Vườn rau sạch của học sinh bán trú

VNE – Chủ nhật, 24/1/2021, 02:00 (GMT+7)

THANH HÓA – Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú.

Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến vườn rau trước sân trường. Nữ sinh mặc chiếc váy trang phục truyền thống của người Mông, thoăn thoắt hái những đọt rau xanh xếp ngay ngắn vào rổ.

Đám học trò vừa hái rau vừa cười nói rôm rả. Chừng mươi phút, rổ rau đã đầy ắp. Bên cạnh, một nhóm khác đang cuốc đất, tay chân lấm lem…

Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.
Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.

Tiếp tục đọc “Vườn rau sạch của học sinh bán trú”

Giá vắc xin COVID đội lên ít nhất 5 lần vì độc quyền

Bản tiếng Anh bên dưới

oxfarm – Thursday, July 29, 2021

Chi phí tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, đây là tuyên bố mới nhất ngày hôm nay của Liên minh Vắc xin cho Tất cả mọi người.

Bộ Y tế trả lời về tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh trung học phổ thông

Tiếp tục đọc “Giá vắc xin COVID đội lên ít nhất 5 lần vì độc quyền”

Public Citizen: 50 năm tranh đấu cho thường dân

HỒNG VÂN 24/11/2021 6:30 GMT+7

TTCT“Doanh nghiệp có chuyên gia vận động hành lang. Nhân dân cũng cần người tranh đấu”. Tổ chức phi lợi nhuận Public Citizen đã bền bỉ đứng lên nói thay tiếng nói của người dân và chống lại quyền lực doanh nghiệp trong nửa thế kỷ qua, mới nhất là thách thức quyền lực của các hãng vaccine ngừa COVID-19 khi thế giới đang vô cùng cần chúng.

 Ảnh: Public Citizen

“Chúng tôi mong ngài công khai làm rõ vai trò của NIH (Viện Y tế quốc gia Mỹ) với quá trình phát minh [vaccine mRNA của Moderna] và giải thích các bước ngài dự định thực hiện, kể cả các biện pháp pháp lý, để đảm bảo đóng góp của các nhà khoa học liên bang được công nhận đầy đủ” – Public Citizen viết trong bức thư ngày 2-11 đến giám đốc NIH, tiến sĩ Francis Collins.

Trước đó, Moderna nộp đơn xin cấp 4 bằng sáng chế liên quan đến vaccine COVID-19 của hãng, nhưng chỉ ghi nhận sự đóng góp của các nhà khoa học NIH ở một bằng. Public Citizen cho rằng điều này là vô lý và kêu gọi NIH hành động để khẳng định vai trò của các nhà khoa học chính phủ trong quá trình phát minh ra vaccine. Việc này có ý nghĩa quan trọng bởi nếu chứng minh được các nhà khoa học NIH có vai trò lớn trong quá trình phát minh vaccine, Chính phủ Mỹ sẽ có quyền tác động đến giá bán cũng như năng lực sản xuất vaccine Moderna trong tương lai, thay vì để hãng dược tự tung tự tác.

Việc thấy chuyện bất bình và hành động, bằng cách lên tiếng phản đối, tỏ sự ủng hộ hay vận dụng các công cụ pháp lý, thậm chí điều tra là cách mà Public Citizen đã hoạt động trong 50 năm qua, nhằm bảo vệ các công dân bình thường khỏi “làm mồi” cho các doanh nghiệp lớn.

Tiếp tục đọc “Public Citizen: 50 năm tranh đấu cho thường dân”

Khủng hoảng thủ lĩnh thể thao

NGUYỄN LƯU 24/11/2021 6:00 GMT+7

TTCTLâu nay, làng thể thao thường chỉ nghe than thở về sự khủng hoảng lực lượng kế thừa cầu thủ bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…, chứ không mấy ai đề cập đến một cuộc khủng hoảng vô cùng quan trọng – khủng hoảng đội ngũ lãnh đạo thể thao. Nhà báo Nguyễn Lưu tuổi ngoài 70, cả một đời gắn bó với thể thao, đã gửi đến TTCT bài viết bàn về sự khủng hoảng này.

Trong những ngày qua, bên cạnh niềm vui khi biết tin chính thức SEA Games 31 sẽ được tổ chức vào quý 2-2022 tại Việt Nam, người hâm mộ thể thao lại lo lắng và thất vọng khi nghe một tin không mấy vui. 

Đó là việc ngành TDTT, cụ thể là Tổng cục TDTT vẫn chưa tìm được người thay ông Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng nghỉ hưu từ đầu năm nay. 

Đây được xem như cú sốc và một lần nữa phản ánh thực tế là lâu nay, bên cạnh đôi chút tiến bộ về mặt thành tích của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế, vẫn còn thiếu vắng một chiến lược đường dài trong công tác quy hoạch cán bộ đầu ngành của ngành này. 

Trong những năm gần đây, các giải chạy nở rộ khắp cả nước. Chủ nhân của những giải chạy thú vị đều là dân ngoại đạo thể thao, nhưng có tình yêu thể thao cùng sự sáng tạo không ngừng. Trong ảnh là VĐV Giàng Thị Linh trên cung đường chạy VMM nổi tiếng. Ảnh: LƯU MINH KHƯƠNG

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả mang lại cho xã hội của ngành thể thao, thể hiện qua việc thành tích cao vẫn phập phù, phong trào chỉ ổn trong báo cáo!

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng thủ lĩnh thể thao”

Seven Transformations for More Equitable and Sustainable Cities

WRI.org

Foreword

Our planet needs successful cities-cities that are centers of innovation and productivity, cities where every family thrives, cities that realize the promise of low-carbon prosperity.

We are not yet building the cities we need. One in two people live in cities and 2.5 billion more will do so by 2050. Cities produce over 80% of GDP but also 70% of global GHG emissions. Our cities are growing, while inequality widens and livelihoods dwindle. Urban infrastructure is not keeping pace with the surge in residents. With many cities already struggling to meet people’s basic needs, global development and climate challenges are increasingly urban challenges. A sustainable future depends on whether cities can transform. Is there a path to transformative change that can make cities more prosperous, more equal, and low-carbon at the same time?

Tiếp tục đọc “Seven Transformations for More Equitable and Sustainable Cities”

Trẻ em Việt Nam có “nguy cơ cao” chịu tác động của khủng hoảng khí hậu – UNICEF

Children in Viet Nam at ‘high risk’ of the impacts of the climate crisis – UNICEF

Unicef.org

Lần đầu tiên, UNICEF xếp hạng các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường; trong đó, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương

Trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.
UNICEF Việt Nam\Trương Việt HùngTrẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.

NEW YORK, HÀ NỘI ngày 20/8/2021 – Theo báo cáo của UNICEF phát hành ngày hôm nay, thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.

‘Khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em: Giới thiệu chỉ số rủi ro khí hậu liên quan tới trẻ em’ là phân tích toàn diện đầu tiên được thực hiện về rủi ro khí hậu từ góc độ của trẻ em. Trong phân tích này, các quốc gia được xếp hạng dựa trên nguy cơ rủi ro của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, chẳng hạn như lốc xoáy và các đợt nắng nóng, cũng như mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc, dựa trên khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của trẻ em.

Báo cáo được thực hiện và phát hành với sự hợp tác của tổ chức Fridays for Future nhân dịp kỷ niệm ba năm phong trào biểu tình vì khí hậu toàn cầu do thanh niên lãnh đạo. Báo cáo cho thấy khoảng 1 tỷ trẻ em – gần một nửa trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới – sống tại 33 quốc gia được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao”. Các kết quả của báo cáo cho thấy số lượng trẻ em hiện đang bị ảnh hưởng; các con số có thể trở nên tồi tệ hơn khi tác động của biến đổi khí hậu tăng nhanh.

Tiếp tục đọc “Trẻ em Việt Nam có “nguy cơ cao” chịu tác động của khủng hoảng khí hậu – UNICEF”