Đối thoại về tương lai văn hóa Việt Nam

  •   BÙI MINH HÀO
  • Thứ tư, 23 Tháng 10 2013 07:57

Gs Phạm Đức Dương và gs Jack Dash Harris

Gs Phạm Đức Dương và gs Jack Dash Harris

VHNANếu như những năm cuối của thế kỷ XX, các nhà Việt Nam học từ nước ngoài cố gắng nghiên cứu và đưa ra những lý giải về nguyên nhân Việt Nam đã giành được chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nói cách khác là họ quan tâm nhiều đến vấn đề chính trị, kinh tế và quá trình đổi mới ở Việt Nam.

Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, với những thay đổi to lớn ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học nước ngoài đã và đang quan tâm đến một vấn đề rất quan trọng là tương lai văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là sự thay đổi về hệ thống giá trị đang diễn ra ở Việt Nam. Phải chăng, khi chúng ta đang quá đề cao và quan trọng hóa sự phát triển của kinh tế, sự thay đổi của chính trị thì đồng thời đang bẵng quên đi những biến động không nhỏ trong những dòng chảy thầm lặng của nền văn hóa mà ở đó, nó thể hiện được những dáng dấp của một nền văn hóa mới đang chuyển mình và hình thành dù chưa thể khẳng định nó đi đến đâu? Tiếp tục đọc “Đối thoại về tương lai văn hóa Việt Nam”

Hội Minh Thề: Chỉ dân thề trung thực, quan không thề

21/02/2016 14:13

(NLĐO)- Theo truyền thống dân thề “trung thực, ngay thẳng” , quan thề “không tham nhũng”, song tại lễ Hội Minh Thề ngày 21-2 chỉ có dân thề, còn quan chức thì nói: “Đây là lễ hội của người dân trong thôn, để cho người trong thôn thề!”.

Ngày 21-2 (tức 14 tháng Giêng năm Bính Thân), tại đền chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã diễn ra lễ khai hội Minh thề – lễ hội thường niên vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch nhằm tái dựng nghi lễ những người làm quan thề “không tham nhũng” và những nông dân thề “trung thực, ngay thẳng”.

 Những người nông dân tuyên thề: trung thực, ngay thẳng tại lễ hội Minh Thề

Những người nông dân tuyên thề: trung thực, ngay thẳng tại lễ hội Minh Thề

Tại lễ Hội Minh Thề vào sáng 21-2, khi được hỏi “có dám uống rượu Kim Kê và thề không”, các quan chức huyện Kiến Thụy đều nói “chúng tôi đã thề trước Đảng và nhân dân rồi, còn ở đây là lễ hội của người dân trong thôn, để cho người trong thôn thề!”.

Trong khi đó, ông Phạm Phú Oanh, chủ lễ Hội Minh Thề, cho biết: “Chúng tôi rất mong muốn lễ hội truyền thống với ý nghĩa nhân văn sâu sắc này các chức sắc của xã, huyện và cao hơn cùng uống rượu thề thì sức lan tỏa còn lớn rộng nữa”.

Tiếp tục đọc “Hội Minh Thề: Chỉ dân thề trung thực, quan không thề”