq3km1rm?parent_url=https%3A%2F%2Fwww.bruegel.org%2F2021%2F09%2Fis-europes-gas-and-electricity-price-surge-a-one-off%2F&src=embed#async_embed

Both demand and supply factors have contributed to a tightening of the European gas market.

European gas demand is increasing in residential heating, industry and power generation. Higher demand for residential heating due to a cold winter and widespread remote working pushed up overall European gas demand by 7.6% in the first quarter of 2021. Also, a combination of continued industrial output rebound, summer heatwaves with increased use of air conditioning and rallying EU carbon prices fostering a switch from coal to gas, kept European gas demand high throughout the second quarter of the year.

Tiếp tục đọc “Is Europe’s gas and electricity price surge a one-off?”

Phương pháp tính biểu giá điện cho các hoạt động khác nhau tại EU

English: Methodology For Electricity Tariff Calculation For Different Activities EU- INOGATE programme

Chương trình EU- INOGATE

Chương trình EU- INOGATE

Dự án: “Hỗ trợ tích hợp Thị trường Năng lượng và Năng lượng Bền vững trong nhóm công ty năng lượng ở Đông Nam Âu” (SEMISE)

Chịu trách nhiệm cho nội dung của báo cáo này hoàn toàn thuộc về đơn vị tư vấn và không phản ánh bất cứ quan điểm nào của Liên minh Châu Âu

MỤC LỤC:

  1. Các kinh nghiệm cải cách biểu giá điện của liên minh châu Âu (EU) và nhóm các công ty năng lượng Đông Nam Âu

1.1 Cơ sở của chi phí cho thiết lập biểu giá điện

1.2 Các cách tiếp cận khác nhau để tính biểu giá điện của Châu Âu

1.2.1 Các ví dụ về giá truyền tải

1.2.2 Các ví dụ về hệ thống phân phối giá từ các nước Châu Âu

1. Các kinh nghiệm cải cách biểu giá điện của Liên Minh châu Âu và nhóm các công ty năng lượng Đông Nam Âu

  Giữa các Quốc gia Thành viên châu Âu thì điều quan trọng cần được lưu ý đó là việc thiết lập biểu giá điện cho các công ty độc quyền tích hợp theo chiều dọc được quy định và không thể tách rời khỏi cơ quan điều tiết nơi có chức năng xây dựng các phương pháp tính biểu giá và phê duyệt biểu giá do các công ty tiện ích đề xuất và tuân theo các phương pháp của cơ quan điều tiết.

Tiếp tục đọc “Phương pháp tính biểu giá điện cho các hoạt động khác nhau tại EU”

Phân tách quyền sở hữu trong ngành điện và khí đốt ở Châu Âu

English: Unbundling in the European electricity and gas sectors Phân tách quyền sở hữu là gì và tại sao lại quan trọng trong ngành điện và khí đốt Phân tách quyền sở hữu là gì? Theo quy định của các ngành công nghiệp mạng lưới như điện và khí – phân tách quyền sở hữu được hiểu là sự phân chia của các hoạt động có tiềm năng cạnh tranh (như sản xuất và cung cấp năng lượng) ra khỏi những hoạt động không thể hoặc không được phép cạnh tranh (như truyền tải và phân phối- trong các nước châu Âu, việc truyền tải và phân phối điện và khí đốt được điều tiết bởi các công ty độc quyền). Việc phân tách quyền sở hữu ngụ ý rằng một bên thực hiện hoạt động cạnh tranh sẽ bị hạn chế và đương nhiên cũng bị ngăn cản thực hiện hoạt động độc quyền (nghĩa là không được phép gộp hai hoạt động này với nhau, vừa độc quyền vừa được cạnh tranh). Khi thảo luận về các mô hình điều tiết thì việc xác định mức độ phù hợp của việc tách các công ty trong mạng lưới độc quyền ra khỏi các công ty đang hoạt động cạnh tranh có một tầm quan trọng lớn. Vì vậy, tác quyền sở hữu là một ví dụ cho chủ đề được thảo luận sâu hơn trong Khóa đào tạo hàng năm của FSR về Quy địnhcho các nhà cung cấp năng lượng. Tại sao việc tách quyền sở hữu quan trong trong lĩnh vực năng lượng ? Trong lĩnh vực điện và khí đốt, mạng lưới vật lý kết nối máy phát điện hoặc các nhà sản xuất khí đốt với người tiêu dùng có đóng vai trò là một cơ sở thiết yếu. Quyền truy cập vào mạng lưới là điều cơ bản đối với bất kỳ ai sẵn sàng mua hoặc bán năng lượng với chi phí hợp lý; cùng với đó, việc nhân rộng cơ sở hạ tầng vốn có là điều không thể hoặc cực kỳ tốn kém. Chính vì vậy, việc một công ty kiểm soát mạng lưới và tham gia vào các phân đoạn cạnh tranh của chuỗi cung ứng thì việc hạn chế hoặc từ chối quyền tiếp cận (vào mạng lưới) của các công ty khác  đang hoạt động phát điện hoặc bán điện là điều hiển nhiên. Do đó, việc đảm bảo quyền tiếp cận dựa trên cơ sở công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử đối với bất kỳ thành viên nào trên thị trường sẽ là bước đầu tiên và cần thiết để đạt được sự cạnh tranh hiệu quả trong ngành. Tuy nhiên, bước đi đầu tiên này thường là không đủ để đảm bảo cạnh tranh công bằng và đây  là lý do tại sao. Ngay cả khi bắt buộc phải cấp quyền truy cập cho bên thứ ba (third party access – TPA) – có thể dựa trên cơ sở được điều tiết thay vì thương lượng – công ty kiểm soát mạng vẫn có thể hưởng lợi từ một sân chơi không bình đẳng. Đặc biệt, việc mở rộng mạng lưới điện có thể bị trì hoãn trong bối cảnh tắc nghẽn khiến phân khúc thị trường và một trong những đối thủ cạnh tranh vẫn được giữ được vị trí của mình. Hoặc là, công ty mẹ vẫn có thể trợ cấp chéo cho một trong những công ty của họ khi có sự cạnh tranh – chẳng hạn như cung cấp cho khách hàng sử dụng cuối cùng – với các nguồn lực đến từ một trong các hoạt động khác mà không phải của công ty đó. Sự ra đời của phân tách quyền sở hữu, đặc biệt là ở dạng triệt để hơn, thể hiện một cải cách về mặt cấu trúc không chỉ loại bỏ khả năng mà cuối cùng còn là lợi ích chính của công ty kiểm soát mạng lưới trong việc phân biệt đối xử với những người chơi khác trên thị trường. Việc loại bỏ lợi ích đó để có một lợi thế quan trọng khác – nhưng thường bị bỏ qua- các lợi ích mà các biện pháp phi cấu trúc khác nhằm thiết lập một sân chơi bình đẳng không phải lúc nào cũng có: việc này sẽ tạo điều kiện cho các quy định giám sát. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy tắc tách quyền sở hữu cũng có một số nhược điểm như: có thể làm giảm hoặc loại bỏ một số phạm vị kinh tế đã có trước đây đối với các công ty tích hợp theo chiều dọc. Do đó, việc thực hiện các yêu cầu tách rời nên được áp dụng để xây dựng các cơ chế điều phối mới trong lĩnh vực được tái cơ cấu nhằm hạn chế sự kém hiệu quả. Vậy có những loại phân tách quyền sở hữu nào đang tồn tại? Có thể thấy có các mức độ tách nhóm khác nhau có các mức độ hiệu quả khác nhau.
  • Đầu tiên và cơ bản nhất đó là phân tách về mặt kế toán. Trong trường hợp này, công ty buộc phải tách các sổ sách kế toán cho các hoạt động khác nhau của công ty, chỉ rõ chi phí và doanh thu bao nhiều từ hoạt động nào. Thông tin được cung cấp sẽ làm tăng tính minh bạch và cho phép các cơ quan quản lý đánh giá tốt hơn mức độ đầy đủ của các mức thuế được đề xuất cho các hoạt động được điều tiết và phát hiện các trường hợp trợ cấp chéo có thể xảy ra.
    • Bước tiếp theo là phân tách về chức năng. Trong trường hợp này, công ty có nghĩa vụ tổ chức lại cấu trúc nội bộ và giao trách nhiệm về mạng lưới và các hoạt động cạnh tranh của mình cho các đơn vị khác nhau để có thể đưa ra quyết định độc lập với đơn vị kia. Việc tạo ra một “bức tường Thành” giữa các đơn vị đó có thể là một phần của nghĩa vụ có thể thấy trước ở loại hình phân tách này.
    • Phân tách về mặt pháp lý có thể được đưa ra để ngăn chặn xa hơn việc phân biệt đối xử. Trong trường hợp này, một pháp nhân riêng biệt được thành lập và chịu trách nhiệm về các hoạt động của mạng lưới. Do có mức độ tách biệt cao hơn, việc quản lý của tổ chức được cho là vận hành độc lập hơn. Tuy nhiên, pháp nhân chưa được  hợp pháp hóa vẫn có thể thuộc sở hữu của công ty hợp nhất theo chiều dọc trước đây thông qua một công ty mẹ. Do đó, không thể hoàn toàn loại trừ lợi ích trong phân biệt đối xử với những người chơi khác trên thị trường và ưu ái công ty mẹ.
    • Một lối thoát khả thi được thể hiện bằng việc thành lập một nhà điều hành hệ thống độc lập – independent system operator, không thuộc sở hữu của công ty tích hợp chiều dọc, họ sẽ được giao nhiệm vụ vận hành cơ sở hạ tầng hiện có và lập kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng đó, trong khi quyền sở hữu tài sản mạng có thể được duy trì trong sự kiểm soát của công ty tích hợp. Mô hình này có tác dụng thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có; tuy nhiên, nó không phải là không có nhược điểm và hiếm khi được sử dụng ở châu Âu.
    • Hình thức cuối cùng là tách hoàn toàn quyền sở hữu. Trong trường hợp này, một công ty sở hữu và vận hành một mạng lưới không thể hoạt động trong bất kỳ phân đoạn cạnh tranh nào của chuỗi cung ứng cũng như không có bất kỳ lợi ích nào trong công ty liên quan đến các hoạt động đó. Điều ngược lại này cũng đúng: vì một nhà máy phát điện hoặc một nhà cung cấp khí đốt sẽ không thể có bất kỳ cổ phần nào trong công ty đã hoàn toàn tách quyền sở hữu. Hình thức tách biệt triệt để này sẽ giải quyết một cách hợp lý vấn đề phân biệt đối xử khi tham gia mạng lưới.
    Các quy tắc tách quyền sở hữu ở Châu Âu là gì? Ở Châu Âu, các quy tắc về tách quyền sở hữu đã thay đổi theo thời gian và dần trở nên nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là liên quan đến truyền tải. Gói Năng lượng Thứ ba được thông qua vào năm 2009 dự đoán việc tách quyền sở hữu là một lựa chọn mặc định để truyền tải điện và khí đốt, trong khi đối với phân phối điện và khí đốt là bắt buộc. Các nhà vận hành hệ thống phân phối (Distribution system operators – DSO) có dưới 100.000 khách hàng được miễn yêu cầu này: việc tách tài khoản và chức năng được coi là đủ yêu cầu trong trường hợp này. Năm 2019, việc sửa đổi Chỉ thị về Điện trong Gói Năng lượng Sạch không làm thay đổi đáng kể khung pháp lý nhưng đã cung cấp một số thông số kỹ thuật bổ sung về khả năng cho các nhà vận hành hệ thống có thể sở hữu, phát triển, quản lý hoặc vận hành các cơ sở lưu trữ và điểm sạc cho xe điện. Chỉ thị cũng quy định rằng các nhà vận hành hệ thống phân phối DSO điện lực liên quan đến quản lý dữ liệu phải áp dụng các biện pháp cụ thể để loại trừ phân biệt đối xử về quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng từ các bên đủ điều kiện và rằng các công ty tích hợp theo chiều dọc không có quyền truy cập đặc quyền để tiến hành các hoạt động cung cấp của họ. Các tài nguyên và liên kết liên quan
    • Thảo luận về một số chủ đề liên quan đến quy định mạng lưới điện ở Châu Âu, bao gồm cả việc tách quyền sở hữu, có thể được tìm thấy trong cuốn sách do Leonardo Meeus và Jean-Michel Glachant xuất bản vào năm 2018: “Quy định mạng lưới điện ở EU”.
    • Phân tích về trường hợp của nhà vận hành hệ thống phân phối DSO điện và những thách thức mới đặt ra bởi những phát triển gần đây trong lưới điện phân phối (sự thâm nhập của hệ thống phát điện phân tán, quản lý tắc nghẽn cục bộ, v.v.) có thể được tìm thấy trong một báo cáo về Gói năng lượng sạch do Trường Florence xuất bản. Quy chế năm 2019.
    • Có thể tìm thấy một lưu ý giải thích về tách quyền sở hữu trong Gói Năng lượng Thứ ba trong một tài liệu do Ủy ban Châu Âu xuất bản năm 2010.
    • Cuối cùng, đánh giá về việc thực hiện hiện tại các quy tắc về tách quyền sở hữu ở EU, bao gồm mô tả về những thay đổi xảy ra với việc thông qua Gói năng lượng sạch, có thể được tìm thấy trong Đánh giá hiện trạng do Hội đồng các cơ quan quản lý năng lượng châu Âu xuất bản năm 2019 .
    Khoá Đào tạo hàng năm của FSR về Quy định Sử dụng Năng lượng thảo luận về tầm quan trọng của việc tách quyền sở hữu lĩnh vực năng lượng. Bài liên quan: >> Các mô hình điều tiết trong ngành điện: Ai làm gì và vì sao >> Giá điện bán lẻ: Đã đến lúc bóc tách >> Tự do hoá thị trường điện Châu Âu: nửa ly nước đầy

    CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?

    English: Regulatory Models in the Power Sector

    Các mô hình điều tiết là sự tổ chức các hoạt động cần thiết khác nhau để cung cấp điện cho người tiêu dùng cuối cùng. Theo truyền thống, bốn hoạt động chính được xác định là: sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối và cung cấp. Tuy nhiên, nhiều hoạt động khác có thể được nhấn mạnh và phát triển mọt cách độc lập, chẳng hạn khi vận hành hệ thống (độc lập với truyền tải) hoặc đo đạc (độc lập với phân phối).

    Mô hình điều tiết là gì?

    Việc xác định mức độ phù hợp của việc phân tách mạng lưới độc quyền của các công ty thực hiện các hoạt động cạnh tranh có tầm quan trọng lớn khi thảo luận về các mô hình quản lý.

    Tiếp tục đọc “CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?”

    Giá điện bán lẻ: Đã đến lúc bóc tách – Giới thiệu khái niệm Unbundling – Tách nhỏ các hợp phần

    Rocky Mountain Institute

    Giới thiệu khái niệm Unbundling – Tách nhỏ các hợp phần là gì? Và vấn đề Tách nhỏ giá điện, tách nhỏ các công ty trong ngành điện

    Unbundling là một quá trình mà một công ty (tập đoàn) với nhiều ngành kinh doanh khác nhau giữ lại hoạt động kinh doanh cốt lõi trong khi bán lại tài sản, dòng sản phẩm, các bộ phận hoặc công ty con. Unbundling được thực hiện vì nhiều lý do, nhưng mục tiêu luôn là tạo ra công ty hoặc tập đoàn hoạt động tốt hơn.

    Unbundling cũng có thể đề cập đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt mà trước đây đã được gộp chung.

    MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA TÁCH NHỎ CÁC CÔNG TY Tiếp tục đọc “Giá điện bán lẻ: Đã đến lúc bóc tách – Giới thiệu khái niệm Unbundling – Tách nhỏ các hợp phần”

    Hợp đồng mua bán điện trực tiếp là giải pháp cho ngành năng lượng mặt trời không có trợ cấp

    devi-renewable.com

    1. Giới thiệu

    Việc dừng chương trình RO (Renewables Obligation – RO) cho các dự án điện mặt trời mới của Anh vào cuối tháng 3 đã cho thấy một dấu mốc quan trọng trong xu hướng giảm bớt các ưu đãi của chính phủ đối với các dự án năng lượng tái tạo. Sau việc dừng chương trình RO ở Anh, thì ở Mỹ cũng diễn ra việc giảm dần ưu đãi thuế sản xuất và ưu đãi thuế đầu tư, những ưu đãi này đã giúp thúc đẩy thị trường năng lượng sạch của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Việc loại bỏ hoặc siết chặt sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực năng lượng mặt trời là xu thế toàn cầu do một số yếu tố gây ra, bao gồm sự bất ổn về kinh tế, giá nhiên liệu hóa thạch thấp, sự giảm đáng kể chi phí sản xuất năng lượng mặt trời và sự thành công của đấu thầu đấu thầu cạnh tranh như một phương pháp để giảm giá và đạt mức giá thấp kỷ lục.
    Tiếp tục đọc “Hợp đồng mua bán điện trực tiếp là giải pháp cho ngành năng lượng mặt trời không có trợ cấp”

    Điện mặt trời vẫn chờ… giá

    06:33 AM – 24/03/2017 Thanh Niên

    Các nhà đầu tư, người dân vẫn phải chờ chính sách giá điện sau nhiều năm /// Ảnh: C.T.V Các nhà đầu tư, người dân vẫn phải chờ chính sách giá điện sau nhiều nămẢNH: C.T.V

    Các mô hình, dự án điện mặt trời đã phát triển ở miền Nam trong gần chục năm qua nhưng chưa thể phát triển mạnh vì chưa có cơ chế mua bán linh hoạt và giá bán điện cho công ty điện lực.VN được xác định có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời. Theo Viện Năng lượng (Bộ Công thương), tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm vào khoảng 230 – 250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời. Còn theo Cục Thông tin khoa học công nghệ quốc gia (Bộ KH-CN), cứ mỗi một ngày trôi qua, mặt trời “gửi xuống” cho VN từ 3 – 4,5 kWh/m2 (vào mùa đông) và từ 4,5 – 6,5 kWh/m2 (mùa hè). Tiếp tục đọc “Điện mặt trời vẫn chờ… giá”

    ĐOẠN KẾT VỀ GIÁ ĐIỆN MẶT TRỜI: Kẻ cười, người khóc

    TRẦN VINH DỰ – LÂM VŨ MINH KIỀU (*)

    • 24.04.2017, 08:58

    TTCT_ Sau nhiều năm chờ đợi, thị trường quang điện vừa đón nhận một tin quan trọng, Thủ tướng ban hành quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. 

    Not so green economy concept: Dollar sign vs forest with solar panels on seesaw. Highly detailed computer generated image with subtle grain texture added.Theo đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá 9,35 cent/kWh. Quyết định này đang tạo ra một cơn địa chấn trong giới đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến thị trường điện Việt Nam.

    Thị trường điện Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Công ty tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ có thể tham gia sản xuất điện (như đầu tư làm một trang trại điện mặt trời) mà trong tương lai còn có thể phân phối điện. Tiếp tục đọc “ĐOẠN KẾT VỀ GIÁ ĐIỆN MẶT TRỜI: Kẻ cười, người khóc”

    Năng lượng tái tạo từ rác đang bị lãng phí

    Mạnh Tùng Thứ Năm,  17/7/2014, 17:40 (GMT+7)
    Mỗi ngày, 10 triệu dân TPHCM thải ra từ 8.100-9.000 tấn rác sinh hoạt. Ảnh: Mạnh Tùng

    (TBKTSG Online) – Tổng lượng điện tái sinh từ hơn 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM mỗi ngày có thể sản xuất được hơn 1 tỉ KWh điện/năm nhưng tiềm năng này đang bị bỏ ngỏ do thiếu chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp.

    Tiếp tục đọc “Năng lượng tái tạo từ rác đang bị lãng phí”

    How to Transform the Global Energy Economy

    Q&A with Jennifer Layke: How to Transform the Global Energy Economy

    WRI_Today’s energy economy faces competing challenges: We don’t just need more energy, we need energy that is clean enough to protect our climate, and cheap enough to power growing economies that are trying to lift millions out of poverty. Tiếp tục đọc “How to Transform the Global Energy Economy”

    Xanh hóa gói điện năng: Các chính sách mở rộng điện mặt trời ở Việt Nam

    UNDP VIETNAM

    Những chính sách đó đã đặt ra các mức cắt giảm phát thải khí nhà kính chủ yếu trong tương lai của Việt Nam nhằm giúp giảm thiểu mối đe dọa nguy hiểm của BĐKH toàn cầu.

    Tài liệu thảo luận chính sách này tập trung vào cách làm mà Việt Nam có thể thực hiện được những mục tiêu đề ra trong các chính sách bằng việc tính các chi phí điện đốt than mà người dân, môi trường và nền kinh tế phải gánh chịu, cũng như khuyến khích phát triển phát điện mặt trời.

    Hơn nữa, thế giới còn thông qua các Mục tiêu Phát triển bền vững (PTBV) trong năm 2015. Việt Nam đã tích cực ủng hộ việc xây dựng các Mục tiêu PTBV và dự định sẽ thực hiện các mục tiêu này ở cấp quốc gia. Tiếp tục đọc “Xanh hóa gói điện năng: Các chính sách mở rộng điện mặt trời ở Việt Nam”

    Nghiên cứu mới: Việt Nam có thể tiến tới 100% điện tái tạo vào năm 2050

    Posted on 12 May 2016   |

    Hà Nội, 12 tháng 5 năm 2016 –  Theo một báo cáo mới ra ngày hôm nay của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, tới năm 2050, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam, đồng thời giảm được đáng kể lượng khí thải các-bon độc hại có liên quan tới biến đổi khí hậu.

    Báo cáo “Kịch bản bền vững cho ngành điện Việt Nam – Tầm nhìn đến năm 2050”, phân tích tổng quát về tình hình của ngành điện quốc gia trong bối cảnh tổng thể của ngành năng lượng đồng thời đưa ra các kịch bản phát triển mà Việt Nam có thể lựa chọn cho chiến lược phát triển tới năm 2050.
    Tiếp tục đọc “Nghiên cứu mới: Việt Nam có thể tiến tới 100% điện tái tạo vào năm 2050”

    Thuỷ điện ở Việt Nam: Đầy tràn đến vỡ tung

     English – Hydropower in Vietnam Full to bursting

    Các dự án thuỷ điện có thể sẽ là nguyên nhân khó khăn cho dân nghèo nông thôn


    Bạn hay thù của  nông dân?

    Một khoảng khắc Dao A Phau đang ngồi trong ngôi nhà bên bờ sông ở Ho, một làng miền núi không xa biên giới Việt Nam – Trung Quốc; ngay sau đó anh chìm dưới một mét nước. Trận lụt lớn xảy ra do sự cố vỡ đường ống kim loại khổng lồ vốn được dùng để dẫn nước từ hồ chứa cao hơn xuống một nhà máy phát điện ở trong làng. Sau sự cố năm 2010, anh Phau đã được di dời đến khu vực cao hơn và công ty Việt Nam làm dự án thuỷ điện trên đã bồi thường cho anh 3000 đô la Mỹ. Tuy nhiên, đất đai cằn cỗi hơn, và anh không còn có thể trồng đủ lúa để bán. Thu nhập của anh giảm đi 300 đô la Mỹ mỗi năm. Tiếp tục đọc “Thuỷ điện ở Việt Nam: Đầy tràn đến vỡ tung”