
Genocide was first recognised as a crime under international law in 1946 by the United Nations General Assembly (A/RES/96-I). It was codified as an independent crime in the 1948 Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide (the Genocide Convention). The Convention has been ratified by 149 States (as of January 2018). The International Court of Justice (ICJ) has repeatedly stated that the Convention embodies principles that are part of general customary international law. This means that whether or not States have ratified the Genocide Convention, they are all bound as a matter of law by the principle that genocide is a crime prohibited under international law. The ICJ has also stated that the prohibition of genocide is a peremptory norm of international law (or ius cogens) and consequently, no derogation from it is allowed. The definition of the crime of genocide as contained in Article II of the Genocide Convention was the result of a negotiating process and reflects the compromise reached among United Nations Member States in 1948 at the time of drafting the Convention. Genocide is defined in the same terms as in the Genocide Convention in the Rome Statute of the International Criminal Court (Article 6), as well as in the statutes of other international and hybrid jurisdictions. Many States have also criminalized genocide in their domestic law; others have yet to do so. (Note: The Rome Statute of the International Criminal Court (ICC) is the law that established the ICC) Definition (Rome Statue of International Court, Part II, Art. 6)
The Genocide Convention establishes in Article I that the crime of genocide may take place in the context of an armed conflict, international or non-international, but also in the context of a peaceful situation. The latter is less common but still possible. The same article establishes the obligation of the contracting parties to prevent and to punish the crime of genocide. The popular understanding of what constitutes genocide tends to be broader than the content of the norm under international law. Article II of the Genocide Convention contains a narrow definition of the crime of genocide, which includes two main elements: A mental element: the “intent to destroy, in whole or in part, a national, ethnical, racial or religious group, as such”; and A physical element, which includes the following five acts, enumerated exhaustively:
The intent is the most difficult element to determine. To constitute genocide, there must be a proven intent on the part of perpetrators to physically destroy a national, ethnical, racial or religious group. Cultural destruction does not suffice, nor does an intention to simply disperse a group. It is this special intent, or dolus specialis, that makes the crime of genocide so unique. In addition, case law has associated intent with the existence of a State or organizational plan or policy, even if the definition of genocide in international law does not include that element. Nguồn Genocide >> | Diệt chủng được Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận lần đầu tiên là hình tội theo luật quốc tế vào năm 1946 (A/RES/96-I). Diệt chủng được đưa vào hệ thống luật như hình tội độc lập trong Công ước Ngăn ngừa và Trừng phạt Tội Diệt chủng (Công ước Diệt chủng) năm 1948. Công ước được 149 Quốc gia phê chuẩn (tính đến tháng 1 năm 2018). Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) đã nhiều lần tuyên bố Công ước là hiện thân của các nguyên tắc đã là một phần của luật tục quốc tế chung. Điều này nghĩa là dù các Quốc gia có phê chuẩn Công ước Diệt chủng hay không, thì tất cả các Quốc gia đều bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi nguyên tắc diệt chủng là hình tội bị cấm theo luật quốc tế truyền thống. Tòa Công lý Quốc tế cũng tuyên bố cấm diệt chủng là quy tắc bắt buộc của luật pháp quốc tế (gọi là jus cogens) và do đó, không được phép làm yếu tội diệt chủng. Định nghĩa tội diệt chủng được nêu trong Điều II của Công ước Diệt chủng là kết quả của quá trình thương lượng và phản ánh sự thỏa hiệp đã đạt được giữa các Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc vào năm 1948 tại thời điểm soạn thảo Công ước. Diệt chủng cũng được định nghĩa trong Đạo luật Rome về Tòa Hình sự Quốc tế (ở Điều 6) với từ ngữ tương tự như định nghĩa trong Công ước Diệt chủng, cũng như trong các đạo luật của các thẩm quyền quốc tế và thẩm quyền hỗn hợp khác. Nhiều Quốc gia cũng hình sự hóa diệt chủng trong luật trong nước của họ; một số Quốc gia khác thì chưa làm như vậy. (Chú thích: Đạo luật Rome về Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) là đạo luật thiết lập Tòa Hình sự Quốc tế) Định nghĩa Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt Tội diệt chủng (Đạo luật Rome về Tòa Hình sự Quốc Tế, Phần II, Điều 6) Điều II Trong Công ước này, diệt chủng nghĩa là bất kỳ hành vi nào sau đây được thực hiện với chủ ý tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, của một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, như:
Công ước Diệt chủng quy định tại Điều I rằng tội diệt chủng có thể diễn ra trong bối cảnh xung đột vũ trang, ở trong nước hoặc ở các nước với nhau, nhưng cũng có thể diễn ra trong bối cảnh hòa bình. Bối cảnh hòa bình ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể xảy ra. Điều I này cũng thiết lập nghĩa vụ ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng của các nước ký Công ước. Cách hiểu phổ thông về những gì cấu thành tội diệt chủng có khuynh hướng rộng hơn điều khoản luật theo luật quốc tế. Điều II của Công ước Diệt chủng có định nghĩa tội diệt chủng hẹp hơn, gồm hai yếu tố chính: Yếu tố ý định: “chủ ý tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, của một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo”; và Yếu tố thể chất, gồm 5 hành vi sau đây, được liệt kê đầy đủ:
Chủ ý là yếu tố khó xác định nhất. Để cấu thành tội diệt chủng, phải chứng minh người thủ phạm có chủ ý tiêu diệt thân thể một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Hủy diệt văn hóa thì không đủ để cấu thành tội diệt chủng. Chủ ý chỉ phân tán nhóm (không cho nhóm sống tập trung với nhau) cũng không đủ để cấu thành tội diệt chủng. Đây là chủ ý đặc biệt, tiếng Latinh là dolus specialis, và chủ ý đặc biệt này làm cho tội diệt chủng trở thành khác thường. Thêm vào đó, án lệ thường xem những kế hoạch hoặc chính sách diệt chủng của Nhà nước hoặc của một tổ chức là bằng chứng chủ ý diệt chủng, dù rằng định nghĩa diệt chủng trong luật quốc tế không nói đến kế hoạch và chính sách. (Phạm Thu Hương dịch và chú thích) |
mmmmmmmmmmmm | mmmmmmmmmmm |
Chuỗi bài:
- International law: Crime of genocide – Luật quốc tế: Hình tội diệt chủng
- International law: Crimes against humanity – Luật quốc tế: Hình tội chống loài người
- International law: War crimes – Luật quốc tế: Hình tội chiến tranh
- International law: Ethnic Cleansing – Luật quốc tế: Thanh lọc Sắc tộc
- Rome Statute of the International Criminal Court – the Crime of Aggression – Đạo luật Rome của Tòa Hình sự Quốc tế về Tội Xâm lược: Điều 8 bis – Hình tội xâm lược