Việt Nam mạnh giàu: Giấc mơ từ bên ngoài Tổ quốc

03/09/2021 07:14 GMT+7

tuoitre.vn

TTO – Khi thế giới trở nên phẳng, những giấc mơ cũng không có “quốc tịch”. Ước mong về một Việt Nam mạnh giàu, khởi sinh bên ngoài lãnh thổ, nói với ta nhiều hơn về cái di sản hiện tồn trên đường phát triển đó.

Việt Nam mạnh giàu: Giấc mơ từ bên ngoài Tổ quốc - Ảnh 1.

Trưng bày sách “Thơ Việt Nam đương đại” tại phòng đọc Thư viện Quốc gia Pháp

Họ đang tìm mọi cơ hội để hướng về và phát triển đất nước. Cũng có thể là người chẳng có máu mủ ruột rà gì với quốc gia bé nhỏ này nhưng họ lại bị hai chữ “Việt Nam” quyến luyến và không ngừng cổ vũ cho sự phát triển của nó.

Khi thế giới trở nên phẳng, những giấc mơ cũng không có “quốc tịch”. Ước mong về một Việt Nam mạnh giàu, khởi sinh bên ngoài lãnh thổ, nói với ta nhiều hơn về cái di sản hiện tồn trên đường phát triển đó.

Tiếp tục đọc “Việt Nam mạnh giàu: Giấc mơ từ bên ngoài Tổ quốc”

Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ

  • Kỳ 1: Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
  • Kỳ 2: Hai anh em Nghị – Sỹ
  • Kỳ 3: Xóm người Chăm An Giang ở Klang
  • Kỳ 4: Những cô dâu Việt ở Malaysia
  • Kỳ 5: Người phụ nữ Việt Nam nhân ái ở Malaysia
  • Kỳ 6: Miền đất mới của người Việt trẻ tuổi

***

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình

11/04/2017 11:59 GMT+7

TTO – Những ngày ở Malaysia chứng kiến sự lao động cực nhọc và nghiêm túc của nhiều lao động Việt xa xứ.

Làm quần quật ở xứ người để lo cho gia đình
Chị Ngô Thị Chung tại một quán ăn ở Malaysia mà chị đã giúp việc trong 7 năm qua – Ảnh: Quỳnh Trung

Chúng tôi mới thấu hiểu rằng phía sau những đồng ngoại tệ gửi về gia đình ở quê nhà là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là sự tủi nhục mà họ phải chịu nơi xứ người.

Một ngày đầu tháng 4, tại quán ăn Trung Hoa đối diện trung tâm thương mại Low Yat Plaza ở khu trung tâm sầm uất Bukit Bintang, thủ đô Kuala Lumpur, một phụ nữ trung niên nhỏ nhắn cầm thực đơn trên tay, liên tục mời du khách bằng tiếng Hoa. Người phụ nữ này tên Ngô Thị Chung (45 tuổi, quê Nghệ An). Tiếp tục đọc “Người Việt làm thuê ở Malaysia – 6 kỳ”

Hoạt động của hội thanh niên tích cực Minh Khai – PYA ( cập nhật tháng 8 )

Chào các bạn,

Mình xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh và clip về hoạt động của hội thanh niên tích cực Minh Khai PYA trong thời gian gần đây.

Chúc các bạn một ngày vui.

Thân mến,

Chí Thuận.

Các hoạt động về giáo dục tại Minh Khai PYA:  Hiện có 4 lóp tiếng Anh, 1 lớp vẽ và 1 lớp luyện chữ đẹp. Bên cạnh đó là các hoạt động chia sẻ tri thức như PYA Talk, các buổi nói chuyện về tư duy tích cực, chương trình phát triển kỹ năng sống .v.v.

Một buổi học tiếng Anh của khối lớp 3-4 do bạn Nga hướng dẫn, và  khối lớp 1-2 do bạn Nụ hướng dẫn.

001
Tiếp tục đọc “Hoạt động của hội thanh niên tích cực Minh Khai – PYA ( cập nhật tháng 8 )”

Minh Khai PYA và phong trào ĐCN – 3 năm nhìn lại

Chào các bạn,

Hội thanh niên tích cực Minh Khai PYA vừa tròn 3 tuổi. Thực hiện tinh thần của Đọt Chuối Non: Khiêm tốn, thành thật và yêu người, kể từ những ngày đầu tiên với một lớp tiếng Anh trẻ em, nay hội đã trưởng thành hơn với các hoạt động ngày càng thiết thực và có tác động trực tiếp tới đời sống người dân trong xã trên hai lĩnh vực giáo dục và văn hóa.

Với phương châm làm việc tình nguyện vô điều kiện, các hoạt động của hội PYA hướng tới ba mục tiêu:

Phát triển giáo dục tại địa phương

  • Truyền cảm hứng cho các bạn đam mê học tập hơn
  • Định hướng học tập và rèn luyện bản thân
  • Hỗ trợ các bạn bổ sung và củng cố kiến thức đã học tại trường
  • Lan tỏa văn hóa đọc

Phát triển văn hóa tại địa phương

  • Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
  • Gìn giữ và khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng
  • Tạo các sân chơi lành mạnh, tích cực, tươi vui cho thanh niên nói riêng và người dân nói chung

Nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương

  • Thúc đẩy phát triển phúc lợi xã hội
  • Hỗ trợ tri thức trong phát triển kinh tế tại địa phương
  • Bảo vệ môi trường sống

Tiếp tục đọc “Minh Khai PYA và phong trào ĐCN – 3 năm nhìn lại”

Muốn sáng tạo phải có không gian

Chính Phong – Thứ Bảy,  2/4/2016, 09:24 (GMT+7)

Không gian làm việc ở Toong.

(TBKTSG) – Richard Florida, kinh tế gia người Mỹ, cha đẻ của khái niệm “giai tầng sáng tạo” (creative class), tác giả một cuốn sách viết về creative class, cho rằng muốn có “giai tầng sáng tạo” thì phải có những “không gian sáng tạo” (creative hub).

Thomas Friedman cho rằng “Thế giới phẳng” qua cuốn sách nổi tiếng cùng tên của ông, nhưng Richard Florida thì nói rằng thế giới không phẳng mà lởm chởm với nhiều cạnh sắc nhọn. Tiếp tục đọc “Muốn sáng tạo phải có không gian”

Thấy gì từ cuộc “bán mình” của Sharp

Thanh Hương – Thứ Năm,  31/3/2016, 09:43 (GMT+7)

Gian trưng bày sản phẩm của Sharp tại một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas, Mỹ. Ảnh: GADGETS.NDTV.COM

(TBKTSG) – Vụ Foxconn (Hon Hai Precision Industry Co – Đài Loan) dây dưa ngã giá mua lại Sharp Corp. (Nhật Bản) đã kết thúc vào hôm qua, 30-3, khi Foxconn cho biết đã mua 66% cổ phần của hãng điện tử Nhật này với giá 389 tỉ yên (3,5 tỉ đô la Mỹ).

Tiếp tục đọc “Thấy gì từ cuộc “bán mình” của Sharp”

Học tiếng Anh tốt như người Philippines

VEGần 30% trẻ em Philippines chưa từng đến lớp hoặc tốt nghiệp tiểu học, nhưng nước này giỏi tiếng Anh thứ ba châu Á, hơn hẳn Việt Nam hay Nhật Bản, Hàn Quốc.

Philippines-tieng-anh-9540-1434535443.jp
Tất cả các tấm biển báo giao thông ở Philippines đều bằng tiếng Anh.

Trở về từ Philippines, nữ nhà báo Amy Chaves đã ấn tượng với trình độ tiếng Anh của dân chúng nơi đây và cho rằng các nước châu Á khác có thể học hỏi cách quốc gia này đã làm như thế nào:

Tiếp tục đọc “Học tiếng Anh tốt như người Philippines”

Câu lạc bộ… tạo niềm tin vào giáo dục

T – Xây dựng một nền giáo dục không tiêu cực chính là mục tiêu hướng đến của những bạn trẻ trong CLB Face.

Từ nhiều năm nay, CLB Face (CLB xây dựng một nền giáo dục sạch, không tham nhũng, tiêu cực – PV) của Đại học Hoa Sen TPHCM gây được tiếng vang lớn, thu hút đông đảo cộng đồng sinh viên tham gia. Nhưng ít ai biết rằng, thành viên FACE đã từng bị chính các bạn cùng lớp tẩy chay với lý do “không quay cóp không phải sinh viên”.

Câu lạc bộ… tạo niềm tin vào giáo dục Tiếp tục đọc “Câu lạc bộ… tạo niềm tin vào giáo dục”

Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?

VNN –  Sau khi trải nghiệm các hoạt động dành cho học sinh quốc tế, một nhóm học sinh năng động của Việt Nam đã tìm cách mở rộng trải nghiệm này tới bạn bè đồng trang lứa.

MUN, VNHNMUN, mô phỏng Liên Hợp Quốc“Hôm nay trong căn phòng này, tôi có một nhóm bạn đặc biệt gồm 100 học sinh, sinh viên và 25 thành viên trong ban tổ chức tới từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam đã tới tham dự hội thảo. Mặc dù khác nhau về quốc tịch, hoàn cảnh sống, nền tảng giáo dục và tôn giáo, nhưng tất cả chúng ta đều có một sân chơi chung là VNHNMUN 2015” – Tổng thư ký Khuất Minh Thu Giang nói trong phát biểu khai mạc. Ảnh: Taichi Kobayashi Tiếp tục đọc “Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?”

Những đứa trẻ cho rằng (được dạy rằng) người khác có xu hướng thù ghét mình – bản thân trẻ sẽ có xu hướng hung hăng

English: Kids expecting aggression from others become aggressive themselves

Trẻ em được dạy phải cảnh giác với sự thù ghét từ người khác có xu hướng hành xử hung hăng

Việc cảnh giác quá mức tới lo lắng đối với sự thù ghét từ người khác sẽ kích hoạt thái độ hung hăng ở trẻ em, một nghiên cứu mới đây cho biết. Nghiên cứu bao gồm 1299 trẻ em và phụ huynh tham gia, được thực hiện theo chiều dọc -longitudinal study – (1) kéo dài trong 4 năm, nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về đề tài này. Phát hiện của nghiên cứu là một khuynh hướng đúng với 12 nhóm văn hoá khác biệt từ 9 nước khác nhau trên toàn thế giới.

Young people fighting.
Credit: © Monkey Business / Fotolia

Sciencedaily –

Khuynh hướng này phổ biến hơn ở một số quốc gia, so với các quốc gia khác khác, điều này giúp lý giải tại sao một số nền văn hoá có nhiều vấn đề trẻ em cư xử hung hăng hơn các nền văn hoá khác, theo như nghiên cứu cho biết.

Các phát hiện, được xuất bản trực tuyến vào ngày thứ hai trong Bản lưu của Học viện Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), chứa nhiều hàm ý. Hàm ý chỉ ra không chỉ đối với việc giải quyết các vấn đề về thái độ thù ghét ở các cá nhân, mà còn đối với việc hiểu rõ hơn về những mâu thuẫn có từ lâu và trên diện rộng giữa các nhóm như xung đột A rập – I-sa-rel và xung đột sắc tộc ở Mỹ.

“Nghiên cứu của chúng tôi nhận ra được quá trình tâm lý cơ bản để dẫn một đứa trẻ đến bạo lực,” Kenneth A. Dodge, giám đốc của Trung tâm Chính sách Gia đình và Trẻ em tại Đại học Duke đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu nói.

“Khi một đứa trẻ cho rằng mình đang bị đe doạ bởi ai đó và cho rằng người khác đang hành động với ý định gây hấn, thì đứa trẻ đó dường như sẽ phản ứng lại bằng sự hung hăng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng kiểu hành xử này là phổ biến đối với tất cả mọi người trong 12 nhóm văn hoá được nghiên cứu trên toàn thế giới.”
“Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng các nền văn hoá khác nhau trong cách tác động khiến trẻ em trở nên đề phòng theo cách này, và những khác biệt khác giải thích tại sao một số nền văn hoá có những đứa trẻ hành xử hung hăng hơn các nền văn hoá khác” Dodge nói. “Nó hướng đến nhu cầu thay đổi cách chúng ta tác động khiến những đứa trẻ của chúng ta trở nên ôn hoà hơn, khoan dung hơn và bớt phòng thủ hơn.” Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ cho rằng (được dạy rằng) người khác có xu hướng thù ghét mình – bản thân trẻ sẽ có xu hướng hung hăng”

Cửa hàng cá sạch

05:34 AM – 16/02/2016 TN

Một số thành viên trong nhóm M4S tại cửa hàng cá sạch - Ảnh: Như Lịch

Một số thành viên trong nhóm M4S tại cửa hàng cá sạch – Ảnh: Như Lịch

Khởi nghiệp bằng Dự án chuỗi cửa hàng cá sạch M4S, một nhóm bạn trẻ đang nỗ lực, khao khát chinh phục ước mơ trở thành ‘vua cá Việt’, tiến tới dẫn đầu khu vực và vươn ra thế giới.

Phải lo cho con cá!

Nguyễn Đức Hiếu, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, phụ trách chung của dự án, cho biết ý tưởng nảy sinh từ “nỗi ám ảnh thấy ăn cá giống như ăn cục u rê”. Theo Hiếu, cá không an toàn đang tràn lan ngoài thị trường, là mối hiểm họa lớn và hậu quả của nó vô cùng khủng khiếp. Tiếp tục đọc “Cửa hàng cá sạch”

Nhìn lui và nhìn tới

Đức Tâm thực hiện – Chủ Nhật,  31/1/2016, 12:26 (GMT+7)

Ông Nguyễn Mạnh Dũng.

(TBKTSG) – Cho đến thời điểm đầu năm 2016 này, cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam đã có những gì và liệu sẽ có những gì? TBKTSG đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện kiêm Giám đốc đầu tư Quỹ CyberAgent Ventures (CAV) tại Việt Nam và Thái Lan, đơn vị đã gắn bó với cộng đồng này từ năm 2008.

TBKTSG: Trung bình một công ty khởi nghiệp cần khoảng ba năm đầu để ổn định và bước sang giai đoạn phát triển mới. Lấy khoảng thời gian năm năm gần đây để nhìn lại, ông đánh giá thế nào về cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam?

Tiếp tục đọc “Nhìn lui và nhìn tới”

Người “thắp lửa” cho tuổi trẻ Minh Khai

PHÓNG SỰ – KÝ SỰ | 06:23 Thứ Năm ngày 21/05/2015

(HNM) – Căn nhà cấp 4 cũ kỹ nằm sâu trong con ngõ nhỏ thôn Minh Hòa 4, xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) gần như tối nào cũng sáng đèn. Tiếng giảng bài của giáo viên, tiếng thảo luận, nói cười của học sinh luôn rộn rã. Cái lạ, đây là lớp học miễn phí. Lạ hơn nữa, chủ nhân sáng lập ra Hội Thanh niên tích cực (TNTC) xã Minh Khai cũng là người trực tiếp tổ chức lớp học là Nguyễn Chí Thuận – một thanh niên nỗ lực vượt lên nỗi đau của căn bệnh quái ác viêm cột sống dính khớp…

Anh Nguyễn Chí Thuận.

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch”

Nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập:

TPOAi sẽ làm nông nghiệp? Câu trả lời rất dễ bật ra: người nông dân. Nhưng người nông dân, thiếu kiến thức và các cơ chế hỗ trợ, sẽ đương đầu như thế nào trong “thế giới phẳng”, khi thị trường nông sản của họ không chỉ là cái chợ cóc đầu làng?


Võ Văn Tiếng: “Lúa của ba em không phải là lương thực”

Chàng nông dân “điên”

Năm 2010, Võ Văn Tiếng hoàn thành khóa nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương Đồng Tháp. Chàng trai trẻ tiếp quản vài héc-ta lúa từ tay cha mẹ, và lựa chọn tưởng như rất đơn giản: tiếp tục cấy trồng trên đó như ngàn đời nay vẫn vậy. Mỗi năm, gia đình Tiếng thu hoạch khỏi 200 tấn lúa – tạo ra một mức thu nhập hoàn toàn ổn định. Nhưng Tiếng phủ nhận thành quả của gia đình: “Lúa của ba không phải lương thực!” – cậu tuyên bố. Tiếp tục đọc “Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch””