Bài cùng chuỗi:
Phá thai và người đã cưới
Giữ thai và xây dựng xã hội đầy tình yêu
Phạt tù đàn ông làm bạn gái có thai nhưng không chịu trách nhiệm
Phạt tù đàn ông là cách tốt để xây dựng xã hội
Phá thai – Thảm họa quốc gia
Khi học sinh có thai
Phân biệt nam nữ đến mức chết người
SKĐS – Theo các chuyên gia vô sinh hiếm muộn, tỷ lệ vô sinh thứ phát sau nạo phá thai ngày càng gia tăng, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ trẻ tuổi.
300.000 ca nạo phá thai mỗi năm
Hiện nay, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên và tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi này đang là một vấn đề xã hội của mọi quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. Cũng theo tổ chức này, chỉ có 20% phụ nữ chưa kết hôn sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, thậm chí ỷ lệ sử dụng biện phát tránh thai ở nhóm tuổi nữ 15-19 tuổi chỉ rất thấp chỉ đạt 4%, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của nhóm này lên tới 8,6%.
Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong số này 30% là phụ nữ từ 15-19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.
Lý do gia tăng tỷ lệ có thai và phá thai vị thành niên?
Việc gia ta tăng tỷ lệ có thai tuổi vị thành niên là do những lý do khách quan và chủ quan của cuộc sống hiện đại. Hiện nay tỷ lệ quan hệ tình dục sớm ngày càng nhiều. Các cô gái trẻ nhận được các thông tin về quan hệ tình dục chủ yếu từ mạng xã hội và phim ảnh, việc được từ già đình và nhà trường là rất ít và kém hiệu quả. Điều này làm cho trẻ vị thành niên quan hệ tình dục mà chưa được giáo dục về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai.
Các thông điệp tránh thai đang tập trung nói đến các cặp vợ chồng mà chưa tập trung cho đối tượng chưa lập gia đình, dẫn đến sự miễn cưỡng hoặc khó khăn khi tiếp cận thông tin về tình dục an toàn và các phương pháp tránh thai.
Có vô vàn lý do dẫn đến việc xin phá thai ở vị thành niên phải kể đến như: gia đình ép buộc, bạn tình ép buộc, còn đi học, chưa có điều kiện nuôi con, không biết về biện pháp tránh thai, không biết tuổi có thai phù hợp.
Những phụ nữ trẻ tuổi đang đi học hoặc có cơ hội thăng tiến thường có xu hướng phá thai cao hơn, theo một số nghiên cứu có tới 50% số sinh viên nữ đồng ý rằng lỡ có thai là sẽ phá. Nhiều trường hợp có lý do phá thai oái oăm hơn, vì bạn tình biết có thai và không đồng ý tiến tới hôn nhân nên đi phá thai.
Nguy cơ cao hơn ở nhóm trẻ vị thành niên đói nghèo phải lao động sớm và có thể bị lạm dụng ttình dục, cao hơn ở nhóm vị thành niên ở nông thôn hơn là thành thị. Môi trường sống của trẻ ảnh hưởng đến việc phá thai vị thành niên cao như đói nghèo, bỏ học, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên thay đổi chỗ ở, trình độ học vấn thấp, hoặc không có việc làm. Theo nhiều nghiên cứu phụ nữ thất nghiệp có tỷ lệ phá thai cao hơn phụ nữ có việc làm.

4 hậu quả nặng nề của nạo phá thai vị thành niên
Việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả về sức khoẻ, tâm lý và xã hội. Việc thiếu kiến thức về việc có thai dẫn đến có khi thai to rồi mới phá làm cho các tai biến càng trầm trọng hơn đặc biệt là vô sinh sau này. Theo thống kê có tới 70% phá thai vị thành niên là thai trên 12 tuần.
– Hậu quả về sức khoẻ
Rối loạn kinh nguyệt là tương đối thường gặp, sót rau phải nạo hút lần hai, sang chấn tử cung như thủng, rách cổ tử cung… Nhiễm trùng, chủ yếu là do thực hiện ở các cơ sở y tế không đủ điều kiện hoặc vô khuẩn kém, trẻ không hoặc ít sử dụng kháng sinh và nội tiết chống dính buồng tử cung sau nạo hút, có thể là do dấu giếm.
– Hậu quả sang chấn tâm lý
Các trường hợp sang chấn tâm lý nặng như suy nhược thậm chí trầm cảm đã được ghi nhận nhiều, thường là những trẻ không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc dấu diếm phá thai.
Một số báo cáo ghi nhận tại Phần Lan và Nhật Bản cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ tự tử sau nạo phá thai vị thành niên. Các sang chấn khác như rối loạn lo âu, nghiện rượu và các chất gây nghiện.
– Hậu quả xã hội
Có thai sớm sẽ làm giảm cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ trẻ, điều này có khuynh hướng làm cho họ và con cái của họ sẽ xu hướng có cuộc sống sau này bấp bênh hơn.
Bên cạnh đó là gánh nặng trực tiếp mà xã hội phải gánh chịu: gia tăng trợ giúp y tế, trợ cấp đói nghèo và gián tiếp tạo ra lao động có trình độ thấp.
– Vô sinh thứ phát
Do tổn thương buồng tử cung dẫn đến dính buồng tử cung, tắc vòi trứng, ứ dịch vòi trứng. Việc này để lại là sau này kết hôn không có khả năng mang thai tự nhiên, tỷ lệ vô sinh cao gấp 3-4 lần đối với những người không có tiền sử nạo phá thai.
Theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ vô sinh do dính buồng tử cung chiếm khoảng 5% số các trường hợp vô sinh, trong đó 95% là sau nạo hút thai. Vô sinh do tắc vòi trứng hoặc ứ dịch vòi trứng chiếm tới 40% số vô sinh nữ, trong số này có tới 50% là có tiền sử nạo hút thai.
Tỷ lệ sẩy thai khi mong muốn có con cũng cao hơn nhóm không có tiền sử nạo hút, do tổn thương cổ tử cung nhất là khi tử cung còn chưa phát triển hoàn thiện để mang thai khi vị thành niên.
Để giúp những người phụ nữ này lấy lại khả năng sinh sản, bác sĩ sẽ phải mổ nội soi gỡ dính buồng tử cung hoặc gỡ dính vòi trứng, và có nhiều trường hợp không thể có thai tự nhiên lại được và phải làm thụ tinh trong ống nghiệm rất tốn kém. Trung bình một ca thụ tinh ống nghiệm sẽ mất kinh phí khoảng 100 triệu đồng, và tỷ lệ thành công không phải là 100% mà chỉ đạt từ 55-60%.
Những người phụ nữ có tiền sử nạo phá thai mà vô sinh do dính buồng tử cung và/hoặc tắc – ứ dịch vòi trứng còn tốn thêm tiền phẫu thuật nội soi từ 10-20 triệu đồng, gây tốn kém thêm về chi phí điều trị.
Từ đây gia tăng thêm các gánh nặng về kinh tế và đói nghèo dai dẳng nhiều năm sau đó cúa những trẻ vị thành niên nạo phá thai.
Chừng nào báo chí còn tuyên truyền về phá thai và đám nhóc tỳ “hư thân, ngu dốt và dại dột” dưới 18 tuổi, thì chừng đó nạn phá thai còn tăng cao. Đơn giản bởi vì báo chí đã tuyên truyền nhầm người và nhầm cách.
Đây là chuỗi bài mình viết về phá thai, về học sinh có thai và về phân biệt nam nữ. Đặc biệt là 2 bài “Phá thai và người đã cưới” và “Phân biệt nam nữ đến mức chết người“, mình đã phân tích và chỉ rõ tại sao luận điểm chỉ tập trung vào đám nhóc tỳ dưới 18 tuổi là sai lầm. (Nếu cảm thấy chưa được thuyết phục, vui lòng comment cho mình biết.)
Hơn nữa, Chính phủ đã công nhận “nhóm vị thành niên là nhóm có tỷ lệ phá thai thấp nhất” (trích “Phân biệt nam nữ đến mức chết người“). Thế nên, báo chí nên follow theo team leader.
Nếu báo chí muốn nói về người dưới 18 tuổi có thai, báo chí nên nói về trách nhiệm của đàn ông con trai và trách nhiệm của toàn xã hội đối với một phụ nữ có thai. “Dù phụ nữ mang thai ở bất kỳ độ tuổi nào và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù ở tuổi teen hay tuổi 50, dù đang đi học hay đang ở tù, phụ nữ mang thai đều có quyền được chăm sóc tốt, cả vật chất lẫn tinh thần.
Hơn nữa, chúng ta cần xem các em gái có thai là nạn nhân – nạn nhân bị kì thị bởi truyền thống xã hội, nạn nhân của đám đàn ông con trai vô trách nhiệm thấy người yêu mang bầu là bỏ chạy mà chẳng quan tâm gì đến thai nhi và mẹ. Cho nên, các em gái có bầu cần được hỗ trợ và chăm sóc kỹ càng hơn người bình thường, thay vì bĩu môi phê phán.
Gia đình là nơi đầu tiên cần hỗ trợ và nâng đỡ các em, thay vì la mắng và hạch tội như chúng ta đang còn ở thế kỷ 17.
Xã hội cần mở rộng vòng tay với học sinh có thai. Mẹ và con cần được hỗ trợ về y tế cũng như về tình cảm. Các trường cần có chính sách giúp các em học sinh mang thai có thể tiếp tục việc học cách này hay cách khác, thay vì kiếm chuyện cho các em nghỉ học.
Các tổ chức tôn giáo cần được hỗ trợ để tiếp tục gia tăng các cố gắng giúp đỡ học sinh có thai giữ thai nhi, cũng như nuôi nấng thai nhi sau khi ra đời nếu mẹ thai nhi không đủ sức để nuôi con.”
(trích Khi học sinh có thai“)
Thân mến,
PTH
***
Bài cùng chuỗi:
Phá thai và người đã cưới
Giữ thai và xây dựng xã hội đầy tình yêu
Phạt tù đàn ông làm bạn gái có thai nhưng không chịu trách nhiệm
Phạt tù đàn ông là cách tốt để xây dựng xã hội
Phá thai – Thảm họa quốc gia
Khi học sinh có thai
Phân biệt nam nữ đến mức chết người
ThíchĐã thích bởi 2 người
Thanks Hương. Hằng đưa link loạt bài cùng chuỗi lên đầu bài.
Báo chí và xã hội vẫn đang tuyên truyền và hiểu sai lệch về vấn đề nhức nhối và tội ác giết người nghiêm trọng này.
ThíchThích