Bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất: Nhìn từ Dự án thuỷ điện Bản Vẽ

Nghệ An TV – 8/3/2023

Thu hồi đất, bồi thường, tái định cư là một trong nội dung nhận được nhiều sự quan tâm khi Chính phủ đang xin ý kiến góp ý vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi lần này. Trên thực tế, các nội dung này đều đã được quy định trong Luật đất đai 2013, hướng dẫn thi hành tại Nghị định 47 và một số nghị định bổ sung. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập. Những vấn đề nảy sinh tại Khu tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất xây dựng Thuỷ điện Bản Vẽ tại huyện Tương Dương là một minh chứng.

Ký túc xá vùng biên – Ngôi nhà thứ hai của 64 học sinh dân tộc Đan Lai

VNN – 26/12/2022   09:38 (GMT+07:00)

Đã 3 năm nay, tổ công tác đặc biệt gồm 3 cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn nhận nhiệm vụ chăm sóc, rèn rũa kỹ năng sống cho 64 học sinh người dân tộc Đan Lai tại ký túc xá do trường THCS Môn Sơn phối hợp với Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức.

Các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn luôn duy trì một số chế độ, giờ giấc trong ngày, tuần cho các học sinh người Đan Lai. Phối hợp chặt chẽ với Nhà trường hướng dẫn cho các học sinh học tập, ôn luyện bài cũ tại khu nội trú. 

Tiếp tục đọc “Ký túc xá vùng biên – Ngôi nhà thứ hai của 64 học sinh dân tộc Đan Lai”

Thổn thức bản nghèo (3 kỳ)

Thổn thức bản nghèo-Kỳ 1: Bóng tối dưới chân đèn

02/08/2022 | 10:32

TP Trong chiều dài một km nhưng sông Nậm Mộ đã phải gánh 3 nhà máy thủy điện. Hệ lụy nhãn tiền, người dân oằn mình chịu đựng. Lợi đâu chưa thấy nhưng khó khổ đã thấy nhiều.

Những hộ dân ở bến thượng lưu lòng hồ thủy điện Bản Vẽ

Ngược dòng Nậm Mộ

Giữa tháng 7, chúng tôi trở lại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Con đường xưa cũ nay được mở rộng, thảm nhựa giúp chúng tôi đến với Tà Cạ nhanh hơn. Những bản làng nằm vắt vẻo bên sườn núi, bờ sông là nơi sinh tồn bao đời nay của cộng đồng dân tộc Thái, Khơ Mú…. Giao thông đã thuận lợi hơn những năm về trước nhưng Tà Cạ vẫn thế, như một đóa hoa rừng chưa đến thì bung nở. “Thủy điện lần lượt chắn dòng, sông Nậm Mộ bị chia cắt thành nhiều đoạn, chỉ 1km đã có 3 nhà máy, nếu tính mật độ và số lượng nhà máy thủy điện thì không địa phương nào nhiều hơn Tà Cạ. Thế nhưng, 3 bản của xã vẫn chưa có điện lưới. Ánh sáng từ điện còn chưa có, nói gì đến phát triển kinh tế”, ông Vi Văn Mằn – Chủ tịch xã Tà Cạ trầm buồn lí giải.

Tiếp tục đọc “Thổn thức bản nghèo (3 kỳ)”

Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch

moet – 06/05/2021

CLB ngoại ngữ cộng đồng vừa được tổ chức miễn phí tại Nghệ An. Người học là bà con dân tộc thiểu số vùng du lịch.

Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch
Ngoài dạy tiếng Anh cho người dân, CLB còn hỗ trợ giao tiếp tiếng Anh cho học sinh và giáo viên tại Nam Đàn, Nghệ An


Lớp học không đặt mục tiêu cao, mà chỉ mong muốn “phổ cập” tiếng Anh giao tiếp đơn giản, cơ bản cho người dân để phát triển ngành nghề của mình phù hợp với bối cảnh mới.

Tiếp tục đọc “Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch”

Nghệ An struggles to support an influx of returnees from southern provinces

VNN – Update: October, 04/2021 – 08:49|

Xồng Y Pà has a simple lunch with rice and noodles with her two children. — Photo tienphong.vn

NGHỆ AN —  In a dilapidated stilt house, Xồng Y Pà, 23, started a fire to cook some food. These noodles and rice will be lunch for her and her two young children. 

When the food was ready, two children with dirty faces rushed to eat. The one-year-old boy started to cry because his soup was too hot for him. Pà helped to cool his down. His three-year-old sister did not have such qualms and quickly began eating. 

Tiếp tục đọc “Nghệ An struggles to support an influx of returnees from southern provinces”

“Trả nợ” cho rừng!

Việt Thắng – Y Nguyên – 16:30, 08/09/2021

BDT – “Biệt đội” giải cứu thú rừng ở Pù Mát (Nghệ An) có một người rất đặc biệt, cậu ấy từng là “lâm tặc”, từng là “người rừng”. Đó là Nguyễn Văn Huy. Với Huy, gia nhập “biệt đội” này là để trả nợ cho rừng.

Niềm vui của Huy (người bên trái) và đồng đội khi giải cứu thành công một chú tê tê. (Ảnh Lê Tất Thành)
Niềm vui của Huy (người bên trái) và đồng đội khi giải cứu thành công một chú tê tê. (Ảnh Lê Tất Thành)

Một thời “lâm tặc”

Như có duyên nợ với Nghệ An, chuyến luồn rừng tìm trầm đầu tiên của Nguyễn Văn Huy là đến huyện Con Cuông. Huy nói, năm đó em vừa tròn 20 tuổi. Quê em ở xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), cũng là vùng rừng núi… Từ Con Cuông, nhóm của Huy tỏa đi khắp nơi để tìm kiếm vận may từ cây dó trầm. Không la bàn, không thiết bị, chỉ bằng kinh nghiệm của các “đại ca”, nhóm tìm trầm cứ thế cắt rừng mà đi. Sau 1 tháng, nhóm “người rừng” đã sang đến đất Lào. Huy cho biết, kỳ nam và trầm có trong thân cây dó. Cây càng lâu năm, thì trầm càng nhiều và chất lượng càng tốt. Trầm có giá rất cao, nên hấp dẫn nhiều người đi tìm.

Tiếp tục đọc ““Trả nợ” cho rừng!”

“Đội đặc nhiệm núi rừng” duy nhất trên cả nước ở Nghệ An

Ngày 15 Tháng 6, 2020 | 07:00 AM

GiadinhNetĐây là cái tên nhiều người đặt cho lực lượng luôn thường trực trong rừng sâu ở Vườn Quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An).

Vườn quốc gia Pù Mát là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Đây là một vùng rừng đa dạng sinh học, với diện tích vùng lõi rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vườn có hơn 1.100 loài thực vật, nhiều loài thú đặc hữu như Sao La được mệnh danh “Kỳ lân Châu Á”, các loại vượn, hổ và voi, 259 loài chim quý hiếm như trĩ sao, niệng cổ hung… Để bảo vệ cái lõi đa dạng sinh học này, Vườn rừng quốc gia Pù Mát xuất hiện “Đội đặc nhiệm núi rừng” rất đặc biệt.

Đội đặc nhiệm núi rừng duy nhất trên cả nước ở Nghệ An - Ảnh 1.
Các thành viên của “Đội đặc nhiệm”

Tiếp tục đọc ““Đội đặc nhiệm núi rừng” duy nhất trên cả nước ở Nghệ An”

Ác mộng buôn bán bào thai ở Chăm Puông – 4 bài

***

Ác mộng buôn bán bào thai ở Chăm Puông (Bài 1): “Vượt cạn” trong túp lều!

Lam Anh – Chiên Hoàng Thứ hai, ngày 15/03/2021 10:58 AM

Cái đói, cái nghèo song hành với sự thiếu hiểu biết của bà con miền sơn cước Chăm Puông (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) dẫn đến câu chuyện đau lòng: những người mẹ dắt díu nhau vào đường dây buôn bán bào thai.

LTS: Còn nhớ, năm 2018, một sê-ri các câu chuyện kinh hoàng tràn qua miền Tây xứ Nghệ – như trận động đất sóng thần có sức mạnh hủy diệt và làm nhức buốt lương tâm con người. Đó là phong trào bán bào thai sang bên kia biên giới.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An bấy giờ là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu đã phải dâng kiến nghị lên các bộ, ngành, Quốc hội, rằng vi phạm tày trời này đang không “xử” được. Vì luật Việt Nam chưa có chế tài trong việc bán bào thai, trong khi các hành vi buôn người, buôn bán nội tạng đều đã có quy định khá chặt chẽ. Cơ quan Công an phải lập hồ sơ từng người đàn bà mang bầu, theo dõi thai kì và báo cáo chi tiết về việc sinh nở của họ.

Tiếp tục đọc “Ác mộng buôn bán bào thai ở Chăm Puông – 4 bài”

Phía sau những ngôi chùa ấy… – 3 bài

***

Phía sau những ngôi chùa ấy…- Bài 1: Chùa to, cảnh lớn – Vì ai?

SGGP Thứ Ba, 29/6/2021 10:36

LTS: Đi lễ chùa với tâm nguyện tốt lành, hướng thiện là nét đẹp văn hóa truyền thống. Nhưng trên thực tế, do hiểu biết về nghi lễ Phật giáo còn hạn chế nên một bộ phận không nhỏ người đi lễ chùa là để cầu tài lộc, cúng bái giải hạn…, ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín thật mong manh. Nắm bắt yếu tố này, những năm qua rất nhiều ngôi chùa được ào ạt xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp trên khắp cả nước; trong đó có nhiều ngôi chùa xây không phép, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kinh doanh.

Hiện tượng nhiều ngôi chùa to được ồ ạt xây dựng, nhiều chùa cổ  “cấy” thêm công trình mới bề thế để “hút” du khách không phải là mới, song mỗi vi phạm bị phát hiện đều gây sốc trong dư luận xã hội. Trước thực trạng này, Đại trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có nhận xét: “Chùa to, cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu”.

Phía sau những ngôi chùa ấy…- Bài 1: Chùa to, cảnh lớn - Vì ai? ảnh 1
Khu Resort 5 sao Legacy Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: HOÀI NAM

Tiếp tục đọc “Phía sau những ngôi chùa ấy… – 3 bài”

Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc

FUSHIHARA HIROTA 22/3/2021 13:05 GMT+7

TTCTKết luận của Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm và sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho thấy chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có vấn đề từ gốc.

 Lao động nước ngoài tại Nhật thường làm những công việc nặng nhọc. Ảnh: NIKKEI

“Không xây dựng được chiến lược, kế hoạch”, “Chậm”, “Chưa thực sự quan tâm đúng mức” “Không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới”, “không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản”… là một vài điểm trong số rất nhiều điều sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH cũng như của Cục Quản lý lao động ngoài nước mà Thanh tra Chính phủ trong bản kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên đưa ra ngày 4-3 vừa qua đã nêu rõ.

Vì bản kết luận thanh tra có nêu nhiều điểm về xuất khẩu lao động Việt Nam tới Nhật Bản, tôi muốn nhìn lại những vấn đề tồn tại về chế độ và thực tế liên quan đến người lao động Việt Nam ở Nhật Bản. Tiếp tục đọc “Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc”

Schools become home for ethnic children

VNN – Update: September, 23/2019 – 08:29

Students enjoy a meal at Huồi Tụ 2 Primary School in central Nghệ An Province’s Kỳ Sơn District. VNA/VNS Photo Bích Huệ

NGHỆ AN — School has gotten that little bit better for disadvantaged children in the central province of Nghệ An. In a bid to help them concentrate on their studies, the ethnic minority students are given meals and places to sleep.
It has helped improve social skills and make them feel more attached to the school, teachers and friends.

Huồi Tụ 2 Primary School in Kỳ Sơn District, is more than 300 kilometres away from Vinh City and one of the most disadvantaged areas of the province. Tiếp tục đọc “Schools become home for ethnic children”

1km sông 3 nhà máy thủy điện, dân thấp thỏm khi mùa mưa lũ về

26/08/2019    06:00 GMT+7

vietnamnet – 3 huyện miền núi Nghệ An (Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông) có đến 20 nhà máy thủy điện.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Thanh Hoàng cho biết, với 11 xã biên giới giáp Lào, có 2 con sông chảy qua, huyện có 5 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động và 4 nhà máy đang xây dựng, khảo sát và xin đưa vào quy hoạch.

1km sông 3 nhà máy thủy điện, dân thấp thỏm khi mùa mưa lũ về
Một khúc sông dài trên 1km ở xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) có 3 nhà máy thủy điện

Tiếp tục đọc “1km sông 3 nhà máy thủy điện, dân thấp thỏm khi mùa mưa lũ về”

Nghệ An quyết tâm bảo vệ voi rừng – Niềm tự hào của tỉnh

vietnam.panda.org – Posted on 22 July 2019

© Vim van Passel / WWF

Nghệ An – ngày 22 tháng 7 năm 2019 – Một kế hoạch bảo tồn khẩn cấp đàn voi rừng Nghệ An đã được xây dựng trong đó huy động sự vào cuộc của chính quyền các cấp từ xã, huyện, tỉnh và đặc biệt của các chủ rừng gồm các công ty lâm nghiệp, ban quản lý các rừng phòng hộ, người dân địa phương và Vườn Quốc gia Pù Mát. Kế hoạch, được xây dựng bởi Vườn Quốc gia Pù Mát và WWF-Việt Nam với sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, đã hoàn tất và được trình bày tại hội thảo tham vấn các nhà khoa học, các nhà quản lý của tỉnh diễn ra ngày hôm nay tại thành phố Vinh. Những hoạt động chiến lược trong kế hoạch, sau khi được tỉnh phê duyệt, sẽ được đưa vào Dự án Quốc gia về Bảo tồn voi, giai đoạn II do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì. Tiếp tục đọc “Nghệ An quyết tâm bảo vệ voi rừng – Niềm tự hào của tỉnh”

Miền Trung đang chết cháy

PN  by Nhóm PV Miền Trung, Sơn Vinh

Sông nhiễm mặn, nước sinh hoạt thiếu, trẻ em và người già nhập viện ồ ạt, ruộng đồng khô cháy, cây trồng héo hon… Miền Trung đang trải qua những ngày nắng nóng khốc liệt. Dải đất gian khó này như bỏng rộp lên.

CHẮT CHIU TỪNG GIỌT NƯỚC SINH HOẠT

Nắng như thiêu, ở biển càng rát hơn bởi gió mang hơi nước mặn. Gió mang lưỡi lửa càn quét những gì nó gặp đã đành, mà còn hút kiệt chút ẩm ướt còn sót lại dưới đất sâu. “Chúng tôi ở đây thiếu nước quanh năm, nhưng năm nay đã thiếu lại càng thiếu” – ông Trương Tấn, ở thôn Phú Tân 1, xã An Cư, H.Tuy An, tỉnh Phú Yên, nói.  Tiếp tục đọc “Miền Trung đang chết cháy”

Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán

VNE – Nguồn thu tiền mặt tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang là nơi xuất phát của nhiều tranh luận, mâu thuẫn và cả sai phạm.

***

Lời mở đầu

Đền Cao, xã An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương, đầu năm 2006.

An Sinh Vương Trần Liễu tọa trên ngai trong ngôi đền cao nhất đỉnh núi An Phụ. Xa xa phía Đông Bắc là dãy Yên Tử, phía Tây Bắc là Kính Chủ – Nam Thiên đệ lục động. Còn phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Ở thung lũng nhỏ bé dưới chân ngài, người dân xã An Sinh đang tất bật vụ mùa. Tiếp tục đọc “Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán”