Áp lực đè nặng AIIB về tính minh bạch trong các khoản tín dụng xanh

English:Pressure mounts on AIIB for greater clarity on green lending

Ngân hàng phát triển do Trung Quốc dẫn đầu cần phải cung cấp sự đảm bảo lớn hơn, Liu Qin cho biết. AIIB chính thức thành lập, các tổ chức xã hội dân sự vẫn trăn trở về việc thiếu các biện pháp bảo vệ liên quan tới điều kiện để đánh giá (khoản vay)

Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB) được dẫn dắt bởi Trung Quốc chính thức thành lập vào ngày 16 tháng 1, nhưng nhiều nhà vận động môi trường muốn nhìn thấy sự minh bạch hơn từ tổ chức cho vay phát triển đa phương mới nhất của thế giới.

Chủ tịch ngân hàng, Jin Liqun, đã nói nhiều lần rằng AIIB rất nghiêm túc trong bảo vệ môi trường và hạn chế tác động của con người.gây ra bởi quá trình phát triển

Nhưng nhiều nhóm môi trường lo ngại rằng dự thảo tài liệu Khung đánh giá Xã hội và Môi trường của ngân hàng này, có sẵn trên trang web của ngân hàng, thiếu các cam kết chi tiết và chắc chắn đối với khoản cho vay bền vững. Họ kêu gọi các quy định về cho vay phải được làm rõ hơn và cải thiện hoạt động tư vấn với người dân địa phương.
Yu Xiaogang của tổ chức phi chính phủ Green Watershedcủa Trung Quốc nói với Chiandialogue: “Có một khoảng cách giữa những gì được mô tả bởi Jin Liqun và  nội dung của dự thảo đó.” Ví dụ, hiện nay không có yêu cầu bắt buộc thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội trước khi dự án bắt đầu.
Tiếp tục đọc “Áp lực đè nặng AIIB về tính minh bạch trong các khoản tín dụng xanh”

Khởi động AIIB – Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á: Những điều cần biết

English: New Asian Infrastructure and Investment Bank Breaks Ground: What You Need to Know

Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB) mới thành lập đã chính thức lễ khai trương tại Bắc Kinh vào ngày 16/01. Biên tập viên Alma Freeman ở Á Châu đã nói chuyện với giám đốc Chương trình hợp tác phát triển quốc tế của Quỹ Á Châu, Anthea Mulakala, để tìm hiểu điều gì khiến ngân hàng này khác biệt, những dấu hiệu cho tiếp cận phát triển, và làm thế nào ngân hàng này có thể giải quyết sự/vấn đề thiếu hụt cơ sở hạ tầng của Châu Á.

 AIIB là gì và khác biệt như thế nào đối với các ngân hàng đa phương như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu?

AIIB là một ngân hàng đa phương mới, khởi xướngđầu tiên bởi Trung Quốc trong năm 2013 và có trụ sở tại Bắc Kinh. Với 57 thành viên sáng lập, AIIB có vốn ban đầu là 50 tỷ USD và vốn điều lệ là 100 tỷ USD. Trung Quốc là cổ đông lớn nhất với khoảng 30%, tiếp theo là Ấn Độ, Nga, Đức, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Indonesia, Brazil, và Vương quốc Anh. Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa gia nhập AIIB. Tiếp tục đọc “Khởi động AIIB – Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á: Những điều cần biết”

Hiệu quả dự án lọc dầu Dung Quất: bảy năm nhìn lại

Ngọc Lan – Thứ Tư,  24/2/2016, 10:06 (GMT+7)

Cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận nhiều ưu đãi nhưng Tập đoàn Dầu khí vẫn đau đầu vì bù lỗ từ cho Dung Quất từ lợi nhuận thu được qua các dự án khác. Ảnh:TL

(TBKTSG Online)- Kể từ khi đi vào vận hành thương mại (2-2009) đến nay là tròn 7 năm,  – dự án lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam – luôn bị đặt câu hỏi: hiệu quả kinh tế của dự án thế nào? Bởi trong suốt thời gian qua, việc giải quyết các ưu đãi luôn mang tính sống còn cho dự án.

Đối với một dự án lọc dầu, thông thường thì giá dầu thô (nguyên liệu) và giá xăng dầu (sản phẩm) là các yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do vậy người dân không hiểu được tại sao giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, khiến giá xăng dầu thành phẩm cũng giảm theo thì tại dự án Dung Quất, sản phẩm  được sản xuất ra từ nguồn dầu thô trong nước (mỏ Bạch Hổ) lại không cạnh tranh được với giá xăng dầu nhập khẩu. Tiếp tục đọc “Hiệu quả dự án lọc dầu Dung Quất: bảy năm nhìn lại”