Vì sao cần thực hành chánh niệm trong trường học và Giáo dục

English: Why mindfulness is needed in Education

Một nghiên cứu học thuật cho biết việc thực hành chánh niệm giúp làm giảm căng thẳng, tăng tập trung và cải thiện các mối quan hệ cá nhân, tăng sự đồng cảm và nhiều lợi ích khác.

Dưới đây là bản tóm tắt nghiên cứu về lợi ích của chánh niệm, đặc biệt việc thực hành chánh niệm liên quan đến các nhà Giáo dục. (xem thêm danh sách tài liệu tham khảo ở dưới)

Tập trung

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tập trung được cải thiện bao gồm sự biểu hiện khá hơn trong trong các nhiệm vụ đo lường tập trung khách quan (2)

 Điều chỉnh cảm xúc

Qua hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra Chánh niệm có liên quan đến việc điều tiết cảm xúc (3). Chánh niệm tạo những dự thay đổi lên não bộ giúp thích ứng với ít bị phản ứng (4), và khả năng sắp xếp các nhiệm vụ tốt hơn khi cảm xúc được kích hoạt.

Tình thương/từ bi (compassion) Tiếp tục đọc “Vì sao cần thực hành chánh niệm trong trường học và Giáo dục”

‘Xin đừng nghĩ giáo viên nghèo mới chân chính’

VNEXPRESS

“Khi dư luận nóng bỏng bởi quy định cấm dạy thêm, là giáo viên Vật lý ở TP HCM, tôi cảm thấy đau đớn và hổ thẹn. Dường như người ta hình thành trong đầu giáo viên thì phải nghèo, nghèo mới là nhà giáo chân chính?”, thầy giáo Tuấn chia sẻ.

Những ngày này, khi các trang báo lẫn dư luận đều nóng bỏng bởi quy định cấm dạy thêm học thêm tại TP HCM, bản thân là giáo viên Vật lý tại một trường THPT TP HCM, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và hổ thẹn. Đau đớn vì những lời miệt thị của nhiều người dành cho nghề nghiệp lương thiện trong xã hội, về sự đánh đồng, quy chụp cho tất cả.

Tiếp tục đọc “‘Xin đừng nghĩ giáo viên nghèo mới chân chính’”

Nữ tiến sĩ của buôn làng

Ký sự

Hoàng Thiên Nga- Thiên Linh

          Trò chuyện, hoặc cùng đi điền dã với Tuyết Nhung Buôn Krông là dịp may đầy thú vị đối với bất kỳ ai có niềm say mê về nghiên cứu văn hóa tộc người, muốn tìm hiểu sâu về vẻ đẹp tinh tế của xã hội mẫu hệ Tây Nguyên. Bởi, nữ tiến sĩ người Ê đê Bih này chính là người đã “ tắm mình trong hơi ấm mẫu hệ” ấy.

Ts Tuyết Nhung ( áo trắng) về buôn
Ts Tuyết Nhung ( áo trắng) về buôn

Tiếp tục đọc “Nữ tiến sĩ của buôn làng”

Sách giáo khoa ngày xưa

08:00 AM – 30/10/2015 TNTS – Vũ Đức Sao Biển

‘Ngày xưa’ ở đây có nghĩa là thời tôi còn dạy trung học, cách đây đã gần nửa thế kỷ. Tôi viết chỉ nhằm giới thiệu một cách làm sách giáo khoa ở bậc trung học của một môn: môn triết học lớp đệ nhất.

Mục đích của bài này chỉ là để các nhà làm giáo dục, các nhà giáo, các em học sinh và phụ huynh tham khảo một cách làm và sử dụng sách giáo khoa mà thôi.

Phân phối chương trình trung học ngày xưa mô phỏng chương trình giáo dục của người Pháp. Người ta nghĩ rằng học sinh ở Pháp học thế nào thì học sinh VN cùng lứa tuổi và cùng cấp học cũng nên học như vậy. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa ngày xưa”

Những tượng đài 
im lặng giữa non cao…

20/11/2015 07:55 GMT+7

TTTrên hành trình miệt mài hi sinh lặng thầm giữa núi rừng hẻo lánh để thắp lên ánh sáng, không ít thầy cô giáo đã trả giá bằng chính mạng sống 
của mình.

Sau giờ lên lớp (ảnh 1), thầy Văn lại lên nương làm rẫy nuôi học trò (ảnh 2) - Ảnh: L.Đ.Dục
Sau giờ lên lớp (ảnh 1), thầy Văn lại lên nương làm rẫy nuôi học trò (ảnh 2) – Ảnh: L.Đ.Dục

Vừa tròn một năm kể từ ngày thầy giáo Hà Công Văn ra đi vì một tai nạn bất ngờ. Càng bất ngờ hơn khi thầy Lê Phước Long, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, vừa ra dự đám giỗ thầy Văn (Quảng Bình) cho biết khi ghé thắp nhang, thầy nhìn thấy mộ phần của thầy Văn chỉ là nấm đất đơn sơ.

Và với gia cảnh thầy Văn, xây cho thầy một ngôi mộ tử tế chắc là chuyện không dễ! Bởi thế, với tư cách là chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Quảng Trị, thầy Lê Phước Long đã đứng ra vận động Hội Cựu giáo chức, các đồng nghiệp của thầy Văn của ít lòng nhiều để xây cho thầy Văn một nấm mộ. Tiếp tục đọc “Những tượng đài 
im lặng giữa non cao…”

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Chuyện “phong bì” cho thầy cô giáo là sự tha hóa của ngành giáo dục

MTG – 10:24 14-11-2014
Chuyen “Phong bi” cho thay co giao

“Số đông giáo viên đã quen, đã coi: Chuyện “Phong bì” cho thầy cô giáo là tất yếu bình thường. Riêng tôi, tôi coi nó là sự tha hóa biến chất của người làm thầy, là ung nhọt của ngành GD, của xã hội.” Đó là nhấn mạnh của người đương thời – thầy giáo Đỗ Việt Khoa (giáo viên Toán, Trường THPT Thường Tín – Hà Nội) về vấn nạn “phong bì” trong ngành giáo dục.

Với tư cách là một người thầy có nhiều năm gắn bó với bục giảng, ông nghĩ gì về “văn hóa phong bì” đang ngày càng trở nên thịnh hành trong ngành giáo dục như hiện nay? Tiếp tục đọc “Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Chuyện “phong bì” cho thầy cô giáo là sự tha hóa của ngành giáo dục”

Đường mòn mang tên cô giáo

TPNhờ sự kỳ công vận động từ thiện, tự mình làm cửu vạn băng rừng, “chai mặt” nài nỉ người dân giúp ngày công…, cô giáo Trần Thị Bích Thoa đã đem lại 4 trường học kiên cố, để học sinh không phải vạ vật trong các lớp học chuồng bò, khai mở con đường mòn giờ mang tên cô.
Điểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần
Điểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần

Bốn ngôi trường bóng sáng màu sơn, nền gạch, tường gỗ kiên cố lần lượt mọc lên giữa rừng già. Đó là thành quả đi “xin” của cô Thoa (25 tuổi, giáo viên Trường Mẫu giáo xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Tiếp tục đọc “Đường mòn mang tên cô giáo”

ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục 

25/09/2015 14:34 GMT+7

TTOPhó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 theo quyết định 1033 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục - Ảnh: Chí Quốc
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục – Ảnh: Chí Quốc

Hội nghị do Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – thương binh và xã hội phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-9.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong vùng trũng giáo dục này thì cấp học mầm non là “trũng” nhất, vì vậy “cái gì trũng nhất thì phải ưu tiên” giải quyết. Tiếp tục đọc “ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục “

Giáo dục và con số

13/09/2015 05:59 GMT+7

TTCTSự chuyển đổi cơ cấu dân số trong giai đoạn 10 năm (từ năm 2000-2011) là một cơ hội rất tốt để tiến hành cải cách giáo dục triệt để khi số lượng học sinh giảm, không chịu nhiều áp lực về trường lớp, về nguồn nhân lực. Liệu ngành giáo dục có tính đến yếu tố cơ cấu dân số khi làm kế hoạch dài hạn cho ngành hay không?

Đồ họa: Tiến Đạt
Đồ họa: Tiến Đạt

Có lẽ mọi người sẽ bất ngờ khi biết rằng tổng số học sinh nước ta đã giảm mạnh – giảm gần 3 triệu em trong vòng 10 năm. Cụ thể, theo số liệu chính thức của Bộ Giáo dục – đào tạo, năm học 1999-2000 cả nước có 17,8 triệu học sinh thì đến năm học 2010-2011 chỉ còn 14,8 triệu em.

Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, dân số nước ta vẫn tăng bình quân mỗi năm chừng 930.000 người trong giai đoạn này. Cụ thể, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số cả nước vào ngày 1-4-2009 là 85,8 triệu người, tăng so với ngày 1-4-1999 là 76,3 triệu người, tức tăng thêm 9,5 triệu người. Tiếp tục đọc “Giáo dục và con số”

Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ

11/08/2015 05:18

TN – Chủ trương tạo điều kiện cho người khuyết tật học hòa nhập với người không khuyết tật là mang tính nhân văn, nhưng việc nắm bắt và thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khiến không ít người học chịu áp lực và thiệt thòi.

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập

Chuyên gia Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TP.HCM tham gia đánh giá, chẩn đoán học sinh học hòa nhập – Ảnh: Như Lịch

“Nếu tôi không can đảm…”

Theo Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ GD-ĐT, tất cả các trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật trên địa bàn và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Theo đó, một trong những nhiệm vụ của các trường là “sắp xếp người khuyết tật vào các lớp học phù hợp và giáo dục học sinh lòng yêu thương, giúp đỡ người khuyết tật”… Tiếp tục đọc “Gập ghềnh học hòa nhập – 2 kỳ”

Mô hình trường học mới: Tự quản – Tự học – Tự đánh giá

07:08 ngày 08 tháng 09 năm 2014

Quý Hiên

TPMô hình trường học mới được Bộ GD&ĐT kỳ vọng là giải pháp sư phạm tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hoà dạy chữ – dạy người, nhưng, việc tiến tới triển khai đại trà hiện gặp nhiều khó khăn.

Một tiết học ở Trường Tiểu học Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quý Hiên
Một tiết học ở Trường Tiểu học Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quý Hiên

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT, cho biết: Mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai từ năm học 2012-2013 ở 1.447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu là các trường ở vùng khó khăn. Sau hai năm thực hiện, kết quả đạt được rất khả quan. Tiếp tục đọc “Mô hình trường học mới: Tự quản – Tự học – Tự đánh giá”

Hết lửa ở giảng đường

22/05/2015 10:05 GMT+7

TTCTChúng ta đã quá quen với chuyện sinh viên phàn nàn về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Cả xã hội dường như cũng hùa vào đấy như một sự thật hiển nhiên.

Minh họa: SALEM
Minh họa: SALEM

Nhưng có mấy người tự hỏi: Liệu sinh viên lúc nào cũng đúng? Dạy và học là một sự tương tác. Câu chuyện dưới đây của tôi sẽ đem đến một góc nhìn từ phía thiểu số là người dạy. Tiếp tục đọc “Hết lửa ở giảng đường”

Những đứa trẻ bị tước quyền học tập – 2 kỳ

PHÓNG SỰ

() – Số 104 ĐĂNG KHOA – QUANG ĐẠI – 7:1 AM, 11/05/2015

Minh họa của ĐAN

Vì chạy theo thành tích phân luồng (định hướng học sinh vào các trường nghề), nên sau khi tốt nghiệp THCS, ở Nghệ An có những học sinh học lực trung bình trở xuống, sức vóc còm cõi, chưa có ý thức, định hướng nghề nghiệp cho tương lai đã bị đẩy vào trường nghề hoặc… vào đời.

Ở đó, các em học chữ chẳng ra chữ, nghề chẳng ra nghề nên đâm chán rồi bỏ chỉ thời gian ngắn sau đó. Nhiều phụ huynh bức xúc tố cáo với phóng viên Báo Lao Động: Con em họ bị tước quyền học tập. Hệ lụy nữa là hàng chục trường tư thục ở

Nghệ An đang lâm cảnh thiếu học sinh, hàng trăm giáo viên “ăn không ngồi rồi”… Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ bị tước quyền học tập – 2 kỳ”

Thả lỏng tiếng Anh mầm non

19/07/2015 21:50

NLDDạy và học tiếng Anh trong các trường mầm non tại TP HCM hiện mạnh ai nấy làm do các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo không rõ ràng, lúc cấm lúc không

Bà Chung Bích Phượng, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phụ trách mầm non (MN) quận Tân Phú, cho rằng hơn 10 năm qua, toàn quận chỉ có 2 trường MN tổ chức được việc dạy tiếng Anh nhưng cũng chỉ dừng lại ở hoạt động vui chơi ngoại khóa. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT lúc cấm, lúc cho phép khiến các trường không dám triển khai vì sợ rủi ro.

Học tiếng Anh tại một trường mầm non ở TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Học tiếng Anh tại một trường mầm non ở TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Tiếp tục đọc “Thả lỏng tiếng Anh mầm non”

Những khoảng trống trách nhiệm…

() – Số 99 LỤC TÙNG – 11:21 AM, 05/05/2015

Học sinh Chăm phải “kết thúc chương trình” sau khi học hết mức 2 chỉ vì không có đủ giáo viên. Ảnh: L.T

Có thể nói một cách vắn gọn như vậy về việc dạy tiếng Chăm ở Nam Bộ hiện nay.

Sau 20 năm thực hiện, thời gian đủ để đứa bé lọt lòng trở thành thanh niên “bẻ gãy sừng trâu”, nhưng việc dạy tiếng Chăm Nam Bộ (TCNB) vẫn cứ như đứa bé chập chững trong chiếc nôi tạm bợ và chưa biết đến bao giờ mới có thể xoải những bước đi vững chắc khi những nhân sĩ TCNB cuối cùng đã ở tuổi xế chiều, hoặc ra đi vĩnh viễn …