Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên

*Truyện ngắn PHẠM NGA

1.

Sau một cái Tết vui vẻ bình thường, M. bỏ nhà ra đi. Một lá thư bốn trang giấy vở học trò để lại trong ngăn kéo bàn học. Vẫn nét chữ mộc mạc của cô sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành, nhưng lần này, sau lời “Kính thưa ba me”, M. lại đột khởi thông báo về một hành vi không hiếu thảo, ngoan hiền chút nào. Ba mẹ M. đau khổ gần như điên dại. Dò hỏi bạn bè thân, sơ trong lớp tại trường học của M.; bắn tin cho bạn bè, bà con thân thuộc – kể cả bà con ở ngoài Sài Gòn hay tận dưới quê; lục tìm danh sách bệnh nhân trong các bệnh viện, trung tâm cấp cứu và cả nhà xác của những nơi này; đem ảnh của M. đến báo công an phường, đồng thời đăng lời rao trên mấy tờ báo và ti-vi; ra bưu điện đăng ký dịch vụ “hiển thị số máy vừa gọi đến”.v.v… Tiếp tục đọc “Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên”

Tương lai của Du học sinh Việt Nam – Buổi trò chuyện với GS Kiều Linh, ĐH California Davis tại Hà Nội

Chào các bạn,

Như đã giới thiệu, ngày 17.12 ở Hà Nội, CVD đã tổ chức buổi gặp mặt GS Kiều Linh trò chuyện với Du học sinh tại Hà Nội thảo luận về Tương lai của Du Học Sinh Việt Nam

GS Kiều Linh là chuyên gia nghiên cứu về người Mỹ gốc Châu Á và dành nhiều năm nghiên cứu về người Việt ở Hải Ngoại.

kieulinh_hopmat1-copy

Buổi trò chuyện bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Các anh chị em và các bạn là cựu du học sinh, các bạn chuẩn bị du học giảng viên ĐH tại Mỹ,  các bạn chưa từng đi du học và các bạn người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam hoặc có nghiên cứu về VN, admin CVD Thu Hương online từ Đà Nẵng, đã tham gia buổi trao đổi. Tiếp tục đọc “Tương lai của Du học sinh Việt Nam – Buổi trò chuyện với GS Kiều Linh, ĐH California Davis tại Hà Nội”

Nửa thế kỷ thù hận sắc tộc – 5 kỳ

  • Kỳ 1: Di sản sắc tộc của Obama
  • Kỳ 2: Không sống qua tuổi 35
  • Kỳ 3: Chuyện lạ ở Dallas
  • Kỳ 4: Công lý có màu gì?
  • Kỳ cuối: Hiệu ứng Ferguson

***

Kỳ 1: Di sản sắc tộc của Obama

13/07/2016 12:10 GMT+7

TTO – Cách đây gần tám năm, khi một người da màu lần đầu được chọn làm tổng thống Mỹ, nhiều người từng nghĩ rằng vấn đề căng thẳng sắc tộc bấy lâu nay có thể chuyển đổi tốt hơn. Thế nhưng thực tế chưa được như vậy.

Nửa thế kỷ thù hận sắc tộc - Kỳ 1: Di sản sắc tộc của Obama
Tổng thống Obama (giữa) trong lần tuần hành cùng bà Amelia Boynton Robinson (ngồi xe lăn, thứ hai từ phải sang) nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện “Ngày chủ nhật đẫm máu” tại bang Alabama – Ảnh: AFP

Tiếp tục đọc “Nửa thế kỷ thù hận sắc tộc – 5 kỳ”

Trò chuyện với chân dung mộng mị*

Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn

Bản đồ thế giới mà ta có thể tưởng tượng nên, chỉ được vẽ ra trong giấc mộng…”

Chasles Nodier (1)

Xưa nay, những giấc mộng thường được miêu tả trong văn chương, và nhiều khôn xiết- ví như những giấc mộng trong truyện của Edga Pô, trong hồi ký Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, trong tiểu thuyết Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần, trong kinh sách của Trang Chu, trong thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch, v.v. Nhưng miêu tả giấc mơ trong hội họa thành cả một phòng tranh thì theo hiểu biết của tôi, mới chỉ có mình nữ họa sĩ trẻ Nguyễn Lý Phương Ngọc! Và cái độc đáo là những giấc mơ hiển hiện thành tranh của em lại tập trung vào những chân dung mà em đặt tên một cách vừa thật thà vừa khái quát bay bổng: “Chân dung mộng mị“. Tiếp tục đọc “Trò chuyện với chân dung mộng mị*”

Nhặt hài nhi trong đêm tối… (2 kỳ)

Nhặt hài nhi trong đêm tối…

Rác thải y tế độc hại vẫn bị cố tình vất ra phố

***

Nhặt hài nhi trong đêm tối…

LĐ SƠN ĐÔ – THÙY LINH 11:31 AM, 23/06/2016

Câu chuyện các phòng khám tư thản nhiên vứt rác thải y tế nguy hại ra đường phố còn đang khiến dư luận choáng váng thì chúng tôi lại nhận được thêm thông tin về việc có những hài nhi bé xíu bị chối bỏ bằng nhiều cách đau lòng nhất… Đây là hậu quả của quá trình nạo hút thai tràn lan, vi phạm đủ mọi quy định. Chúng tôi chết lặng, lạnh toát lưng khi phát hiện thai nhi bị vứt ngoài vỉa hè. Và, nếu không có những người mà chúng tôi tạm gọi là những người “thu nhặt hài nhi”, thì các bé sẽ ngày nào cũng trở thành một thứ rác thải y tế… Tiếp tục đọc “Nhặt hài nhi trong đêm tối… (2 kỳ)”

Harvard ư ? Những con “Zombie” xuất chúng

  •  WILLIAM DERESIEWICZ
  • RS – Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 17:05

Harvard ư? Những con “Zombie” xuất chúng

Ai chẳng muốn vào Harvard!
Những ngày gần đây, người dân Việt Nam lại được dịp hân hoan khi 1 học sinh trường Ams được Harvard cho học bổng tới 7 tỷ đồng.

Trái với niềm hoan hỉ tột độ khi một nước thế giới thứ ba có người được lọt vào tháp ngà Harvard, William Deresiewicz, từng là giáo sư Anh Văn 10 năm trường đại học danh tiếng Yale, một người không xa lạ gì với các trường đại học tinh hoa và “những con cừu xuất sắc” (Excellent Sheep), đã mang lại cho chúng ta một cái nhìn cận cảnh về“cuộc chạy đua điên rồ” đến các trường Top và những suy tư của ông về“một nền giáo dục đúng nghĩa” trong bài viết được Read Station chuyển ngữ này. Tiếp tục đọc “Harvard ư ? Những con “Zombie” xuất chúng”

Điều gì khiến giới trẻ thao thức?

English: What keeps young people up at night?

Khi nhìn lại tuổi thơ, chúng ta thường thấy đây là khoảng thời gian vô tư nhất của cuộc đời, nhưng dường như đôi khi, giới trẻ lại quan tâm đến các thách thức toàn cầu nhiều hơn rất nhiều những gì chúng ta nghĩ. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo thế giới đang bắt đầu nhận thấy. Nói về mong muốn đưa giới trẻ trở thành một phần trong quá trình đưa ra các quyết sách toàn cầu, Ban Ki-Moon (tổng thư ký Liên hiệp quốc) miêu tả họ là “có đầu óc cởi mở và nhận thức sắc sảo về các vấn đề mới nổi”.

Vì thế, khi Liên hiệp quốc và cộng động quốc tế đang thảo luận về Các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, họ quay sang hỏi ý kiến của giới trẻ. Một cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 1,5 triệu thiếu niên dưới 15 tuổi trên khắp thế giới đã đề nghị các em lựa chọn sáu vấn đề quan trọng nhất đối với các em và gia đình của các em trong số 16 vấn đề được đưa ra sau đây: Tiếp tục đọc “Điều gì khiến giới trẻ thao thức?”