TÓM TẮT:
Trong lĩnh vực đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, pháp luật về cơ chế khuyến khích hiện nay bao gồm chính sách giá ưu đãi mua điện Feed-in-Tariff (FiT), cơ chế ưu tiên mua điện từ các nguồn này, cùng với các ưu đãi khác về thuế, đầu tư, sử dụng đất. Pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này và đạt được những thành tựu nhất định. Song trong giai đoạn mới tới đây, hệ thống pháp luật còn có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội – môi trường của nước ta. Bài viết đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Tiếp tục đọc “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam”
Ngày đăng: Tháng Ba 11, 2020
Giá mua điện hiện nay là đủ để các dự án năng lượng tái tạo có thể có lãi
Ông đánh giá như thế nào về cơ chế giá mua điện FiT (feed-in tariffs – giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) hiện nay đối với các dự án năng lượng tái tạo? Nó có đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư không? Tiếp tục đọc “Giá mua điện hiện nay là đủ để các dự án năng lượng tái tạo có thể có lãi”
Drought drives Vietnam’s Mekong Delta to declare state of emergency
- A total of 33,000 hectares of rice fields have been damaged and nearly 70,000 households are suffering from a lack of water
- Reasons for the drought and salinity intrusion include a lack of rain, growing water consumption and increased water storage in dams
’s prolonged drought, coupled with an extensive build-up of salinity, have driven five provinces in the country’s rice bowl to declare a state of emergency.
“This year’s drought and salinity have been way more devastating than what we saw four years ago,” said Nguyen Thien Phap, head of the water resources department in Tien Giang, one of the provinces that announced the emergency in the Mekong Delta.
Tiếp tục đọc “Drought drives Vietnam’s Mekong Delta to declare state of emergency”
Những sáng tạo thông minh tăng tốc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á
English: 7 smart innovations from Southeast Asia to speed up the energy transition
Từ bóng đèn mặt trời bằng chai cho đến lưới điện mặt trời quy mô nhỏ, báo Eco-Busiess khám phá những công nghệ sáng tạo ở Đông Nam Á mà có thể đem đến nguồn năng lượng sạch tương lai cho khu vực có nguy cơ tổn thương bởi biến đổi khí hậu
Đông Nam Á là khu vực đang phát triển rất nhanh trong giai đoạn đáng buồn của lịch sử nhân loại
Khi biến đổi khí hậu xảy ra không ngừng , khu vực Đông Nam Á với 641 triệu người cần phải vạch ra một con đường phát triển tách rời mô hình kinh tế quá khứ phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch trong khi nhiệt độ toàn cầu tương lai đang tăng lên khoảng 3 độ C với tốc độ phát thải hiện nay
Tiếp tục đọc “Những sáng tạo thông minh tăng tốc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á”
THẬN TRỌNG KHI ĐƯA TIN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19
Mạng lưới Báo chí Quốc Tế IJNet đưa ra 10 lời khuyên dành cho các nhà báo khi đưa tin về dịch bệnh COVID-19. Đây là kinh nghiệm từ nhiều phóng viên từ vùng dịch và đã từng đưa tin các dịch bệnh trước như Ebola. Media Climate Net dịch và giới thiệu.
—————-
“Nhiệm vụ của nhà báo là truyền đạt thông tin đáng tin cậy và có trách nhiệm tới công chúng. Đối diện với một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, giống như hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với COVID-19, vai trò này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Có rất nhiều lớp ‘sương mù thông tin’ trong khoảng thời gian này, và bạn có trách nhiệm băng qua lớp mây mù đó để có được một bức tranh rõ ràng.” – Michael Standaert, một nhà báo tự do tại Thâm Quyến, đã viết cho Bloomberg, The Guardian, Al Jazeera và nhiều báo khác cho hay. Anh đã viết về virus corona ở Trung Quốc kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 12/2019.
Đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng, các nhà báo cần phải biết cân bằng giữa việc thông báo cho công chúng và gieo rắc nỗi sợ hãi – mặc dù việc này khó như đi trên dây. “Bạn muốn tránh ru ngủ mọi người trong sự tự mãn,” TS.Stephen Morse, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Columbia cho biết. Tuy vậy bạn cũng không muốn thổi phồng nó lên đến mức tạo ra sợ hãi hoặc hoảng loạn vô căn cứ, ông nói thêm.
Ở Trung Quốc, nhiệm vụ này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi đối mặt với sự kiểm duyệt của chính phủ. Standaert đã nhận thấy ngày càng khó khăn để thuyết phục các nguồn tin trả lời phỏng vấn, vì nhiều công dân Trung Quốc sợ bị cảnh báo hoặc khiển trách. “Thật điên rồ và đáng lo ngại khi một người dân bình thường nghĩ rằng họ không thể nói lên suy nghĩ của mình khi quan chức chính quyền địa phương chưa cho phép.” – Standaert nói với IJNet.
Tuy điều kiện khó khăn, các phóng viên như Standaert vẫn phải tiếp tục viết những câu chuyện về coronavirus. Để giúp các nhà báo trên toàn thế giới đưa tin tốt hơn về dịch bệnh này, IJNet đã biên soạn một danh sách các lời khuyên, những thận trọng cần có khi viết về COVID-19.
—————-
1. HIỂU ĐÚNG TÌNH HÌNH THỰC TẾ
Như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trên toàn thế giới, có rất nhiều thông tin và không phải tất cả đều tốt. Thông tin tràn lan trên Internet có thể đánh lừa khán giả, giống như hình ảnh người đàn ông nằm chết trên đường phố ở Vũ Hán được bao quanh bởi các nhân viên y tế. Bức ảnh này được mệnh danh là hình ảnh của cuộc khủng hoảng coronavirus Vũ Hán bởi tờ The Guardian – mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy người đàn ông thực sự đã chết vì coronavirus.
Tiếp tục đọc “THẬN TRỌNG KHI ĐƯA TIN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19”