English: China’s Youth Think Tiananmen Was So 1989
Cẩn trọng với bất cứ điều gì dính líu tới chính trị, giới trẻ tinh hoa ở Trung Quốc đang giúp chính phủ loại bỏ vụ thảm sát Thiên An Môn ra khỏi ký ức.
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi nói chuyện về sự kiện Thiên An Môn với bạn cùng phòng của mình. Đó là đêm trước lần kỷ niệm thứ 20 của ngày 4 tháng 6.
“Này, các cậu có biết ngày hôm nay là ngày gì không?”
“Ngày 4 tháng 6.”
“Còn gì nữa?” “Tao biết mày muốn nói gì,” bạn nằm ở giường dưới tôi nói. “Đó là ngày kỷ niệm. Nhưng chúng ta có thể làm gì được?”
Sự thụ động đó không phải là ngoại lệ trong giới trẻ ngày nay ở Trung Quốc. Thật là một ý nghĩ thời thượng để hy vọng rằng lớp người trẻ và có học ở Trung Quốc muốn giữ ngọn lửa cháy của những sinh viên biểu tình và kêu gọi cải cách dân chủ vào mùa hè năm 1989, chỉ để hứng chịu cuộc đụng độ chết chóc với quân lính ở quanh Quảng trường Thiên An Môn Trung tâm Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6. Nhưng từ tất cả những gì tôi thấy và nghe được, giới trẻ có học và lớp tinh hoa của Trung Quốc không quan tâm đến việc giữ ký ức về thảm sát Thiên An Môn, mà báo chí chính thống không đề cập đến và đảng Cộng sản cầm quyền gần như xóa bỏ hoàn toàn khỏi những diễn văn hay bài viết công khai. Tuổi trẻ của TQ chỉ muốn tập trung vào việc kiếm tiền và tránh xa những rắc rối.
Trong thời gian chuẩn bị cho ngày kỷ niệm năm nay, tôi đã đưa ra chủ đề này với 5 người bạn và đồng nghiệp Trung Quốc, những người trẻ hoặc chưa ra đời khi mà các sự kiện năm 1989 nổ ra. (Tất cả đều đồng ý là chỉ đưa ra phần danh tính là Họ của mình). Không ai trong số họ nói rằng họ dự định tưởng nhớ những gì xảy ra trong một trong những sự kiện thảm khốc nhất trong lịch sử gần đây của Trung Quốc. Bốn trong năm người này mô tả ngày 4 tháng 6 là “không quan trọng”.
Trong khi thanh niên ở những năm 1980 đã giữ được những lá cờ dân chủ và chủ nghĩa lý tưởng, thì thế hệ mới dường như không quan tâm. Chuyện gì đã xảy ra?
Không phải năm người này không biết thảm sát Thiên An Môn là gì. Tất cả đều biết. Mặc dù không có cuộc thảo luận cởi mở nào vào ngày 4 tháng 6 ở Trung Quốc, không có chi tiết nào trong sách giáo khoa ở trường học, và có Bức tường lửa vĩ đại- Great Firewall, một chương trình kiểm duyệt của chính phủ, đã chặn các trang web nước ngoài như Facebook và New York Times. Nhưng không phải là hoàn toàn không thể để cho người trẻ TQ truy cập các thông tin phong phú hơn nếu họ muốn. Hàng trăm ngàn người trong số đó học ở nước ngoài, và hàng triệu người có thể tải về cái gọi là mạng ảo cá nhân, cho phép họ “nhảy vọt” khỏi tường lủa.
Và cũng không đúng nếu nói rằng năm người này đã tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nhà nước quá nhiều mà vấn đề là họ không có khả năng tự tư duy. Tất cả năm người đều có bằng cấp của các trường đại học ưu tú; Tất cả họ đều đã học ở nước khác, đi du lịch hoặc sống ở các nước khác.
Nhưng giới trẻ ở Trung Quốc ngày nay được xác định bởi hai đặc điểm chính: thận trọng và tham vọng. Cui, một kiểm toán viên trẻ làm việc cho công ty kiểm toán Ernst & Young, nói với tôi rằng ngày kỷ niệm này “không liên quan trực tiếp đến tôi hoặc cuộc sống của tôi. Tôi không biết bất kỳ người trẻ nào quanh tôi quan tâm đến ngày kỷ niệm ngày 4 tháng 6 “Thay vào đó, người trẻ Trung Quốc” suy nghĩ về cách cắm rẽ ở các thành phố lớn và đạt được vị trí xã hội tốt hơn cho chính mình trong tương lai. Trung Quốc vẫn đang phát triển nhanh, và những cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn bây giờ hoặc không bao giờ, “Cui giải thích. “Ai muốn mạo hiểm để mất đi tất cả những gì chúng tôi đã đạt được cho một giấc mộng mơ hồ?”
Cui không phóng đại. Công khai tổ chức kỷ niếm ngày 4 tháng 6, hoặc trực tiếp hoặc trên mạng, mang những rủi ro thực sự. Chính phủ Trung Quốc coi những hành động đó có hại cho sự ổn định của quốc gia; Thực tế, hàng năm một số người thậm chí còn giữ các đài tưởng niệm riêng ở Trung Quốc bị trừng phạt; Ít nhất có ba nhà hoạt động đã bị bắt giữ vào tháng 5 này để lên kế hoạch kỷ niệm ngày kỷ niệm ở Bắc Kinh. Theo Cui, nguy cơ khác là sự bất ổn mà Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt một khi ngày 4 tháng 6 được phép thảo luận một cách cởi mở, có thể sẽ dẫn đến một cuộc đàm thoại rộng rãi hơn về tính hợp pháp của Đảng Cộng sản cầm quyền. Cui sẽ không làm bất cứ điều gì mà có thể dẫn đến bị bắt giữ, và anh không muốn nhìn thấy bất cứ điều gì mà sẽ dẫn đến sự bất ổn. “Tôi tin vào một chính phủ mạnh,” anh nói. “Để duy trì sự ổn định và đạt được một mục tiêu lớn hơn, tôi nghĩ rằng một vài hy sinh có thể chấp nhận được” Nói cách khác, Trung Quốc không thể cùng lúc mạnh lên và suy nghĩ về Thiên An Môn.
Thanh niên Trung Quốc nói chung là tự do và cá nhân hóa nhiều hơn các thế hệ trước, nhưng thậm chí như vậy, không hiếm khi nghe những ý kiến như Cui trong số người cùng trang lứa. Ba trong số năm người mà tôi phỏng vấn nói rằng họ tin rằng trong nền kinh tế Trung Quốc ngày nay, sự ổn định xã hội cần được đặt dưới cai trị. Một người, tên Hu, nói rằng sẽ ổn thôi để giữ “những tranh chấp về một số sự cố lịch sử” như là giữ ngày 4 tháng 6 cho nó tạm thời ít được chú ý hơn . Tôi hỏi anh ta khi anh nghĩ sẽ là thời điểm thích hợp để thảo luận cởi mở. Anh ấy nói anh ấy không chắc.
Hu chỉ là một kiểu người, về mặt lý thuyết, là nên quan tâm đến Thiên An Môn. Anh Hu đã tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, một trường cao đẳng ở Bắc Kinh, là nơi phản đối vào năm 1989. Anh nói với tôi rằng “hầu hết học sinh” ở đó đều biết ngày 4 tháng 6. Nhưng “mỗi năm, khoảng thời gian này, các giám sát viên đều nhắc họ, ‘Đế ý hành vi của bạn.’
Sinh viên Đại học Bắc Kinh ngày nay khác với những năm 1989.
Một số sinh viên chỉ đơn giản là không quan tâm đến chính trị; Một số không đồng ý “với những gì sinh viên biểu tình đã làm; Và một số “không dám làm bất cứ điều gì công khai.” Những thái độ này phản ánh lời hùng biện chính thức mà chúng tôi người trẻ Trung Quốc đã tiếp xúc trong suốt cuộc đời của mình. Sinh viên ở đây được kêu gọi hy sinh những lợi ích cá nhân nhỏ nhặt của họ vì lợi ích lớn hơn. Trong các tờ báo đảng, thường có các bài xã luận lập luận rằng bởi vì các nước phương Tây đã có hành động đàn áp cách đây một, hai thế kỷ , họ không có quyền chỉ trích quá khứ gần đây hay hiện tại của Trung Quốc. Chủ thuyết Darwin về tiến hoá xã hội chiếm ưu thế. Cui cho biết đôi khi anh bị xáo trộn bởi tham nhũng và không hài lòng với cách làm việc của chính phủ Trung Quốc. Nhưng giải pháp của anh là “thích ứng với nó và cố gắng leo lên vị trí tốt hơn” thay vì trở thành một nhân tố thay đổi, bởi vì “sự bất công là một phần tất yếu của điều kiện con người và sẽ có một số người trong xã hội ít may mắn hơn. ”
Những người như Cui đôi khi quan tâm đến chính trị nhưng chỉ khi nó trực tiếp can thiệp vào mối quan tâm cá nhân của họ và chỉ sau khi tính toán cẩn thận để chắc chắn rằng họ sẽ không phải hứng chịu vì đã chỉ tríhc. “Hôm qua tôi đã quyết định mua một căn hộ ở Thẩm Quyến”, Cui nói. Giá trị hơn $ 450,000. “Tôi mượn [hơn $ 300,000] từ ngân hàng và sẽ trả nợ trong 20 năm tới. Tất nhiên, tôi không thể chịu nổi bất kỳ sự bất ổn xã hội hay bất ổn nào trong cuộc đời tôi. ”
Chỉ có Sun, một sinh viên 24 tuổi, dường như hơn tất cả là quan tâm đến chính trị. “Chính phủ đã làm một công việc tốt trong hai thập kỷ là việc làm cho chính trị xa lánh tầm nhìn của xã hội trong cuộc sống hằng ngày”, Sun nói với tôi. “Nhưng chính trị là tất cả mọi thứ … ngày 4 Tháng 6 nên được nhắc đến và ghi nhớ.” Anh nói thêm rằng thế hệ của anh muốn thay đổi. Nhưng Sun nói anh ấy cảm thấy bất lực. “Chúng ta có thể làm gì? Khi ai cũng có những thứ khẩn cấp để giải quyết, họ không nhìn thấy tầm quan trọng của một số vấn đề. ”
Sun nói rằng anh hiếm khi nói về Thiên An Môn với các bạn đồng trang của mình. Nhưng đó không phải là do lo ngại rằng cuộc thảo luận như vậy sẽ khiến anh gặp rắc rối với chính quyền. Thay vào đó, Sun giải thích, đó là bởi vì mọi người có ý kiến khác nhau về nó; Thảo luận có thể dễ dàng tạo ra sự bất hòa giữa bạn bè.
Sự nguy hiểm khi trở nên tích cực về chính trị là một bài học mà thế hệ thanh thiếu niên này đã thuộc lòng. Một trong những bạn cùng phòng của tôi, từ Bắc Kinh, đã từng nói với tôi về cha cô trong những năm 1980 là một người đàn ông trẻ tuổi lý tưởng, ông đã nghe nhạc rock và nuôi tóc dài. “Nhưng ông đã thay đổi sau năm 1989,” cô nói. “Ông cảnh báo tôi trước khi bắt đầu học đại học ” Đừng bao giờ tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào. “Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy sẽ cố bảo vệ tôi cho dù có chuyện gì, nhưng có một số điều mà ông ấy không thể làm gì để ngăn chặn một khi đã quá muộn. ”
Một người bạn khác, Qiao 27 tuổi, một người đại lục lục địa bây giờ đang học ở Đài Loan, nói với tôi rằng anh ta cũng được cảnh báo từ khi còn rất trẻ về những nguy hiểm của chính trị. Chú và dì của Qiao đều là sinh viên đại học vào năm 1989, và họ đã tham gia đình công vào những ngày trước khi quân lính đổ xuống quảng trường.
“Tôi nghĩ tôi là người tự do. Lúc đầu, tôi đã học được điều đó từ gia đình, sau đó tôi đã cố gắng tìm kiếm thông tin từ sách và trên internet “, Qiao nói. “Ngày 4 tháng 6 đã giúp mọi người nhận thức được tinh thần dân chủ, nhưng sau khi thất bại, những người ủng hộ dân chủ trong Đảng Cộng sản đã mất quyền lực. Tôi không nghĩ rằng ngày 4 tháng 6 là một hồng phúc cho Trung Quốc, và tôi không muốn ca ngợi nó. ”
Tất cả mọi người ở Trung Quốc cố gắng tìm ra vị trí vạch kẻ giữa những gì được cho phép và cái gì không; Không ai thực sự thành công.
Như một giải pháp, chúng tôi đã vẽ một đường tròn lớn xung quanh mình và đứng tránh xa các đường kẻ. Một vạch kẻ mơ hồ có sức mạnh hơn rất nhiều so với một cái nhìn rõ ràng. Tôi cũng vậy, trong số những người cẩn thận. Năm nay, lần đầu tiên tôi nghĩ rằng tôi sẽ tổ chức các cuộc trò chuyện về Thiên An Môn trên đường phố, tại công viên, hoặc tại nhà hàng – chỉ với bạn bè gần gũi, tất nhiên. Nhưng khi tôi lên kế hoạch cho bài báo này và liệt kê những người để nói chuyện, tôi thấy mình ngày càng kín đáo. Tôi nhớ cách đây vài năm, khi tôi còn là sinh viên đại học, một bạn học của tôi đã gửi một văn bản cho một người bạn khác như một trò đùa: ” hãy đến Thiên An Môn và tự đốt cháy mình để phản kháng.” Ba mươi phút sau khi thông điệp được truyền đi, Một hàng xe cảnh sát và hàng chục cảnh sát tràn ngập tòa nhà ký túc xá. May mắn thay cho bạn tôi, chủ tịch trường đại học đã khẳng định cho sự vô tội của anh này.
Tôi đã lo lắng rằng tôi sẽ bị báo cảnh sát cho cuộc đối thoại trên mạng của mình. Vì vậy, tôi đã gửi tin nhắn tới người tin cậy qua Facebook, chứ không phải là phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, được giám sát nghiêm ngặt. Chúng tôi sử dụng các từ mã đã được đồng ý, đề cập đến “điều đó” khi chúng tôi cần nói “4 tháng 6” và “địa điểm đó” khi chúng tôi cần phải nói “Thiên An Môn”.
Một trong năm liên lạc của tôi sau đó đã thay đổi suy nghĩ của mình và nói với tôi rằng anh đã lên kế hoạch để làm một cái gì đó nhỏ để đánh dấu kỷ niệm. “Tôi có lẽ sẽ gửi một cái gì đó mỉa mai, nhưng gián tiếp, như,” Lại một lần nữa, tuần kỷ niệm của các các bài báo bị xoá trên internet ở Trung Quốc, vui vẻ lên đí “, bạn tôi viết, gửi cho tôi một nụ cười rụt rè trên Facebook. “Không có gì khác.”